Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2019
Tổng quan hội nghị.
Tại hội nghị, ông Ngô Tất Thắng – Phó chánh văn phòng điều phối NTM TW báo cáo về những kết quả đạt được của chương trình OCOP cụ thể: Sau hơn 1,5 năm triển khai, Chương trình đã đạt được những kết quả quan trọng ban đầu, tạo được sự lan tỏa mạnh mẽ trên phạm vi cả nước, 61/63 UBND tỉnh đã phê duyệt, triển khai Đề án/ Kế hoạch thực hiện chương trình OCOP (còn tỉnh Tây Ninh và Kiên Giang chưa thực hiện). Nhiều tỉnh, địa phương đã tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai sâu rộng trong BCH Tỉnh ủy, trong hệ thống chính trị của tỉnh. Công tác thông tin, tuyên truyền về Chương trình OCOP được thực hiện với nhiều hình thức và chủ đề phong phú. Công tác triển khai chu trình Ocop có 19 tỉnh/thành phố triển khai nghiêm túc từ cấp huyện như: Quảng Ninh, Bắc Kạn, Quảng Nam, Bến Tre. Theo báo cáo thống kế của 61 tỉnh thành phố đã phê duyệt đề án, kế hoạch, tổng số sản phẩm dự kiến chuẩn hóa OCOP đến hết năm 2020 là 3.843 sản phẩm; 500 phương án, dự án sản xuất kinh doanh được đề xuất và được Nhà nước hỗ trợ triển khai. Các địa phương sau khi cấp GCN sản phẩm OCOP đã nghiêm túc thực hiện việc cấp quyền sử dụng, quản lý nhãn hiệu OCOP, dán tem điện tử truy suất nguồn gốc sản phẩm OCOP. Công tác đào tạo tập huấn được triển khai sâu rộng cụ thể: 27 chuyên đề đào tạo dành cho cán bộ quản lý, do Bộ NN &PTNT phối hợp với Đại học Nông lâm Thái Nguyển tổ chức cho các tổ chức kinh tế theo Khung bộ tài liệu đào tạo về Chương trình OCOP tại Quyết định số 490/QĐ-TTg. Nhiều tỉnh, huyện tổ chức tập huấn chuyên sâu cho cán bộ cơ sở nhằm quán triệt và giúp hiểu sâu, hiểu đầy đủ hơn về Chương trình OCOP. Qua đó góp phần sớm giải quyết các khó khăn, vướng mắc ban đầu (Bắc Kạn, Bến Tre, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Hà Nội,...). Hoạt động xúc tiến thương mại phục vụ chương trình OCOP diễn ra sôi nổi khắp cả nước. Nhiều địa phương đã thực hiện mở các trung tâm, điểm giới thiệu bán sản phẩm OCOP theo tiêu chí quy định của Bộ Công thương (Quyết định 920/QĐ-BCT ngày 16/4/2019) như Quảng Ninh, Hà Giang, Bắc Kan, Thái Nguyên, Quảng Nam, Bến Tre... đã tạo nên hiệu ứng tích cực quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP...
Bàn chủ trì hội nghị.
Thứ trưởng Trần Thanh Nam định hướng tham luận tại hội nghị.
Nhìn chung chương trình OCOP mới được triển khai trong thời gian ngắn song đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Đặc biệt nhân thức xã hội của các cấp ủy, chính quyền và các cấp cộng đồng doanh nghiệp, hợp tác xã về vị trí của chương trình OCOP có sự thay đổi. Các sản phẩm OCOP được đánh giá xếp hạng đã có bước tiến về chất lượng, đa dạng về mẫu mã, bao bì, đảm bảo điều kiện, quy định về tem, nhãn mác, truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Các tổ chức kinh tế tham gia Chương trình OCOP từng bước được củng cố, phát triển, nhiều chủ doanh nghiệp, hợp tác xã có độ tuổi còn trẻ, tỷ lệ nữ đáng kể, có trình độ, hoạt động nhanh nhạy với cơ chế thị trường.
Ông Nguyễn Minh Tiến trình bày về việc triển khai Bộ Tiêu chí OCOP.
Ông Ngô Tất Thắng – Phó chánh văn phòng điều phối NTM TW báo cáo về những kết quả đạt được của chương trình OCOP.
Tại hội nghị ông Nguyễn Minh Tiến trình bày về việc triển khai Bộ Tiêu chí OCOP và xây dựng Quy chế hoạt động của Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOp quốc gia. Bộ Tiêu chí OCOP được xây dựng dựa trên khung định hướng tiêu chí đã được phê duyệt tại Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ. Các sản phẩm được phân loại đánh giá theo 06 ngành hàng, bao gồm: Thực phẩm; Đồ uống; Thảo dược; Vải và may mặc; Lưu niệm - nội thất - trang trí; và Dịch vụ du lịch nông thôn và bán hàng. Các ngành hàng được cụ thể hóa bằng 26 bộ tiêu chí, áp dụng cho 15 nhóm và 18 phân nhóm sản phẩm. Trong đó 14 nhóm do Bộ Nông nghiệp & PTNT quản lý, 6 nhóm của Bộ Công Thương, 5 nhóm của Bộ Y tế và 1 nhóm của Bộ Văn hóa, Thể thao Du lịch quản lý.
Sau hơn 1 năm triển khai Chương trình, với gần 1.000 sản phẩm được 19 tỉnh, thành phố đánh giá, phân hạng từ 3 sao trở lên, đã nổi lên một số vấn đề: (i) hiện nay hầu hết các Hội đồng chỉ tổ chức họp 1 phiên toàn thể, các đợt đánh giá kỹ thuật là do tư vấn và các cán bộ chuyên môn sâu của các Sở tham gia. Nhiều hội đồng phải đánh giá hàng trăm sản phẩm, do đó thời gian hoạt động của mỗi hội đồng kéo dài. (ii) Sự phối hợp giữa cấp huyện và cấp tỉnh trong tiếp nhận hồ sơ, hướng dẫn chủ thể tham gia còn chưa nhịp nhàng, bám nguyên tắc và yêu cầu của Chương trình OCOP. Cán bộ cơ sở và tư vấn một số địa phương còn lúng túng trong lựa chọn sản phẩm đăng ký, chưa lựa chọn đúng sản phẩm đặc sắc bản địa, còn chọn các vật phẩm thô, hồ sơ minh chứng còn thiếu. (iii) Đối với hoạt động chấm điểm trong đánh giá sản phầm, một số địa phương đã ứng dụng công nghệ thông tin và phần mềm chuyên dụng, giúp tiết kiệm thời gian và xử lý tình huống nhanh. (Bắc Kạn, Hà Nội, Hà Tĩnh…)
T.S Trần Văn Ơn đánh giá lại về những vấn đề thực tiễn khi triển khai Chương trình OCOP, một số giải pháp trọng tâm thực hiện trong năm 2020.
Theo TS. Trần Văn Ơn, Chương trình nhận được sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ và các Bộ/ngành, đơn vị liên quan. Hầu hết các Bộ/Ngành đều ban hành văn bản liên hướng dẫn. Đối với các tỉnh/thành phố trực thuộc TƯ, chỉ còn 2 tỉnh chưa phê duyệt, một số địa phương đã lập đoàn liên ngành hỗ trợ các chủ thể OCOP. Tuy nhiên, một số tỉnh “khoán trắng” cho ngành NN&PTNT trong khi OCOP thể hiện đa dạng ngành nghề...T.S đề ra một số giải pháp như sau cần bổ sung sự tham gia của ngành Thuế và chống gian lận thương mại; Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và triển khai các dự án chỉ đạo điểm; Tổ chức tập huấn xây dựng dự án và hướng dẫn triển khai. Cần thông nhất về nội hàm, phương pháp luận, nội dung... của OCOP. Qua đó TS cũng đưa ra một số kết luận. Mục tiêu chính của Chương trình OCOP giai đoạn 2018 – 2020 là hiểu hết các khái niệm, nội hàm, bài học kinh nghiệm... của OVOP, từ đó triển khai mạnh hơn trong giai đoạn tới. Với sự nỗ lực của hệ thống chính trị, chương trình OCOP đã tạo được sự quan tâm và tham gia của cộng đồng góp phần xây dựng hình ảnh “Chính phủ kiến tạo – Liêm chính- Hành động – Bứt phá trong con mắt người dân.
Định hướng tham luận Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT - ông Trần Thanh Nam nêu rõ: (i) Qua hội nghị này chúng ta cần siết lại phần đánh giá về chất lượng sản phẩm, (ii) đã có gần 3300 tổ chức kinh tế doanh nghiệp đăng ký tham gia chương trình Ocop, 774 doanh nghiệp- HTX tham gia chương trình OCOP đây là điều rất đáng mừng (iii) Sự vào cuộc của các tập đoàn lớn, tập đoàn bán lẻ như vậy nhu cầu thực tế rất lớn, các hệ thống chính trị từ cấp ủy Đảng đã bắt đầu vào cuộc đến người dân, đến doanh nghiệp. Thứ trưởng đề nghị các địa phương cần hiểu rõ Bản chất của OCOP là gì? Hay là thương hiệu để thi đua các gian hàng, tránh tình trạng chạy theo hình thức. Các sản phẩm OCOP đó là sức mạnh cộng đồng và tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa. Chúng ta tập trung vào sản phẩm chủ lực có sẵn hay đánh giá tập trung phát triển các sản phẩm địa phương đang cần chúng ta - đã nhảy được bao nhiêu? Tránh tình trạng ào ạt chuẩn hóa sản phẩm. Phát huy sức mạnh cộng đồng chúng ta cần hiểu rõ, đặc biệt vấn đề cần quan tâm là vùng nguyên liệu địa phương có đảm bảo không? Tránh tình trạng chạy theo phong trào?
Góp ý tại hội nghị, theo đại diện Hà Tĩnh: Cần nghiên cứu hệ thống khung pháp lý đồng bộ như quản lý tem nhãn mác, thị trường, quảng bá. Cần thiết phải tổ chức bộ máy truyền thông mạnh nhằm thay đổi nhận thức không chỉ của người dân mà từ chính cán bộ, lãnh đạo các Bộ,ngành, địa phương. Cần có hướng dẫn chi tiết nhằm tránh “vàng thau lẫn lộn” trong đánh giá xếp hạng các sản phẩm OCOP
Còn đối với ông Nguyễn Văn Chí - OCOP Hà Nội, thì, Hà Nội triển khai chậm hơn một số tỉnh, mặc dù tiềm năng có đến hơn 1300 làng có nghề. Mục tiêu Hà Nội hướng đến 2020, có ít nhất 1000 sản phẩm được đánh giá. Quá trình học tập kinh nghiệm và triển khai, Hà Nội nhanh chóng đưa phần mềm vào phục vụ công tác đánh giá, vai trò các nhà tư vấn là đặc biệt quan trọng trong quá trình này song song với công tác tuyên truyền...
Đồng thuận các ý kiến, các đại biểu tập trung vào phân tích tính khả thi các tiêu chí, cụ thể hóa tiêu chí đến việc lựa chọn sản phẩm hay cách làm sao cho hiệu quả, tránh đi sai lệch mục tiêu của chương trình.
Kết luận hội nghị Thứ trưởng Trần Thanh Nam ghi nhận những ý kiến tham luận tại hội nghị, cùng với hội nghị phía Nam sẽ tổng hợp và nghiên cứu cho những giải pháp phù hợp cho giai đoạn tiếp theo. Theo Thứ trưởng, QĐ 1048/QĐ-TTg có hiệu lực từ 1/1/2020, nên hội nghị vừa là tổng kết vừa là triển khai quyết định trên, đòi hỏi các địa phương phải thay đổi theo. Còn nhiều hạn chế, song cần tổng hợp và bổ sung cho phù hợp với điều kiện hiện tại.
Với 3843 sản phẩm, các địa phương tiếp tục đánh giá và hoàn thiện, song không nhất thiết phải chạy theo số lượng vì vấn đề “chỉ tiêu”... Các sản phẩm đã có sẵn, cần xem xét kỹ nguồn gốc, tính chất cộng đồng trong sản phẩm... tránh gây hệ lụy xấu cho cả chương trình.
Bên cạnh đó, Thứ trưởng yêu cầu hệ thống các cấp cần hoàn thiện sớm khung các nội dung hoạt động, ngân sách phục vụ cho 2020...
Cần thiết phải chi tiết hóa hướng dẫn đánh giá các tiêu chí cụ thể trong bộ tiêu chí OCOP... Phải xây dựng được đội ngũ tư vấn để đảm bảo chính xác của mục tiêu chương trình - Đây là nội dung khác với đơn vị tư vấn... Ngoài ra, vai trò cấp xã cũng cần phải chú trọng và bổ sung, để xã phải là đơn vị đề xuất các sản phẩm OCOP... - Phải thay đổi để OCOP là vì người dân, phục vụ người dân... - Thứ trưởng Trần Thanh Nam nhấn mạnh./.
Bài và ảnh: Nguyễn Nam – Thanh Hậu
Tin liên quan
Tin mới hơn

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Cao Bằng gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống: Nét đẹp văn hóa gắn liền phát triển kinh tế
09:17 | 12/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Trại hè kết nối kiều bào trẻ 2025: “Cùng nhau viết tiếp câu chuyện hòa bình”
09:18 Tin tức

Gia Lai vùng đất hợp nhất giữa đại ngàn và biển xanh hội tụ
09:17 Du lịch làng nghề

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 Làng nghề, nghệ nhân

Đời sống mới ở xã Lê Lợi
09:30 Nông thôn mới