Hoa hồi Lạng Sơn - Món quà quý từ nhiên nhiên
Cây hồi vốn là một loại cây thân gỗ lâu năm cao từ 6 đến 10m, xuất hiện nhiều ở vùng núi phía Bắc nước ta, trong đó có tỉnh Lạng Sơn. Cây có đặc điểm là lá xanh quanh năm, mọc so le với nhau, có hình lưỡi mác hoặc trứng thuôn, nhọn dần về đuôi lá. Mặc dù gọi là “hoa hồi” nhưng đây thực chất là quả hồi. Ngoài ra hoa hồi còn được gọi bằng những cái tên khác như: Đại hồi, tai vị, quả hồi, hoặc bát giác hồi hương. Khi non hoa hồi có màu xanh lục, khi về già đài hoa sẽ khô lại và có màu nâu sẫm quen thuộc. Cây hồi thường cho hoa từ tháng 3 đến tháng 5, đến tháng 7, tháng 9 hoa hồi bắt đầu chín và được thu hoạch.
Được biết, vào thời hoàng kim việc thu mua hoa hồi ở Lạng Sơn rất sối động. Ngày ấy, hoa hồi được ví như “vàng mười”, gia đình nào có nhiều hoa hồi nghiễm nhiên được coi là giàu có. Thời điểm đó, thương lái xuống tận làng bản để thu mua hoa hồi. Hoa hồi hái ra bao nhiêu bán hết từng đó. Tinh dầu hồi Lạng Sơn cũng được thương lái đặt người dân địa phương chiết xuất thủ công và chiết xuất không đủ bán. Có giai đoạn khắp bản làng nổi lửa, thắp đèn suốt ngày đêm, vui như mở hội. Thế rồi có giai đoạn hoa hồi trượt giá thảm hại. Người dân không mấy mặn mà với hoa hồi và những lò nấu tinh dầu một thời không bao giờ tắt lửa nay đành bỏ hoang.
Theo kinh nghiệm dân gian, hoa hồi từ lâu được sử dụng tạo hương vị đặc trưng, kích thích vị giác trong nhiều món ăn ngon. Hoa Hồi còn được kết hợp với nhiều loại gia vị khác để chế biến ra hàng loạt món đặc sản Lạng Sơn độc đáo, ngon nức tiếng mang đậm hương vị của miền núi Đông Bắc. Bên cạnh hương vị độc đáo và cuốn hút thì hoa hồi còn có tác dụng, như: Giảm đau xương khớp, thấp khớp; giúp kích thích vị giác, tăng nhu động ruột, giúp ăn uống ngon miệng hơn, đau bụng, đầy hơi, ngộ độc thức ăn, ngăn ngừa kiết lỵ, tiêu chảy, khó tiêu, táo bón; cải thiện hệ hô hấp (ho gió, ho khan, hen suyễn, viêm họng, long đờm); ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn, nấm, vi sinh vật, nâng cao hệ miễn dịch… Mặt khác, do có hàm lượng trans-anethol cao và hơn 20 hoạt chất khác nên dùng tinh dầu hoa hồi Lạng Sơn để xông mặt sẽ giúp da thải bỏ bụi bẩn, tế bào chết sâu dưới lỗ chân lông, mang lại một làn da tươi sáng rạng rỡ. Ngoài ra, tinh dầu hồi còn được sử dụng để massage cơ thể, giảm bớt căng cơ, đau nhức và đem lại tinh thần sảng khoái...
Mặc dù hoa hồi Lạng Sơn có nhiều công dụng rất hấp dẫn nhưng người dùng vẫn cần phải lưu ý một vài điều như sau: Không lạm dụng hoặc sử dụng quá nhiều bởi thành phần cis-ethanol trong hoa hồi khô có thể gây ngộ độc nếu dùng quá định mức; Trước khi dùng tinh dầu hoa hồi, nên thử trước trên da để tránh dị ứng với thành phần; Khi dùng trong thực phẩm, tránh dùng hoa hồi bị ẩm mốc vì ngoài việc bị mất hương thơm còn có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe; Để chọn hoa hồi chất lượng, nên chọn loại có đài còn nguyên (không bị vỡ vụn). Hoa được thu hoạch khi đủ độ già, có màu nâu sẫm, cánh hoa căng mọng và hạt to tròn chứng tỏ nhiều dầu hồi; Cách bảo quản hoa hồi hiệu quả là nên phơi khô, sau đó cho vào lọ hoặc túi kín, thỉnh thoảng mang ra phơi nắng để tránh ẩm mốc.
Bằng sự kết hợp giữa chính quyền - doanh nghiệp - người dân - nhà khoa học… sản phẩm hoa hồi Lạng Sơn càng ngày càng khẳng định được chỗ đứng trên trường quốc tế. Hiện nay, bên cạnh thị trường Trung Quốc, thì Ấn Độ, Thái-lan, Ma-lai-xi-a, Đức, Hà Lan, và Xin-ga-po, Nhật Bản cũng đang rất cần nhập tinh dầu hồi của Lạng Sơn. Đây là điều kiện quan trọng để Lạng Sơn đẩy mạnh việc trồng cây hồi, cũng như phát triển thêm nhiều cơ sở chế biến các sản phẩm từ hoa hồi.
Bài, ảnh: Hồ Lợi
Tin liên quan
Tin mới hơn

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị
11:13 Văn hóa - Xã hội

Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước
11:12 Tin tức

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP
14:57 OCOP