Huế: Say mê với nghề đúc chậu
Cuối năm 2019, Thanh Tuấn thử nghiệm chiếc chậu đầu tay. Thành công ngay lần đầu tiên đúc chậu giúp anh vững bước, mạnh dạn cho ra đời thêm nhiều sản phẩm. Chậu được anh đúc bền, đẹp, gia công kỹ lưỡng, giá cả cạnh tranh. Vì thế, chậu cảnh làm ra ngày càng được giới trồng cây ưa chuộng. Chỉ trong một năm, từ vài khuôn đúc chậu, đến nay anh đã sở hữu hơn 100 khuôn đúc với nhiều mẫu mã khác nhau.
Một trong những phần việc đòi hỏi sự tỉ mỉ của thợ gia công chậu cảnh
Nghề đúc chậu không kén độ tuổi. Tuy thế, công việc này đòi hỏi sự tỉ mẩn, khéo léo và sức vóc. Có chiếc chậu chỉ 10kg nhưng cũng có chậu lên đến 7 tạ. Vì vậy, dù không kén thợ, song xưởng đúc chậu của anh Tuấn vẫn thường thiếu nhân lực. Anh nói: “Tai nạn nghề nghiệp dễ xảy ra vì chậu nặng, khi tháo dỡ, di chuyển đòi hỏi sức khỏe và khéo léo. Vì thế, phần đông thợ đúc chậu đều là nam giới, vô cùng cẩn thận và yêu nghề”.
Ba loại khuôn đúc thường được dùng trong nghề đó là nhựa ABS, composite và nhựa silicon. Mỗi loại có ưu nhược điểm và giá thành riêng. Về khuôn silicon, độ bền cao, dễ ốp chậu và hoa văn sắc sảo là ưu điểm lớn. Tuy nhiên loại khuôn này phải có máy tạo rung để tránh chậu bị rỗ. Ngược lại, tuy hoa văn không tinh tế bằng, song giá thành là ưu điểm lớn của nhựa ABS và composite. Vì vậy, anh Tuấn sử dụng đa dạng các loại chậu, đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dùng.
Khuôn đúc chậu thường được thiết kế gồm lòng trong và vỏ khuôn. Ngoài sự hỗ trợ của máy móc, đôi tay tài ba của người thợ phải thật khéo léo để mỗi khuôn đúc cho ra sản phẩm ưng ý nhất. Vì thế, dù nhiều quy trình như ráp khuôn, đổ hồ (hỗn hợp cát, nước, xi măng), lấy lòng trong, tháo khuôn, gia công sản phẩm. Mỗi công đoạn đều được thợ đúc chậu chú tâm và cẩn trọng tối đa. Trong đó, độ bền của chậu là điều được anh Tuấn coi trọng nhất.
Gia cố sắt, tỷ lệ pha trộn hồ và thời gian chờ khô là nhân tố chính quyết định độ bền chậu. Anh nói: “Trung bình, mỗi chiếc chậu mất từ 2 – 3 tiếng để chờ khô hồ. Nếu sau thời gian đó, việc lấy lòng trong của khuôn ra rất khó, dễ hư hao. Đó cũng là “thời gian vàng” với những người thợ trong nghề đúc chậu như chúng tôi, từ đó tạo ra sản phẩm uy tín, chất lượng”.
Bỏ thời gian, công sức để theo đuổi đam mê, anh Trần Thanh Tuấn không ngừng sáng tạo để việc đúc chậu trở nên dễ dàng hơn. Đặc biệt, anh đã tạo ra thành lòng trong bằng sắt cho những chiếc chậu kiểng. “Lòng trong này có tay cầm chắc chắn, dễ sử dụng. Quan trọng nhất với tôi là tự chủ trong công việc, gia thêm niềm vui thích khi tự tay làm ra sản phẩm”, anh hồ hởi.
Đầu tư máy trộn xi măng, máy rung, xe nâng, máy nén bơm sơn, máy mài... Trung bình, mỗi tháng cơ sở của anh cho ra đời 200 chiếc chậu cảnh các loại, giá thành dao động từ 50 nghìn đồng đến 2,5 triệu đồng/sản phẩm. Với tổng số vốn bỏ ra hơn 200 triệu đồng, chỉ sau một năm, xưởng đúc chậu của anh đã cho thu nhập ổn định. Sản phẩm chậu cảnh có đại lý tại Nam Đông và một số điểm bán trên địa bàn huyện Phú Lộc.
Mỗi tháng, cơ sở của anh Trần Thanh Tuấn thu hút từ 6 – 7 lao động, thu nhập trung bình từ 250 – 300 nghìn đồng/ngày. Ông Nguyễn Văn Hoàng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Vinh Mỹ cho biết: “Là giáo viên nhưng niềm đam mê với chậu cảnh giúp anh Tuấn tự chủ, sáng tạo hết mình. Tận dụng thời gian eo hẹp, anh không chỉ tạo nên mô hình mới tại địa phương mà còn giúp người lao động có thêm việc làm và thu nhập chính đáng”.
Bài và ảnh: Mai Huế
Tin liên quan
Tin mới hơn

Đặc sản Hà Nội - Bánh gai làng Giá
10:11 | 14/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận
11:56 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng
11:56 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề dệt lụa làng Đốc Tín vang bóng một thời
11:55 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
13:58 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên
09:47 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cổng làng trong lòng phố
08:55 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lai: Từ đại ngàn hùng vĩ đến thiên đường biển xanh
20:20 Du lịch làng nghề

Gia Lai: Hợp tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực năng lượng tái tạo
20:20 Đào tạo nghề

“Mạch nghề” - Lan tỏa hình ảnh làng nghề trong thời đại số
20:17 Tin tức

Thuận An triển khai hiệu quả nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp
10:32 Khuyến nông

6 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản ước tăng trên 14%
10:30 Kinh tế