Hưng Yên: Phát triển thương hiệu sản phẩm được bảo hộ nhãn hiệu tập thể
Sản phẩm đồ mộc của cơ sở sản xuất đồ gỗ Phương Nga, ở xã Thanh Long (Yên Mỹ) được dán logo mang nhãn hiệu tập thể mộc Thụy Lân
Nghề mộc ở thôn Thụy Lân, xã Thanh Long (Yên Mỹ) đã có từ gần 100 năm trước. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và sự năng động, sáng tạo của người làm nghề trong thôn, nghề mộc của thôn Thụy Lân đang ngày càng phát triển. Trước đây, do chưa được bảo hộ nhãn hiệu tập thể nên sản phẩm mộc Thụy Lân chủ yếu mới chỉ dừng lại ở việc tiêu thụ nhỏ lẻ, giá trị sản phẩm, hàng hóa không cao, khả năng mở rộng thị trường hạn chế. Tháng 2.2022, nhãn hiệu tập thể mộc Thụy Lân đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ. Cùng với việc được bảo hộ về nhãn hiệu, các quy chế quản lý, sử dụng nhãn hiệu cũng được ban hành nhằm bảo đảm chất lượng sản phẩm đầu ra.
Khác với mộc Thụy Lân, hương thôn Cao, xã Bảo Khê (thành phố Hưng Yên đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể từ hơn 10 năm trước. Tuy nhiên, những người làm nghề trong thôn cũng như chủ sở hữu nhãn hiệu là Hội làng nghề sản xuất hương thôn Cao đã không quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả nhãn hiệu khiến nhãn hiệu tập thể không được phát huy, phát triển. Một số sản phẩm không có xuất xứ rõ ràng, không bảo đảm chất lượng, có chứa hóa chất đã gắn “mác” hương thôn Cao làm ảnh hưởng tới uy tín của nhãn hiệu trên thị trường.
Trước thực trạng đó, năm 2020, Sở Khoa học và công nghệ giao cho Công ty TNHH phát triển tài sản trí tuệ Việt triển khai thực hiện dự án: Tạo lập, quản lý, phát triển nhãn hiệu tập thể hương thôn Cao dành cho các sản phẩm hương của xã Bảo Khê (thành phố Hưng Yên). Tháng 5.2022, nhãn hiệu tập thể hương thôn Cao một lần nữa được Cục Sở Hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ và Hội làng nghề sản xuất hương thôn Cao cũng đã xây dựng các tiêu chuẩn về chất lượng và quy chế quản lý, sử dụng nhãn hiệu. Ông Nguyễn Như Khanh, Phó Chủ tịch Hội làng nghề sản xuất hương thôn Cao chia sẻ: Hương thôn Cao trước đây đã được cấp văn bằng bảo hộ nhưng do chúng tôi chưa nhận thức đúng và đầy đủ vai trò của nhãn hiệu đối với sự phát triển sản phẩm trên thị trường nên chưa phát huy được hiệu quả. Lần này, với sự tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ của Sở Khoa học và công nghệ, Công ty TNHH phát triển tài sản trí tuệ Việt và chính quyền địa phương, nhãn hiệu tập thể hương thôn Cao tiếp tục được cấp văn bằng bảo hộ với chủ sở hữu nhãn hiệu là Hội làng nghề sản xuất hương thôn Cao. Trên cơ sở nhãn hiệu được bảo hộ, 6 tổ chức, cá nhân sản xuất hương trong thôn được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu 3 cơ sở sản xuất được cấp mã số, mã vạch. Đây là tiền đề để quản lý, kiểm soát chất lượng sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể hương thôn Cao, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi các hành vi sản xuất sản phẩm kém chất lượng, độc hại cũng như sản phẩm giả nhãn hiệu, gây thiệt hại cho người sản xuất và người tiêu dùng.
Trưng bày, giới thiệu sản phẩm hương mang nhãn hiệu tập thể hương thôn Cao, xã Bảo Khê, thành phố Hưng Yên
Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 17 sản phẩm tiêu biểu, đặc trưng được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể, trong đó 15 sản phẩm đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ. Việc bảo hộ nhãn hiệu tập thể giúp kiểm soát chất lượng, nâng cao uy tín, giữ gìn danh tiếng và xúc tiến thương mại cho sản phẩm. Tuy nhiên, việc khai thác, phát huy giá trị tài sản trí tuệ sau khi cấp văn bằng bảo hộ còn hạn chế. Ngay cả các nhãn hiệu tập thể đã được cấp văn bằng bảo hộ các năm trước như: mộc Hoà Phong (thị xã Mỹ Hào), đúc đồng Lộng Thượng (Văn Lâm)…, số cơ sở được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu cũng chỉ chiếm khoảng 10%. Điều này đồng nghĩa với việc có hàng nghìn cơ sở sản xuất trong các làng nghề không đủ điều kiện gắn nhãn hiệu tập thể dù sản phẩm được sản xuất tại địa phương và chất lượng sản phẩm không được kiểm soát, giám sát dẫn đến các vi phạm về nhãn hiệu hoặc ảnh hưởng đến uy tín của nhãn hiệu trên thị trường.
Đồng chí Nguyễn Xuân Hải, Phó Giám đốc Sở Khoa học và công nghệ cho biết: Các tổ chức, cá nhân trong tỉnh đã tích cực và có nhiều giải pháp để quản lý, phát triển các nhãn hiệu tập thể đã được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, góp phần nâng cao giá trị cho sản phẩm, tăng thu nhập cho người dân tham gia sản xuất, kinh doanh các sản phẩm này. Tuy nhiên, năng lực, nhận thức của nhiều hộ dân, cơ sở sản xuất chưa đầy đủ khiến việc phát huy các giá trị tài sản trí tuệ của nhãn hiệu chưa cao. Số giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể được cấp còn thấp. Để sở hữu trí tuệ trở thành tài sản có giá trị, đóng góp lớn vào giá trị của sản phẩm trên thị trường, Sở Khoa học và công nghệ tiếp tục tổ chức các hội nghị, tập huấn tuyên truyền, triển khai, phổ biến về sở hữu trí tuệ tới người dân, trong đó tập trung vào các hộ sản xuất, kinh doanh trong các làng nghề, các cơ sở có sản phẩm được chứng nhận OCOP, chủ sở hữu, chủ sử dụng nhãn hiệu tập thể…
Bài, ảnh: Mai Nhung
Tin liên quan
Tin mới hơn

Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
13:58 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên
09:47 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cổng làng trong lòng phố
08:55 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
13:58 Làng nghề, nghệ nhân

Ninh Bình: Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội truyền thống
13:57 Văn hóa - Xã hội

Giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh người dân tộc thiểu số
13:57 Văn hóa - Xã hội

Nặm Dên (Chiềng Sơn): Khởi sắc từ chương trình xây dựng nông thôn mới
13:57 Nông thôn mới

Ninh Bình: Công nhận làng nghề trồng hoa đào
13:57 Tin tức