Hà Nội: 33°C Hà Nội
Đà Nẵng: 35°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 34°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 37°C Thừa Thiên Huế

Hướng về cơ sở giúp làng nghề phát triển trong đại dịch Covid -19

LNV - Trong làng nghề, các đơn vị sản xuất kinh doanh ở cơ sở như hộ kinh doanh, các loại doanh nghiệp, v.v...(gọi tắt là cơ sở) đều có vị trí rất quan trọng, vì đó là tế bào của làng, nơi sản xuất ra sản phẩm đóng góp vào phát triển đất nước và nâng cao đời sống của cư dân làng nghề; tế bào mạnh thì cả làng mạnh, vì vậy, nhất thiết phải hướng về cơ sở, phục vụ cơ sở, bảo đảm cho cơ sở phát triển bền vững.
Gần hai năm qua, do tác dộng của đại dịch Covid-19, các cơ sở làng nghề gặp khó khăn gay gắt kéo dài. Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách trợ giúp các cơ sở thực hiện nhiệm vụ kép vừa chống dịch vừa duy trì sản xuất kinh doanh. Mới đây, ngày 6/8/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 86/NQ-CP về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 để thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội khóa XV. Nghị quyết này đề ra những giải pháp rất cụ thể, toàn diện và cơ bản, sẽ trợ giúp rất nhiều cho cơ sở.

Trong những ngày này, phát huy tinh thần cách mạng tiến công của Cách mạng Tháng 8, hơn lúc nào hết, các cơ quan nhà nước cũng như Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phải hướng về cơ sở, tích cực đổi mới sáng tạo tháo gỡ khó khăn cho cơ sở, thực hiện Nghị quyết 86/2021 và các chỉ đạo mới nhất của Chính phủ, coi đây là trách nhiệm chính trị lớn nhất không thể thoái thác.


Sản xuất chao đèn ở Phú Vinh (Chương Mỹ)

Đáp ứng các yêu cầu cấp bách của cơ sở

Theo một cuộc khảo sát với trên 100 doanh nghiệp vào giữa tháng 6/2021, có đến 84% số hộ gặp khó khăn; trong đó, 40% thiếu vốn kinh doanh; 80 % do thị trường bị thu hẹp chiếm 80%; 52% phải cắt giảm lao động, ...Đến nay, khó khăn của cơ sở còn tăng gấp bội; nhiều nơi tạm ngưng sản xuất, nhiều cơ sở cầm chừng; đời sống của người lao động đang rất gay go. Các chính sách về giãn, giảm, miễn các loại thuế, phí, lãi suất ngân hàng cũng như các gói cứu trợ của Nhà nước chưa đến được đều khắp các cơ sở. Thời gian trước đây, cũng đã có một số cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội thực hiện các hoạt động như: tổ chức các cuộc thi, bình chọn sản phẩm; tôn vinh nghệ nhân; dào tạo nghề; tổ chức hội chợ, triển lãm; xúc tiến thương mại; v.v... đến nay, do dịch bệnh, nhiều hoạt động cũng đã dừng lại. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng: đó vẫn chỉ là những hoạt động bề nổi, chưa đáp ứng đúng và trúng những yêu cầu của cơ sở khi họ dang phải thực hiện nhiệm vụ kép vừa chống dịch, vừa sản xuất kinh doanh.

Thực tiễn cho thấy nguồn gốc của những bất cập trong ứng xử với làng nghề, kể cả những cơ quan nhà nước cũng như tổ chức xã hội – nghề nghiệp liên quan là do chưa nhận thức đầy đủ những giá trị văn hóa của các cơ sở làng nghề, nhất là làng nghề truyền thống. Đó là những giá trị văn hóa của nghề thủ công (đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể) đã lưu truyền từ hàng trăm, thậm chí hàng nghìn năm của nước ta; mỗi cơ sở là một kho báu, một bảo tàng, là niềm vinh dự, tự hào của đất nước ta. Do nhận thức còn hạn chế, dẫn đến chưa thấy trách nhiệm, thiếu những biện pháp hữu hiệu trong việc gìn giữ, tu bổ, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa ấy. Nhà nước thiếu những cơ chế, chính sách cần thiết xứng tầm và tổ chức thực hiện có hiệu quả. Trong khi đó, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam và các tổ chức xã hội – nghề nghiệp liên quan tuy đã cố gắng song vẫn còn nhiều bất cập.

Theo ý kiến của một số chuyên gia, nhà nghiên cứu về làng nghề, thời gian qua, các cơ sở, làng nghề đạt được một số kết quả đáng trân trọng trong sự nghiệp phát triển làng nghề là do công sức của họ, sự trợ giúp của các cơ quan nhà nước cũng như các tổ chức xã hội còn nhiều yếu kém. Nói cách khác, chúng ta “khai thác” các làng nghề thì nhiều, còn đầu tư, bồi dưỡng trở lại thì chưa được bao nhiêu; chúng ta còn “nợ” làng nghề quá nhiều. Đây là một nhận xét rất đáng suy nghĩ.


Gốm Bát Tràng (Gia Lâm)


Hiện nay, dịch bệnh đang hoành hành dữ dội, song với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ và sự đồng lòng chấp hành của nhân dân, dịch bệnh chắc chắn sẽ bị đẩy lùi. Các cơ sở làng nghề đang phải cầm cự để tồn tại, duy trì sản xuất kinh doanh với những mức độ nhất định tùy theo mỗi địa phương, song đồng thời vẫn phải chuẩn bị để khi kinh tế – xã hội nước ta bước vào trạng thái “bình thường mới”, khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh với hiệu quả cao hơn trước. Qua thực tiễn, có thể tóm tắt các yêu cầu cấp bách của cơ sở như sau.

Một là, đang rất cần những biện pháp trợ giúp thiết thực và kịp thời để các cơ sở trụ được và vượt qua khó khăn, duy trì sản xuất kinh doanh tùy theo diễn biến của dịch bệnh ở từng địa phương, thực hiện Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ, với nhiều biện pháp trợ giúp, như các ưu đãi về thuế, chi phí, về tín dụng, gần đây nhất là gói cứu trợ 26.000 tỷ đồng (theo Nghị quyết số 68 ngày 1/7/2021 của Chính phủ) và quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 7-7-2021 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19; v.v...Cơ sở đang rất mong các ưu đãi ấy sớm đến cơ sở và người lao động, để kịp thời cứu họ trong lúc đang rất gian nan.

Hai là, tiến hành các biện pháp cơ cấu lại (cũng gọi là tái cấu trúc) hộ kinh doanh về mọi mặt theo nhu cầu của thị trường. Đây vốn là một loại hoạt động bình thường, song hiện nay, do tác động của dịch Covid-19, lại càng phải triển khai mạnh mẽ, toàn diện hơn. Đó là: phân tích thị trường; cơ cấu lại sản xuất kinh doanh theo tín hiệu của thị trường; v.v. nhằm đạt mục tiêu nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa, kể cả hiện nay cũng như trong dài hạn, khi dịch bệnh bị đẩy lùi. Đây cũng là dịp để thực hiện các biện pháp nâng cao trình độ của nghệ nhân, năng lực quản trị của chủ cơ sở. Cơ sở cũng đang mong sự hướng dẫn để thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ số trong hoạt động (theo Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 7/3/2019 của Chính phủ) nhằm tăng hiệu quả, giảm chi phí.

Nhân vật trung tâm, chủ thể của Làng nghề

Trong công cuộc phát triển đất nước, Đảng ta khẳng định: “Phát huy tối đa nhân tố con người, coi con người là trung tâm, chủ thể, nguồn lực quan trọng nhất và mục tiêu của sự phát triển; ... mọi chính sách của Đảng, Nhà nước đều phải hướng vào nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và hạnh phúc của nhân dân” (theo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 – 2030 tại Đại hội XIII của Đảng).

Đối với làng nghề chúng ta, mọi người lao động trong cơ sở sản xuất kinh doanh đều vừa là nhân vật trung tâm, vừa là chủ thể của sự phát triển. Hai vị trí này gắn bó với nhau trong mỗi con người, vừa được coi trọng vì là “nhân vật trung tâm”, lại vừa được phục vụ để phát huy vai trò “chủ thể”. Vì sự phát triển bền vững của làng nghề, cần đặc biệt coi trọng và phát huy đến mức cao nhất vị trí và vai trò của con người trong làng nghề, thực hiện phương châm do Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra là “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.

Với tư cách là nhân vật “trung tâm”, mọi người lao động trong cơ sở đều được bảo đảm các quyền trong thực hiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, được thường xuyên chăm lo về đời sống tinh thần và vật chất. Trong thời dịch bệnh hiện nay, cần thưc hiện đầy đủ những trợ giúp của Chính phủ để giữ sản xuất kinh doanh, quan trọng nhất là giữ đội ngũ nghệ nhân, thợ giỏi là vốn quý của làng nghề. Đây cũng là dịp để phát huy truyền thống cộng đồng làng nghề gắn với Chương trình xây dựng nông thôn mới, xây dựng mỗi làng nghề, nhất là làng nghề truyền thống thành những làng nghề văn hóa.

Với tư cách là “chủ thể”, mọi người trong làng nghề đều phải được chủ động trong xây dựng cơ sở, xây dựng làng nghề. Đó là (i) khơi dậy ý chí, khát vọng phát triển làng nghề bền vững, phát huy những giá trị văn hóa của làng nghề, đặc biệt là di sản văn hóa phi vật thể nghề thủ công; (ii) mỗi người được tạo điều kiện nâng cao trình độ, kiến thức theo kịp đòi hỏi của tình hình mới; (iii) mỗi người, nhất là các nghệ nhân tích cực đổi mới, sáng tạo, tìm ra những biện pháp để vượt qua khó khăn, duy trì sản xuất kinh doanh; v.v...(iv) tích cực ứng dụng công nghệ mới 4.0 trong quản trị cơ sở; (v) chủ động xây dựng làng nghề văn hóa, góp phần xây dựng nông thôn mới.
Cuối cùng, để thực sự phát huy vị trí, vai trò của cơ sở cũng như mỗi người lao động trong sự nghiệp phát triển bền vững các làng nghề, xin kiến nghị các cơ quan nhà nước và Hiệp hội Làng nghề Việt Nam một số giải pháp chủ yếu như sau.

Đối với Chính phủ và các bộ, ngành, xin kiến nghị:

Chính phủ chỉ đạo tổng kết việc thực hiện Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về ngành nghề nông thôn, trên cơ sở ấy, ban hành một nghị định riêng về làng nghề với những cơ chế, chính sách cụ thể, sát hợp với làng nghề và hộ kinh doanh làng nghề; chú ý trợ giúp cơ sở chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ mới.

Riêng đối với Bộ NN và PTNT, xin lưu ý: tại Điều 15 Nghị định 52/2018 đã quy định “Bộ NN và PTNT là cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương về làng nghề”, vì vậy, đề nghị Bộ có một tổ chức đủ mạnh để theo dõi, chỉ đạo toàn diện và cung cấp những số liệu thống kê cập nhật về tình hình các làng nghề. Riêng Khoản 3, Điều 23 của Nghị định 52/2018 “ Sở NN và PTNT các tỉnh, thành phố là cơ quan quản lý nhà nước các làng nghề ở địa phương” đến nay vẫn chưa được thực hiện, xin được thi hành sớm để bảo đảm sự quản lý thống nhất đối với làng nghề trong cả nước.

Các bộ, ngành liên quan như Bộ Tài chính, Ngân hàng nhà nước, Bộ Công thương, Bộ Lao động, thương binh và xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Tài nguyên và Môi trường, v.v... rà soát lại các văn bản pháp quy về làng nghề thuộc thẩm quyền, bổ sung hoặc ban hành mới các cơ chế, chính sách theo hướng khuyến khích các hoạt động như: bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của làng nghề, đào tạo nghề, tôn vinh nghệ nhân, quản trị hộ kinh doanh, giảm nhẹ các loại thuế, phí và lãi suất ngân hàng, khắc phục ô nhiễm môi trường làng nghề, v.v... Đây là những cơ chế, chính sách cần được quan tâm không chỉ trong thời có dịch bệnh, mà cả khi nước ta bước vào giai đoạn bình thường mới, các cơ sở làng nghề nước ta cũng phải phát triển mạnh hơn, thực hiện thắng lợi các mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.

Đối với Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, xin kiến nghị:

Thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của tổ chức xã hội-nghề nghiệp đã được quy định trong văn bản pháp quy của Nhà nước và Điều lệ Hiệp hội, thường xuyên hướng các hoạt động về cơ sở, phục vụ cơ sở đạt hiệu quả thiết thực, đáp ứng đúng và trúng những yêu cầu cụ thể của cơ sở trong từng thời gian.

Cấp bách nhất là hướng dẫn các hộ kinh doanh, làng nghề tiếp cận và thụ hưởng các cơ chế, chính sách của Nhà nước về trợ giúp các hộ kinh doanh và người lao động khi sản xuất đình đốn, đời sống khó khăn (như trên đã đề cập); đồng thời chú trọng các giải pháp cơ bản trong bảo tồn và phát triển văn hóa làng nghề, quán triệt sâu sắc Nghị quyết 86/2021 của Chính phủ.

Tăng cường quan hệ thường xuyên với các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội liên quan để thúc đẩy việc hoàn thiện và thực thi các văn bản pháp quy về làng nghề, hộ kinh doanh, bảo đảm sự quản lý nhà nước đối với làng nghề được xuyên suốt và có hiệu quá cao (với các nội dung mà phần trên đã đề cập), đồng thời tranh thủ tiếp nhận các dự án, tăng thêm nguồn lực cho phát triển làng nghề.

Việc thực hiện những công việc trên đây, trong tình hình dịch Covid đang diễn biến phức tạp đương nhiên không dơn giản, song nếu các cơ quan, tổ chức xã hội tâm huyết với làng nghề và có cách làm sáng tạo, chắc cũng sẽ làm được một số việc hữu ích phục vụ cơ sở, vừa giải quyết các khó khăn trước mắt, vừa chuẩn bị cho bước phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.

Bài, ảnh: CGCC Vũ Quốc Tuấn
Chủ tịch Hội đồng Tư vấn – Hiệp hội Làng nghề Việt Nam

Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ


Tin liên quan

Tin mới hơn

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc

LNV - Tây Bắc không chỉ cuốn hút du khách bởi cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ mà còn bởi những nét văn hóa đặc sắc, trong đó nổi bật là nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Mông. Từ Lùng Tám (Hà Giang), Cát Cát (Sapa) đến Sin Suối Hồ (Lai Châu), mỗi bản làng đều lưu giữ và phát triển nghề dệt lanh, nhuộm chàm, thêu sáp ong – tạo nên những sản phẩm mang đậm bản sắc văn hóa, được yêu thích bởi cả du khách trong và ngoài nước.
Theo dấu tằm tơ

Theo dấu tằm tơ

LNV - Lụa Việt gắn liền với thời kỳ Nam tiến mở mang bờ cõi của chúa Nguyễn. Thế kỷ 17, đô thị Hội An bên sông Thu Bồn, xưa là đất quận Nhật Nam, nổi tiếng bởi “đàn ông trồng dâu, đàn bà dệt lụa”.
Lan tỏa hương vị bánh gai xứ Dừa

Lan tỏa hương vị bánh gai xứ Dừa

LNV - Khởi nguồn là món ăn dân dã, theo dòng thời gian, bánh gai xứ Dừa, thuộc xã Tường Sơn, huyện Anh Sơn (Nghệ An) trở thành món ăn đặc sản, được đưa đến mọi miền đất nước. Nhờ đó, nghề làm bánh gai đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều hộ gia đình ở xứ Dừa.
Làng Nghề Truyền Thống Hồi Sinh Nhờ Thương Mại Điện Tử

Làng Nghề Truyền Thống Hồi Sinh Nhờ Thương Mại Điện Tử

LNV - Trong bối cảnh chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu, nhiều làng nghề truyền thống của Việt Nam đang tìm thấy cơ hội hồi sinh nhờ ứng dụng thương mại điện tử. Điển hình trong số đó là làng gốm Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội) và các làng nghề tại huyện Phú Xuyên.
Bình Định: Bảo tồn và phát triển Làng nghề dệt thổ cẩm xã Vĩnh Hiệp

Bình Định: Bảo tồn và phát triển Làng nghề dệt thổ cẩm xã Vĩnh Hiệp

LNV - Nghề dệt thổ cẩm làng Hà Ri, Thạnh Quang và Tà Lét ở xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định là nét văn hóa lâu đời của đồng bào Ba Na, trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống vật chất và tinh thần người dân nơi đây.
Thái Bình: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống

Thái Bình: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống

LNV - Thái Bình từ lâu đã được biết đến là vùng đất của những làng nghề truyền thống, nơi lưu giữ tinh hoa văn hóa qua nhiều thế hệ. Trong định hướng phát triển kinh tế nông thôn bền vững, tỉnh chú trọng khôi phục và phát triển các làng nghề. Đây không chỉ là giải pháp tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân mà còn là cách giữ gìn bản sắc quê hương.

Tin khác

Làng gốm Bàu Trúc – Bảo tồn và phát triển di sản gốm Chăm trong thời hiện đại

Làng gốm Bàu Trúc – Bảo tồn và phát triển di sản gốm Chăm trong thời hiện đại

LNV - Tại Ninh Thuận, cộng đồng làng gốm cổ Chăm Bàu Trúc (thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước) đang “thổi một luồng gió mới” vào nghệ thuật làm gốm đã được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Người dân nơi đây không chỉ nỗ lực bảo tồn những tinh hoa nghề truyền thống mà còn sáng tạo các dòng sản phẩm gốm mới và đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng.
Bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nam trong xu thế mới

Bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nam trong xu thế mới

LNV - Các làng nghề ở Hà Nam đóng vai trò quan trọng trong tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, thị trường tiêu thụ hạn chế, sức cạnh tranh chưa cao. Trước xu thế hội nhập và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các làng nghề cần linh hoạt đổi mới để phát triển bền vững.
Về thăm làng nghề bánh phồng Sơn Đốc hơn trăm năm tuổi

Về thăm làng nghề bánh phồng Sơn Đốc hơn trăm năm tuổi

LNV - Làng nghề bánh phồng Sơn Đốc (ấp Sơn Đốc, xã Hưng Nhượng, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre) có tuổi đời trên trăm năm tuổi, là đặc sản trứ danh của tỉnh Bến Tre. Người dân của làng nghề ngày càng đa dạng hóa sản phẩm để gìn giữ và phát triển nghề truyền thống này.
Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen

Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen

LNV - Với mong muốn bảo tồn nghề truyền thống và xây dựng mô hình kinh tế tập thể do phụ nữ làm chủ, Hợp tác xã Chè Sen Quảng An Hương Thủy đã ra đời. Đây không chỉ là bước đi nhằm gìn giữ giá trị văn hóa, mà còn mở ra cơ hội đưa sản phẩm chè sen Quảng An vươn xa trên thị trường quốc tế.
Làng nghề làm cờ Tổ quốc tất bật trước dịp kỉ niệm ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước

Làng nghề làm cờ Tổ quốc tất bật trước dịp kỉ niệm ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước

LNV - Cận kề dịp lễ 30/4, nhu cầu về cờ Tổ quốc tăng mạnh khiến các cơ sở sản xuất tại làng nghề Từ Vân (huyện Thường Tín - Hà Nội) phải hoạt động hết công suất.
“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ

LNV - Các làng nghề gỗ truyền thống có danh tiếng lâu đời dường như đang bị chính di sản tinh hoa làng nghề cha ông truyền lại giữ chân trong cuộc đua thích nghi với những biến đổi của thị trường. Do đó, cần "mặc áo mới" cho sản phẩm, phải chuyển đổi nguồn gỗ nguyên liệu từ các loại gỗ rừng quý hiếm, sang các loại gỗ rừng trồng…
Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá

LNV - Giữa nhịp sống hiện đại, nhiều người trẻ chọn rời làng nghề, từ bỏ những công việc thủ công cần mẫn để mưu sinh nơi phố thị, khu công nghiệp… Nhưng anh Trần Văn Việt (ở xã Thọ An, huyện Đan Phượng, Hà Nội ) vẫn lặng lẽ bám nghề, “ôm đá” để sống. Với bàn tay khéo léo, sự sáng tạo và tâm huyết với nghề, anh là Trần Văn Việt đã trở thành nghệ nhân, được mệnh danh là “người thổi hồn vào đá quý” và hiện anh trở thành ông chủ của cơ sở điêu khắc chế tác đá mỹ nghệ Việt Trang, khởi nghiệp thành công ngay tại quê nhà.
10 làng nghề lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang

10 làng nghề lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang

LNV - Bắc Giang là tỉnh có nhiều làng nghề, là một trong những cái nôi của các làng nghề thủ công truyền thống ở nước ta. Các làng nghề ở Bắc Giang được hình thành từ xa xưa, xuất phát từ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân với những bí quyết cổ truyền đã được đúc kết qua nhiều thế hệ, sản xuất ra một số sản phẩm nổi tiếng trong khắp cả nước như: rượu làng Vân, bánh đa Thổ Hà, mây tre đan Tăng Tiến, bánh đa Kế, bún Đa Mai, mỳ Chũ Lục Ngạn, Hương ngát Linh Sơn…
Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu

Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu

LNV - Tuần Văn hóa - Du lịch và Chương trình giới thiệu du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam, kết nối doanh nghiệp nhân Năm Du lịch quốc gia - Huế 2025 tại thị trường châu Âu sẽ diễn ra từ ngày 3/5 đến 14/5.
5 làng nghề miền Tây có truyền thống lâu đời

5 làng nghề miền Tây có truyền thống lâu đời

LNV - Miền Tây được biết đến với nhiều địa danh nổi tiếng, những món ăn ngon độc đáo, bên cạnh đó Làng nghề thủ công là nét đẹp văn hóa không thể thiếu của người dân nơi đây.
Người đàn ông thổi hồn vào từng thớ gỗ

Người đàn ông thổi hồn vào từng thớ gỗ

LNV - Giữa lòng thành phố tấp nập, những dòng nhạc cụ dân tộc như đàn bầu, đàn kìm, đàn tranh,... vẫn tồn tại len lỏi và vang vọng như một phần nghệ thuật không thể thiếu của mảnh đất trải qua hơn 300 năm lịch sử. Đó là câu chuyện về xưởng chế tác đàn thủ công của ông Huỳnh Văn Sắn, một người thợ đã gắn bó với công việc “thổi hồn” vào từng thớ gỗ, dây đàn truyền thống suốt gần 20 năm.
Nghề làm dưa bồn bồn

Nghề làm dưa bồn bồn

LNV - Chế biến dưa bồn bồn là nghề truyền thống ở Cà Mau, nghề rất phổ biến tại xứ Mũi. Dưa bồn bồn được biết đến như một trong những món ăn dân dã nhưng lại là đặc sản thơm ngon khiến nhiều người yêu thích khi về miền Tây sông nước.
Những người giữ hồn đất nung tại Lò lu Đại Hưng

Những người giữ hồn đất nung tại Lò lu Đại Hưng

LNV - Hơn 160 năm tồn tại, lò lu Đại Hưng (tỉnh Bình Dương) không chỉ là nơi lưu giữ tinh hoa gốm Việt mà còn minh chứng cho bề dày lịch sử và giá trị văn hóa của một làng nghề truyền thống lâu đời. Dưới bàn tay tài hoa và tâm huyết của người thợ lành nghề, từng sản phẩm độc đáo chứa đựng hơi thở của thời gian đã được giới thiệu rộng rãi đến với người yêu gốm sứ.
Làng nghề thúng chai với

Làng nghề thúng chai với 'tuyệt chiêu' chống thấm

LNV - Làng nghề thúng chai Phú Mỹ xã An Dân, huyện Tuy An, (Phú Yên) vẫn còn giữ cách làm truyền thống từ vật liệu thô đến các công đoạn chế tạo. Nhiều khu du lịch, các công ty nước ngoài rất yêu thích mặt hàng này.
Lào Cai: Nghề làm nón lá cọ Bản Liền

Lào Cai: Nghề làm nón lá cọ Bản Liền

LNV - Nón lá cọ (tiếng Tày là chúp cọ) là vật dụng quen thuộc, nét văn hoá độc đáo của người Tày xã Bản Liền, huyện Bắc Hà (Lào Cai). Nón theo chân các bà, các mẹ, các chị em lên nương hái chè, trong những buổi lao động sản xuất. Nón không chỉ là một vật che mưa, che nắng mà đã trở thành nét văn hóa truyền thống của người Tày.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Ba Vì (Hà Nội): Chi hội cựu Công an xã Phú Đông góp phần xây dựng nông thôn mới

Ba Vì (Hà Nội): Chi hội cựu Công an xã Phú Đông góp phần xây dựng nông thôn mới

LNV - Thực hiện chỉ đạo của Hội Cựu CAND thành phố Hà Nội và Hội Cựu CAND huyện Ba Vì, tháng 03/2024 Chi hội cựu CAND xã Phú Đông chính thức được thành lập và đi vào hoạt động. Chi Hội gồm có 14 hội viên là các cán bộ, chiến sĩ CAND và CBCS lực lượng CA bán chuyên trách đã nghỉ hưu tại địa phương.
Diễu hành xe đạp làng nghề

Diễu hành xe đạp làng nghề

LNV - Nằm trong chuỗi chương trình "Di sản dành cho cuộc sống", sáng 3/5, tại Không gian làng nghề truyền thống, Bến xe Đồng Gừng, Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, xã Ninh Hải (thành phố Hoa Lư), gần 100 đại biểu và lực lượng đoàn viên, thanh niên đã tham gia chương trình Diễu hành xe đạp làng nghề.
Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng

Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng

LNV - Thành phố Hà Nội quyết định thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề, vốn gần 370 tại huyện Thạch Thất và huyện Phú Xuyên...
Thành phố biển Quy Nhơn rực rỡ sắc vàng hoa lim xẹt

Thành phố biển Quy Nhơn rực rỡ sắc vàng hoa lim xẹt

LNV - Hoa lim xẹt hay còn gọi là hoa điệp vàng, hoa phượng vàng, muồng kim phượng, lim sét...Đây là loài hoa có màu vàng rực rỡ được nở rộ từ tháng 3 đến tháng 5, tạo nên bức tranh mùa hạ với cảnh sắc tuyệt đẹp cho thành phố biển Quy Nhơn hiền hòa, mến kh
Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc

LNV - Tây Bắc không chỉ cuốn hút du khách bởi cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ mà còn bởi những nét văn hóa đặc sắc, trong đó nổi bật là nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Mông. Từ Lùng Tám (Hà Giang), Cát Cát (Sapa) đến Sin Suối Hồ (Lai Châu), mỗi bản làng đều lưu giữ và phát triển nghề dệt lanh, nhuộm chàm, thêu sáp ong – tạo nên những sản phẩm mang đậm bản sắc văn hóa, được yêu thích bởi cả du khách trong và ngoài nước.
Giao diện di động