Hội nghị tổng kết 10 năm xây dựng Nông thôn mới vùng duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
Tổng quan và Bàn Chủ trì hội nghị.
Tham dự hội nghị có, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT Trần Thanh Nam, Đ/c Trịnh Thị Thủy - Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân, Thứ trưởng Nguyễn Văn Sơn (Bộ Công An), Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn (Bộ Y Tế), Thứ trưởng Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc - Đ/c Y Thông cùng đại diện lãnh đạo một số Ủy ban của Quốc hội, Tổ chức Chính trị xã hội; tập thể lãnh đạo, CBCNVC Văn phòng điều phối Nông thôn mới Trung Ương (đơn vị tổ chức) và lãnh đạo Tỉnh Ủy, UBND, một số Sở/Ngành liên quan thuộc các tỉnh trong vùng.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường phát biểu khai mạc hội nghị.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường khẳng định: Chương trình Mục tiêu Quốc gia Xây dựng Nông thôn mới là chương trình tổng hợp, đầy đủ thực hiện nghị quyết 26, Chương trình được thực hiện trên toàn bộ khu vực Nông thôn Việt Nam. Đây cũng là lần đầu tiên Việt Nam tổ chức xây dựng Nông thôn mới được lượng hóa bằng 19 nhóm tiêu chí. Đây cũng là chương trình có xuất phát điểm thấp với áp lực và nhu cầu nguồn lực rất lớn, giữa bối cảnh chịu tác động lớn của khủng hoảng tài chính toàn cầu…
Theo Bộ trưởng, Xây dựng Nông thôn mới là chương trình thành công nhất trong tất cả chương trình dành cho Nông nghiệp - Nông dân - Nông thôn. Qua 9 năm, chương trình tạo nên thiết chế văn hóa - hạ tầng - kinh tế cơ bản… Về cơ bản, đã hoàn thành mục tiêu đến 2020, biến khát vọng và tận dụng mọi nguồn lực – tiềm năng sẵn có thành hiện hữu… “Xây dựng Nông thôn mới đã thổi luồng gió mới vào làng quê chúng tôi” - Bộ trưởng dẫn lời bày tỏ của người dân Quảng Nam…
Đối với vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường tái khẳng định: Đây là khu vực khởi đầu Xây dựng Nông thôn mới với xuất phát điểm rất thấp, là “lõi nghèo” của đất nước, rất khó để huy động phục vụ chương trình. Vì vậy, hội nghị lân này có ý nghĩa riêng, lựa chọn Quảng Nam để tổ chức cũng từ những đặc trưng và thành tựu mà địa phương đạt được…. Từ đó, Bộ trưởng đề nghị các đại biểu tại hội nghị tập trung phân tích, đề xuất để cùng nhìn lại quá trình 9 năm qua và có phương hướng cho giai đoạn tiếp theo…
Bí thư tỉnh Ủy Quảng Nam Phan Việt Cường chào mừng hội nghị.
UV Trung Ương Đảng, Bí thư tỉnh ủy Quảng Nam - Đ/c Phan Việt Cường bày tỏ phấn khởi và gửi lời cám ơn lãnh đạo các Bộ/Ngành/UB Trung Ương cùng đại biểu tại hội nghị. Bí thư Phan Việt Cường cho biết, Xây dựng Nông thôn mới của tỉnh được đặc biệt quan tâm và nhất quán chỉ đạo, thực hiện trên toàn hệ thống chính trị - xã hội và toàn thể nhân dân… Đến nay, thu nhập bình quân đầu quân đầu người vùng Nông thôn Quảng Nam là trên 32 trd/người/năm, dự kiến đạt trên 40 trđ/người/năm vào cuối 2020…
Vùng Duyên hải Nam trung bộ và Tây Nguyên gồm 13 tỉnh/thành phố với trên 15 triệu người sinh sống cùng hơn 40 dân tộc thiểu số, 1424 xã tổ chức xây dựng Nông thôn mới…Đây là vùng tập trung đầy đủ điều kiện về thổ nhưỡng, hạ tầng từ vùng ven biển, hải đảo, đồng bằng, trung du, miền núi… cùng hơn 1300 km bờ biển… Sau 9 năm triển khai, hai vùng huy động tổng nguồn lực đạt hơn 364.000 tỷ đồng (từ cộng đồng và doanh nghiệp khoảng 8-10%), đã có 9 đơn vị cấp huyện, 604 xã đạt chuẩn, chiếm 42,42% số xã, bình quân 14,58 tiêu chí/xã. Khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ với 8 đơn vị cấp huyện và 378 xã (45,82%) đạt chuẩn. Tây Nguyên với 1 đơn vị cấp huyện và 226 xã đạt chuẩn, bình quân 13,72 tiêu chí/xã. Về xây dựng Nông thôn mới nâng cao, mới có 3/13 xã ban hành bộ tiêu chí xã Nông thôn mới kiểu mẫu, nâng cao…. 61 khu dân cư kiểu mẫu tại Quảng Nam và Quảng Ngãi, 14/318 thôn bản khó khăn đạt chuẩn Nông thôn mới, Thu nhập bình quân đầu người vùng DHNTB đạt khoảng 27,87 triệu đồng/người; vùng TN đạt khoảng 30,45 triệu đồng/người. Mặc dù thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn của các tỉnh vùng DHNTB và TN đã có sự chuyển biến tích cực, nhưng vẫn thấp hơn so với bình quân chung của cả nước (35,88 triệu đồng). Bình quân tỷ lệ hộ nghèo tiếp cận đa chiều đến hết năm 2018 của các tỉnh vùng DHNTB còn khoảng 6,49% (còn cao thứ ba so với các vùng trong cả nước), vùng TN còn khoảng 10,36% (còn cao thứ hai so với các vùng trong cả nước, sau vùng Miền núi phía Bắc).
Thứ trưởng Trần Thanh Nam báo cáo tổng kết chương trình.
Chương trình OCOP sau hơn 01 năm triển khai, bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần thúc đẩy phát triển những sản phẩm đặc sản các địa phương (điển hình là các tỉnh Quảng Nam, Lâm Đồng). Tổng số sản phẩm dự kiến được chuẩn hóa đến 2020 của 02 vùng là 582 sản phẩm, chiếm 15,8% cả nước (cả nước là 3.684 sản phẩm), trong đó: Thực phẩm có 321 sản phẩm; Đồ 14 uống có 63 sản phẩm; Thảo dược có 54 sản phẩm; Vải may mặc có 18 sản phẩm; Lưu niệm nội thất trang trí có 68 sản phẩm; Dịch vụ du lịch, bán hàng có 58 sản phẩm; tổng nguồn lực huy động của 13 tỉnh đã phê duyệt đề án Chương trình OCOP dự kiến đạt 2.491 tỷ đồng (cả nước khoảng 9.398 tỷ đồng). Tỉnh Quảng Nam đã tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm và gắn sao được 25 sản phẩm OCOP (trong đó có 05 sản phẩm đạt 4 sao và 20 sản phẩm đạt 3 sao). (Theo báo cáo tổng kết của Thứ trưởng Trần Thanh Nam tại hội nghị - PV)
Cục trưởng - Chánh văn phòng Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung Ương Nguyễn Minh Tiến tại hội nghị.
Về vấn đề môi trường, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân cho rằng, đây là vùng nghèo, quy mô kinh tế còn nhỏ, chủ yêu là khai thác tài nguyên thiên nhiên nên mức độ đầu tư cho hạ tầng về Bảo vệ môi trường là khó, để thay đổi tập quán và thói quen sinh hoạt của người dân đòi hỏi quá trình dài, quyết tâm và kiên trì cao độ, chưa kể, đây là vùng có nhiều huyện miền núi đặc biệt khó khăn yêu cầu phải có cách làm riêng về môi trường. Theo thứ trưởng Võ Tuấn Nhân, vùng cần nỗ lực củng cố chất lượng và đẩy nhanh tiến độ về đích NTM với các xã, thôn có khả năng nhằm tạo hiệu ứng lan tỏa; xác định và phân loại rõ từng khu vực để có phương hướng phát triển phù hợp. Với Môi trường, tăng cường công tác thu gom và quản lý rác thải sinh hoạt,…. Phân loại và thu hồi chất thải hữu cơ phục vụ sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh nền nông nghiệp hữu cơ,… Cần thiết phát động các phong trào thi đua bảo vệ môi trường, nâng cao công tác tuyên truyền… Về phía Bộ sẽ song hành cùng các Bộ ngành liên quan song hành cùng các địa phương trong vùng trong các công tác liên quan cũng như nghiên cứu, đề xuất khung pháp lý, chính sách phù hợp cho từng vùng…
Đại diện tỉnh Đăk Lăk, Phó chủ tịch UBND tỉnh – Đ/c Y Giang Gry Niê Knơng: Khi bắt tay xây dựng Nông thôn mới, toàn tỉnh mới có 3 tiêu chí/xã, sau 9 năm đã đạt trên 14 tiêu chí/xã với tổng huy động khoảng 51.000 tỷ. Tại Đăk Lăk, vấn đề dân di cư tự do có ảnh hưởng rất lớn đến chương trình, được tỉnh đặc biệt chú trọng cùng sự quan tâm của Bộ/Ngành liên quan, nhiều dự án ổn định dân di cư tự do để phục vụ chương trình được tổ chức… Với Đăk Lăk, từ đặc thù đời sống gắn với Nông lâm kết hợp, mong muốn được Trung Ương hỗ trợ nhằm ổn định di dân và tổ chức quản lý lại đất đai để đẩy mạnh hiệu quả chương trình.
Đối với cấp huyện, Chủ tịch huyện Đơn Dương (T. Lâm Đồng) Dương Đức Đại cho biết, Xây dựng Nông thôn mới là 1 trong 5 nhiệm vụ ưu tiên tại Nghị quyết Đảng Bộ huyện. Khi bắt tay thực hiện, huyện là đơn vị cấp huyện khó khăn nhất của tỉnh Lâm Đồng, xác định tập trung nguồn lực hướng huyện đạt chuẩn Nông thôn mới (đã đạt chuẩn năm 2015) và phát triển kinh tế gắn với liên kết chuỗi, tạo vùng sản xuất lớn với khoảng hơn triệu tấn rau sạch/năm, gần 1 triệu con bò,… theo mô hình khép kín, tăng cường mô hình kinh tế tập thể, nâng cao tự chủ. Đến cuối năm 2018, tổng giá trị sản xuất đạt trên 200 tr/ha/năm, cá biệt có mô hình lên tới hơn 1 tỷ/ha/năm… Từ đó đẩy hộ nghèo xuống còn sấp sỉ 1%. Huyện Đơn Dương vừa công bố đề án Huyện Nông thôn mới kiểu mẫu về tổ chức sản xuất, nông nghiệp công nghệ cao; đề án Nông thôn mới kiểu mẫu với nâng chất toàn diện, hoàn thiện hạ tầng, đặc biệt chú trọng đẩy mạnh chuỗi giá trị nông sản, nâng cao văn hóa cộng đồng… với sự vào cuộc quyết tâm cao độ trên toàn hệ thống Chính trị - xã hội và trên toàn thể người dân trong huyện.
Đóng góp thêm, Ông Phạm Văn Tân - Bí thư chi bộ thôn An Tượng, Giám đốc HTX Nhơn Thọ, xã Nhơn Thọ, TX. An Nhơn (T. Bình Định) cho biết, thôn thông qua các buổi họp thôn cùng toàn thể người dân cùng thống nhất phương án tổ chức xây dựng Nông thôn mới, kết hợp hỗ trợ của Nhà nước và dân tự chủ đóng góp tổ chức làm đường, làm kênh mương thủy lợi,… Thôn tự lựa chọn và đề xuất tổ chức khu dân cư kiểu mẫu, được dân đồng tình và tự chủ thực hiện. Vấn đề môi trường được thôn lấy ý kiến toàn dân được nghiêm túc thực hiện, có góp phí thu gom rác thải với 768 hộ, 97% hộ dùng nước sạch, …
Phát biểu kết luận Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường tiếp nhận các ý kiến đóng góp và chuyển các cơ quan chuyên môn nghiên cứu. Theo Bộ trưởng, Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên là khu vực có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế, nông nghiệp và xây dựng Nông thôn mới lớn với diện tích lớn, đặc trưng “Tam sơn - Tứ Hải - Nhất phần điền”, đa dạng dân tộc, đa dạng sinh học… Tuy nhiên, đây cũng là “vùng trũng” khi bắt tay Xây dựng Nông thôn mới với tỷ lệ nghèo cao, hạ tầng yếu… Do đó, sau 9 năm, những kết quả mà vùng đạt được là “khá toàn diện” và “rất nền tảng” với hạ tầng cơ bản, hình thành nên sản xuất nông nghiệp hàng hóa ở quy mô lớn (Café, thanh long, hải sản…), vươn tầm toàn cầu… giúp cải thiện từng bước đời sống người dân nông thôn, phù hợp mục tiêu nghị quyết 26.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhắc nhở: (i) Sau hội nghị, đề nghị các tỉnh/thành phố tổ chức tổng kết sớm trước tổng kết của Trung Ương, để có phương hướng xử lý, triển khai kịp thời. (ii) Xác định Nông nghiệp - Nông dân - Nông thôn là thế mạnh, là dư địa và đặc thù của Việt Nam nói chung, với mỗi tỉnh nói riêng, cần thiết chủ trương phát triển tập trung, hỗ trợ nâng cao sức mạnh cộng đồng trong phát triển kinh tế, xã hội và gìn giữ giá trị văn hóa bản địa (iii) Cơ cấu lại, coi Nông nghiệp là thế mạnh trong chiến lược phát triển kinh tế vùng, thúc đẩy liên kết chuỗi trong việc chú trọng chế biến, gia tăng giá trị các sản phẩm nông sản có công nghệ cao mang đặc thù địa phương. (iv) Mọi chương trình, đề án phải gắn trực tiếp với ứng phó – thích ứng biến đổi khí hậu, giảm thiểu mọi tác động của môi trường đến phát triển. (v) Tổ chức sản xuất phải được chú trọng đặc biệt nhằm đưa người dân vào liên kết, tạo thu nhập ổn định… (vi), Trong công tác chỉ đạo, Nông thôn mới là sự nghiệp của dân – do dân – vì dân, để được thế, trách nhiệm của hệ thống chính trị - xã hội là quan trọng, vai trò – trách nhiệm của mỗi cán bộ như tấm gương… Cần thiết phải củng cố lại đội ngũ, nâng cao trình độ chuyên môn đảm bảo đủ điều kiện về lượng – chất của cán bộ phục vụ chương trình….
Một số hình ảnh tại Hội nghị: Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cùng đại biểu thăm các gian hàng OCOP
Thực hiện: Nguyễn Nam – An Hòa
Tin liên quan
Tin mới hơn

Làng nghề đúc đồng nghìn năm tuổi ở xứ Thanh
14:45 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lễ giỗ tổ Hùng Vương 2025 Trang nghiêm - Thành kính - Gắn kết triệu con tim đất Việt
14:35 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thêu liển hài ở Mường Chà
14:29 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bến Tre: Giữ nghề đan lát truyền thống hàng 100 năm tuổi ở Ba Tri
14:29 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân giữ hồn hát Then trong nhịp sống hiện đại
14:29 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề ăn cơm dưới đất, làm việc trên trời
14:28 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Làng nghề thổ cẩm Khmer - An Giang
14:28 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển nghề truyền thống gắn với xây dựng nông thôn mới ở Thọ Xuân
14:49 | 09/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Quảng Nam: Ông chủ 8X làm nước mắm truyền thống thu hơn 4 tỷ đồng mỗi năm
21:16 | 08/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phu nhân Chủ tịch Quốc hội tham quan cơ sở gốm truyền thống ở Thủ đô Tashkent của Uzbekistan
21:14 | 08/04/2025 Tin tức

Giữ “lửa” cho nghề rèn Đa Sỹ
09:33 | 04/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề nuôi cá triệu đô
14:55 | 03/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Về Ninh Thuận ghé thăm làng gốm cổ nhất Đông Nam Á
14:55 | 03/04/2025 Du lịch làng nghề

Lung linh sắc màu bánh truyền thống “Xứ Nẫu”
14:45 | 03/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Yên Thái - Bảo tồn và phục dựng nghề làm giấy dó
19:53 | 02/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đồng Tháp: Bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống
11:34 | 02/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Túc - Làng nghề truyền thống đan lát cỏ tế ở Hà Nội
16:00 | 01/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Yên Bái đẩy mạnh phát triển làng nghề gắn với bảo tồn văn hóa và bảo vệ môi trường
15:14 | 01/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng đá dưới chân Ngũ Hành Sơn
15:13 | 01/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Đặng Hồng Khánh và hành trình hồi sinh chữ Nôm Dao
08:27 | 31/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Rèn Phúc Sen - Giữ gìn giá trị xây dựng thương hiệu
22:37 | 30/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Công bố bảo vật Quốc gia đầu tiên của tỉnh Phú Yên
14:46 Tin tức

Làng nghề đúc đồng nghìn năm tuổi ở xứ Thanh
14:45 Làng nghề, nghệ nhân

Sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng trưởng trong quý I
14:43 Khuyến nông

Lễ giỗ tổ Hùng Vương 2025 Trang nghiêm - Thành kính - Gắn kết triệu con tim đất Việt
14:35 Làng nghề, nghệ nhân

Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm khai mạc Hội nghị Trung ương lần thứ 11
14:34 Tin tức