Hội thảo “Tư vấn nâng cao nhận thức tiết kiệm năng lượng, sản xuất sạch hơn tại các cơ sở công nghiệp nông thôn”
Đến dự Hội thảo, gồm có: TS. Nguyễn Như Chinh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam; Nhà báo Nguyễn Văn Vũ, Tổng biên tập Tạp chí Làng nghề Việt Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam; NGƯT. Trịnh Quốc Đạt, Phó Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam; Bà Hà Thị Vinh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Thủ công mỹ nghệ và làng nghề Hà Nội; TSKH. Nguyễn Thị Tòng, Viện trưởng Viện nghiên cứu Ứng dụng Mỹ thuật sản phẩm làng nghề Việt Nam; Ông Nguyễn Thế Lanh, Phó Giám đốc Trung tâm khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp 1 (Bộ công thương); Ông Lại Đức Tuấn, chuyên viên Vụ Tiết kiệm năng lượng và phát triển bền vững (Bộ Công Thương); GS.TS.NGND. Đặng Kim Chi, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam; Ks. Đặng Khắc Mẫn, Hội khoa học và Công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam; Ông Lê Viết Trường, nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội; ông Nguyễn Đức Tùng, Phó viện trưởng Viện Môi trường và phát triển bền vững. Ông Trần Xuân Giai, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định; Ông Vũ Thanh Quê, trung tâm xúc tiến thương mại sở công thương tỉnh Nam Định.
Khung cảnh hội nghị |
Theo Hiệp hội làng nghề Việt Nam và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến cuối năm 2019, cả nước có trên 5.400 làng nghề và làng có nghề, trong đó có khoảng gần 2.000 làng nghề truyền thống với 115 nghề truyền thống đã được công nhận, thu hút khoảng 11 triệu lao động tham gia.
Trong thời gian qua, các cơ sở công nghiệp nông thôn tại làng nghề đã có những đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước như thu hút nguồn lực trong dân, tạo ra nguồn sản phẩm phong phú và đa dạng phục vụ nhu cầu của xã hội và xuất khẩu; giải quyết lao động; nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của người dân nông thôn; bảo tồn và phát huy được bản sắc văn hóa các vùng, miền; góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và thực hiện chủ trương của Đảng về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn.
TS. Nguyễn Như Chinh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phát biểu khai mạc hội nghị |
Theo TS. Nguyễn Như Chinh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam: Tiết kiệm năng lượng, sản xuất sạch hơn và sử dụng năng lượng thay thế là một cách tiếp cận làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại nguồn thông qua việc sử dụng nguyên vật liệu tiết kiệm, hiệu quả, đồng thời giúp cho các cơ sở sản xuất ở làng nghề cắt giảm được chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, hoàn thiện quy trình sản xuất, giảm bớt chi phí xử lý môi trường đảm bảo cho làng nghề phát triển bền vững.
Ông Lại Đức Tuấn, Vụ tiết kiệm năng lượng và phát triển bền vững - Bộ Công Thương phát biểu. |
Ông Lại Đức Tuấn, Vụ tiết kiệm năng lượng và phát triển bền vững - Bộ Công Thương phát biểu: Năng lượng và an ninh năng lượng luôn là một trong những trụ cột cần được quan tâm hàng đầu của quốc gia. Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, các nguồn thủy điện quy mô lớn và trung bình hầu như đã được khai thác hết; Tiềm năng, trữ lượng dầu và khí đốt sẽ sớm suy giảm, năng lượng tái tạo chưa thể đáp ứng ngay với quy mô lớn và chung ta đã phải nhập than cho sản xuất điện thì việc thúc đẩy các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là giải pháp có tính kinh tế cao, cần được ưu tiên, đẩy mạnh thực hiện trong tất cả các lĩnh vực, ngành nghề, trong đó có các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn của Việt Nam. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là chìa khóa cho bài toán phát triển bền vững của các cơ sở công nghiệp nông thôn trong các làng nghề Việt Nam. Thông qua áp dụng các công nghệ, thiết bị tiên tiến có hiệu suất sử dụng năng lượng cao, thân thiện với môi trường, các cơ sở sản xuất công nghiệp trong các làng nghề có thể sử dụng hiệu quả tài nguyên năng lượng trong hoạt động sản xuất, giảm mức tiêu hao năng lượng trên một đơn vị sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, chuyển dịch thị trường sang phân khúc sản phẩm có chất lượng cao hơn, gia tăng tính cạnh tranh trên thị trường, đồng thời giảm các tác động có hại đối với môi trường. Đây là hướng phát triển bền vững cho các cơ sở sản xuất công nghiệp của Việt Nam trong tương lai.
GS.TS.NGND. Đặng Kim Chi, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam phát biểu. |
GS.TS.NGND. Đặng Kim Chi, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam phát biểu: Làng nghề là một đặc thù của nông thôn Việt Nam, có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế nông thôn. Để làng nghề Việt Nam phát triển bền vững, cần thiết phải có các biện pháp đồng bộ từ chính sách tới giải pháp như quy hoạch lại không gian sản xuất, tổ chức tốt quy trình sản xuất, vệ sinh môi trường thôn, xóm, tăng cường giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức BVMT và an toàn lao động..., đặc biệt là các giải pháp kỹ thuật. Trong đó các biện pháp nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu chất thải thông qua áp dụng sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng và nguyên liệu góp phần quan trong nhằm phát triển bền vững làng nghề.
Bà Hà Thị Vinh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Thủ công mỹ nghệ và làng nghề Hà Nội lên tham luận với chủ đề: “Bát Tràng từ làng nghề khói bụi tới làng nghề xanh”. |
Bà Hà Thị Vinh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Thủ công mỹ nghệ và làng nghề Hà Nội lên tham luận với chủ đề “Bát Tràng từ làng nghề khói bụi tới làng nghề xanh”: Làng Bát Tràng đã có một thương hiệu nổi tiếng với gạch Bát Tràng vào ca dao, văn hóa người Việt. Để tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng thay thế, giam chi phí sản xuất sản phẩm cải thiện môi trường làng nghề, Làng nghề Bát Tràng hiện đã làm chủ được lò nung gas khí hóa lỏng nhưng để tiết kiệm năng lượng và giảm chi phí sản phẩm cần thực hiện thiết kế làm lò gas mới cần phải chọn vật liệu chịu lửa đúng loại, trang thiết bị phải đúng các chỉ số kỹ thuật phù hợp với nhu cầu sử dụng của các loại sản phẩm nung đốt. Chúng tôi nghĩ trong thời gian tới có thể khuyến khích áp dụng điện mặt trời cho việc sấy và hòa lưới điện để phục vụ những lò điện những sản phẩm có nhiệt độ đưới 1200 độ cũng là một điều kiện tốt cho làng nghề để góp phần thay thế năng lượng khí gas hóa lỏng góp phần giảm chi phí sản xuất và cải thiện môi trường làng nghề. Trong việc chuyển đổi năng lượng mới, sản xuất năng lượng mặt trời, lò nung sản phẩm có nhiệt độ thấp. Có chính sách khích người sản xuất đầu tư thiết bị tạo ra năng lượng mới đảm bảo môi trường xanh.
Luật sư Lê Việt Trường, nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội phát biểu tại hội nghị. |
Luật sư Lê Việt Trường, nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội có đôi lời phát biểu tại hội nghị: Mô hình sản xuất phân tán, manh mún, nhà ở kết hợp sản xuất còn phổ biến trong các làng nghề, nhất là làng nghề truyền thống - một bài toàn khó cho sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. Một số giải pháp chủ yếu để cụm công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề góp phần sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trong các làng nghề từ nay đến năm 2025, đó là Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật liên quan đến phát triển bền vững, tập trung làm rõ tính ưu việt, lợi ích cụ thể của mô hình cụm công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề về nhiều mặt. Tập trung khắc phục triệt để một số hạn chế, yếu kém, sai phạm trong triển khai thực hiện Nghị định 68/2017/NĐ-CP trong thời gian qua. Thực hiện tốt quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở, tăng cường sự phối hợp giữa chính quyền các cấp, chính quyền với doanh nghiệp, HTX, Tổ hợp tác, cơ sở sản xuất hộ gia đình làng nghề. Điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển cụm công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề thực chất, phù hợp với thực tiễn. Nghiên cứu phương án ưu đãi, hỗ trợ các hộ gia đình làm nghề tiểu thủ công nghiệp, phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ nếu thuê mặt bằng sản xuất trong cụm công nghiệp làng nghề thì được thụ hưởng một số chính sách đặc thù. Cụ thể hóa chính sách quy định tại Điều 5 Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với cụm công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề để tạo thêm sức thu hút doanh nghiệp, HTX, Tổ hợp tác, cơ sở sản xuất hộ gia đình trong các làng nghề tự nguyện đến thuê mặt bằng sản xuất trong cụm công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề. Tổng kết, phổ biến, nhân điển hình một số cụm công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề đã thành công, minh họa bằng những số liệu cụ thể về những lợi ích của doanh nghiệp, HTX, Tổ hợp tác, cơ sở sản xuất hộ gia đình làng nghề thu được so sánh với thời điểm trước khi vào sản xuất trong cụm công nghiệp.
Đại biểu tham dự tại Hội nghị |
Ông Nguyễn Đức Tùng, Phó viện trưởng Viện Môi trường và phát triển bền vững giới thiệu “Sáng kiến tác động tập thể giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề gia công, tái chế kim loại, thông qua áp dụng công nghệ phù hợp, biện pháp thực hành môi trường tốt nhất và hỗ trợ chính sách”. Ông Lê Đức Trọng, Giám đốc Công ty cổ phần thiết kế và sản xuất gốm sứ Bát Tràng chia sẻ một số kinh nghiệm trong chuyển giao công nghệ sản xuất gốm.
Tin liên quan
Tin mới hơn
Bắc Ninh: 12 cơ sở ở làng nghề giấy Phong Khê dừng hoạt động
09:24 | 04/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội An đón nhận “Nghề làm nhà tre, dừa ở Cẩm Thanh” danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia
09:24 | 04/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Công nhận nghề truyền thống Hà Nội đối với nghề kim hoàn, đậu bạc Định Công
09:08 | 04/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Về miền cổ tích gốm Thanh Hà truyền thống 500 năm tuổi
10:23 | 03/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam Trịnh Quốc Đạt làm việc với đơn vị trực thuộc tại thành phố Hải Phòng
15:12 | 02/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Lập Đề án phát triển Làng nghề trồng hoa Gia An Nam
13:30 | 02/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Kiên Giang
10:07 | 30/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Trăm năm kể chuyện nghề rèn
10:07 | 30/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ nhân ẩm thực nâng tầm món ăn truyền thống Việt
15:06 | 27/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề chè Ba Trại Phát triển bền vững
09:38 | 27/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nâng cao giá trị sản phẩm từ nghề đan võng gai của đồng bào người Thổ
10:32 | 25/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bún, phở gạo lứt khô - Đặc sản của làng nghề truyền thống Minh Khai
09:42 | 25/09/2024 OCOP
Bình Định bảo tồn và phát triển làng nghề
11:11 | 24/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hơn 100 đơn vị, doanh nghiệp sẽ tham gia Hội chợ Làng nghề năm 2024
11:04 | 24/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề chằm nón lá
09:23 | 23/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phát triển làng nghề theo hướng du lịch xanh và sạch
09:23 | 23/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Bến Tre
14:01 | 20/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội tụ tinh hoa làng nghề tại “Hội chợ Làng nghề Việt Nam lần thứ 20 – 2024”
13:13 | 20/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hải Dương: Làng nghề tạo việc làm ổn định cho lao động nông thôn
13:54 | 18/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phú Yên phấn đấu công nhận mới từ 1 đến 2 làng nghề
11:06 | 18/09/2024 OCOP
Nông dân Hồ Trọng Lập được vinh danh Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024
14:59 | 17/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Rượu Lừng Hồng - Tinh hoa giá trị truyền thống từ hạt lúa nếp thơm Thái Bình
12:16 OCOP
100 gian hàng OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ được giới thiệu tại huyện Thanh Trì
23:00 Tin tức
Bắc Ninh: 12 cơ sở ở làng nghề giấy Phong Khê dừng hoạt động
09:24 Làng nghề, nghệ nhân
Hội An đón nhận “Nghề làm nhà tre, dừa ở Cẩm Thanh” danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia
09:24 Làng nghề, nghệ nhân
Chương trình OCOP 2024: Đẩy mạnh phát triển sản phẩm nông thôn
09:11 OCOP