Hội thảo về phát triển vùng trồng Sen huyện Mê Linh và nghề dệt lụa tơ Sen của nghệ nhân Phan Thị Thuận
Đại diện Phòng kinh tế huyện Mê Linh phát biểu
Đến dự Hội thảo gồm có các nhà khoa học nghiên cứu về Sen; ông Lê Trần Trường An, Tổng giám đốc Tổ chức Kỷ lục Việt Nam; Tiến sĩ Thang Văn Phúc, Chủ tịch Trung ương Hội Kỷ lục gia Việt Nam; Giáo sư Đinh Văn Chiến, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội nghiên cứu biên tập công trình khoa học và công nghệ Việt Nam; Giáo sư, Tiến sĩ Trần Khắc Thi, thành viên Hội động Giáo sư nhà nước ngành Nông nghiệp; Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Huệ, Hội Giống cây trồng Việt Nam; nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận; đại biểu huyện Mê Linh. Hội thảo do Tiến sĩ Trần Thị Quốc Khánh, Đại biểu quốc hội thành phố Hà Nội chủ trì.
Anh Phạm Kim Tĩnh, chủ nhiệm HTX Sen tại Mê Linh
Hội thảo được tổ chức nhằm xây dựng môi trường làng nghề trong lành, phát huy bản sắc văn hoá truyền thống dân tộc, hội tụ tinh hoa của cả nước và trên thế giới. Phát triển nghề trồng Sen tại huyện Mê Linh và nghề dệt lụa tơ Sen tại xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.
Giáo sư, Tiến sĩ Trần Khắc Thi, thành viên Hội động Giáo sư nhà nước ngành Nông nghiệp phát biểu
Trưởng phòng kinh tế huyện Mê Linh phát biểu: Hiện nay, huyện Mê Linh có một cánh đồng Sen 50 hec-ta. Đây là vùng trồng lúa trước kia, tuy nhiên do trồng lúa không đạt hiệu quả, nên bỏ hoang nhiều năm. Đến năm 2018 mới quyết tâm làm. Ngoài vùng này, huyện còn một số vùng trũng có khả năng phát triển cây Sen. Mê Linh hy vọng nếu hình thành vùng trồng Sen thì sẽ là vùng cung cấp tơ sen, nguyên liệu cho các làng nghề. Mê Linh cũng mong muốn các nhà khoa học, các nhà quản lý giúp cho việc phát triển cây Sen thành một thương hiệu của huyện. Mong muốn có một đề tài về phát triển cây Sen, và cùng phối hợp với các làng nghề để cung cấp nguyên liệu phục vụ cho ngành tơ Sen và phát triển các sản phẩm khác từ cây Sen. Hiện nay huyện Mê Linh mới làm chè Sen để bán, mỗi năm làm hàng tấn chè, nhưng vẫn không có mà bán.
Anh Phạm Kim Tĩnh, chủ nhiệm HTX Sen tại Mê Linh cho hay: Quê hương có vùng đất không trồng được gì, toàn bỏ hoang, sau đó thử nghiệm trồng Sen và mang lại hiệu quả kinh tế cáo với giống Sen Bích Diệp (Sen trắng) và giống Sen lấy quả Tây Hồ. Chúng tôi đã thành lập HTX Sen và đang có những định hướng phát triển cây Sen, để cho mọi người tìm về huyện Mê Linh để thăm quan, du lịch. Vùng trồng Sen huyện Mê Linh sắp tới cần phải có nơi sản xuất; chế biến, kinh doanh; có nơi để vui chơi, nghỉ dưỡng, dừng chân.
Khung cảnh Hội thảo
Giáo sư, Tiến sĩ Trần Khắc Thi, thành viên Hội động Giáo sư nhà nước ngành Nông nghiệp phát biểu: Cây Sen là cây có truyền thống lâu đời ở Việt Nam và được trồng khắp mọi nơi. Cây Sen trong đời sống vừa có ý nghĩa về văn hoá, kinh tế, du lịch và tâm linh. Một số đơn vị cũng đang có đề xuất nghiên cứu về cây Sen tại Hà Nội.
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Huệ, Hội Giống cây trồng Việt Nam cho rằng: Theo các nghiên cứu, hoa Sen nở lâu nhất là 4 ngày, còn lại chỉ 3 ngày. Tại Ấn Độ có quốc hoa là hoa Sen trắng, còn tại Việt Nam cũng đang đề xuất công nhận hoa Sen hồng là Quốc hoa của Việt Nam.
Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh chủ trì hội nghị
Sen Việt Nam hiện có 44 nguồn gen. Sen ba vì có hạt, ăn rất là ngon và bở. Sen miền Bắc là Sen bán hoang dại, tức là nửa trồng trọt và nửa tự nhiên. Còn về trồng thì chủ yếu là giống Sen đồng bằng ở Ba Vì, còn Vĩnh Phúc thì bây giờ phát triển Sen cũng rất lớn, người ta cũng có khoảng trên 100 hec-ta rồi.
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Huệ, Hội Giống cây trồng Việt Nam
Qua điều tra, đánh giá thì từ Sen có 22 sản phẩm, rất là đa dạng, Sen thì không bỏ được thứ gì. Nếu làm làng nghề tơ Sen thì theo tôi sẽ không thành công, mà phải đa ngành nghề. Tức là vừa có ẩm thực, văn hoá ẩm thực, văn hoá tâm linh, vừa sản xuất, kinh doanh, thương mại. Cây Sen thời gian gần đây rất được chú ý, và đã có những đề tài thạc sĩ về Sen. Tôi cũng đã phản biện rất nhiều bài báo về Sen, nó là sản phẩm đa dang, nó là nguyên liệu, ở Mê Linh có thể hình thành cái điểm du lịch vừa sinh thái vừa tâm linh, mình sẽ có từ 1 đến 2 cái Homestay, người ta ở lại đấy để thưởng ngoạn món ăn về Sen, trải nghiệm cái nghề gì đấy về Sen như làm hạt Sen,… Mê Linh nên làm cái nơi cung cấp nguyên liệu cho Mỹ Đức để làm sợi tơ Sen, dệt lụa tơ Sen thì sẽ tốt hơn, bởi về khoảng cách địa lý nó gần, thứ hai về vận chuyển nó cũng thuận tiện, thứ 3 là cùng năm trên địa bàn thành phố Hà Nội, nên có thể hình thành một chu trình khép kín phát triển về Sen. Khi chúng ta dùng hạt rồi thì có thể cung cấp thân cây cho nghệ nhân Phan Thị Thuận ở xã Phùng Xá (huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội) để làm cái sợi tơ Sen, như thế huyện Mê Linh sẽ có rất nhiều những sản phẩm, như chè Sen, ẩm thực về Sen, hạt Sen, lá Sen, hoa Sen,v.v….
Cả thế giới chỉ có 2 loại Sen. Đó là Sen châu Á rất đa dạng các giống Sen và dạng Sen (người ta gọi chung là các dạng Sen); loại Sen thứ hai là của châu Mỹ, thì nó chỉ có màu vàng thôi. Hiện nay, giống Sen châu Mỹ lai với giống Sen châu Á, tạo ra hàng loạt các giống Sen khác nhau.
Nghề dệt tơ Sen vất vả lắm, phải một lượng cuống Sen rất lớn mới ra được một sản phẩm từ sợi tơ Sen. Theo chúng tôi, cái này thì vẫn theo chiều hướng thủ công, có điều là chúng ta phải nghiên cứu máy móc ở công đoạn làm ra tơ, se rút sợi tơ. Khi sợi tơ Sen được làm bằng máy thì sẽ giảm cái công lao động xuống. Còn để làm ra được cái lụa tơ Sen thì phải là kỹ năng, nó phải là kỹ thuật làng nghề, chứ không thể nói là nơi nào cũng tạo thành làng nghề, cái chính là tạo cho vùng Đồng Tháp Mười, huyện Mê Linh là vùng nguyên liệu, họ sẽ ra được sợi tơ Sen, còn dệt phải là chỗ nghệ nhân Phan Thị Thuận ở Mỹ Đức (Hà Nội).
Tiến sĩ Thang Văn Phúc, Chủ tịch Trung ương Hội Kỷ lục gia Việt Nam
Tiến sĩ Thang Văn Phúc, Chủ tịch Trung ương Hội Kỷ lục gia Việt Nam phát biểu: Điều quan trọng phải có thị trường, có thị trường thì mới phát triển được. Phải tính được cái tiêu hao, giảm giá thành sản phẩm, và cái nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, câu chuyện của sản phẩm đó. Mình khai thác vấn đề thủ công nhưng phải tương xứng với một chuỗi giá trị của nó mà mình khảng định. Nhiều cái nó là giá trị tinh thần, giá trị tinh hoa, chứ không phải là cái sản phẩm công nghiệp, người nước ngoài rất là thích điều đó. Cần đi vào cái tinh sảo, đặc biệt của nó.
Nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận
Nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận chia sẻ: Xã Phùng Xá có cánh ruộng trồng Sen từ ngày xưa, khi Đại biểu quốc hội Trần Thị Quốc Khánh về là chúng tôi mới ra cánh đồng đó lấy cuống Sen để nghiên cứu ra sợi tơ Sen. Khi rút được sợi tơ Sen rồi thì tôi mới trả lời là sẽ làm tơ Sen. Tôi cũng có nói với mọi người là cái sợi tơ Sen thì phải làm ở đây, dệt ở đây, sợ mọi người cầm cái sợi về mà lại không làm được thì hỏng mất cái đề tài mà đang nghiên cứu. Và năm 2017, tôi đã dệt được 7 cái khăn tơ tằm và tơ sen. Năm 2018 mới quyết định làm sản phẩm từ 100% tơ Sen. Nhưng công tác đào tạo, dạy nghề rất khó, tôi cũng đào tạo một số người ở Thường Tín, Đồng Tháp Mười và xem họ có làm cái nghề đó hay không, nhưng họ chỉ học thế thôi, chứ không làm được nghề, bởi không có quyết tâm làm cái nghề này, như mình. Khi cô Khánh có đề nghị làm cái khăn để Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc làm quà tặng, thế tôi bảo là không dám hứa trước, nhưng tôi sẽ quyết tâm. Xong cô Khánh cho xem cái khăn mang từ myanmar về, tôi bảo là sẽ cố gắng làm được như cái khăn này.
Chụp ảnh lưu niệm tại Hội nghị
Tôi nhờ anh của tôi làm một cái khung cửi riêng để dệt lụa tơ Sen. Sau đó, tôi ra cánh ruộng Sen của cậu em tôi, chọn cọng Sen nào có thể làm được sợi chỉ thêu, màu gì để phù hợp, và đã thành công trong việc đó. Cố gắng làm được vài cái khăn để Thủ tướng mang đi. Được mọi người tin tưởng, tôi đã quyết tâm làm bằng được để không phụ lòng mong mỏi của mọi người.
Đi tham dự hội thảo về, nhiều người cũng bảo là đắt quá, liệu bán được không. Nhưng có mấy vị khách người ta đến, người ta bảo, chúng ta phải quan tâm đến chất lượng, giá trị sản phẩm, không thể nói là làm trên cái máy công nghiệp để giảm giá rẻ được. Làm cái hàng thủ công bằng tơ Sen thì người thợ phải làm thủ công đặt cả trái tim, tâm huyết của mình vào từng cọng lá Sen để rút sợi tơ Sen, làm sao cho sợi tơ đẹp, mới dệt được sản phẩm đẹp. Còn nói về nghiên cứu cho cái hệ tự động ấy thì tôi cũng trao giải cho con em trong gia đình 100 triệu, người nào làm được, phát minh được thì sẽ thưởng, mọi người vẫn đang phấn đấu để thực hiện điều đó. Nếu là nghề thì phải biết yêu nghề, yêu giá trị của sản phẩm thì mới làm được.
Tin và ảnh: Văn Bình
Tin liên quan
Tin mới hơn

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị
11:13 Văn hóa - Xã hội

Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước
11:12 Tin tức

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP
14:57 OCOP