Hiệp hội Làng nghề Việt Nam xét phong tặng các danh hiệu làng nghề Việt Nam
Sự kiện nhằm mục đích ghi nhận và biểu dương những làng nghề, doanh nghiệp làng nghề, nghệ nhân, thợ thủ công sản xuất, kinh doanh tại làng nghề (gọi tắt là các tổ chức và cá nhân) đã đạt thành tích xuất sắc; Động viên, khuyến khích các tổ chức và cá nhân trong làng nghề sáng tạo sản phẩm, xây dựng thương hiệu cho làng nghề và sản phẩm đặc thù của các địa phương, cố gắng hơn nữa trong sản xuất, kinh doanh, đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp phát triển đất nước.
Đối tượng xét phong tặng là những hội viên của Hiệp hội, các gia đình, dòng họ tại các làng nghề, phố nghề trong cả nước tự nguyện đăng ký tham gia, trong đó gồm có: Các sản phẩm do hội viên Hiệp hội sản xuất; Các đơn vị kinh tế (hoạt động sản xuất, thương mại, dịch vụ) gồm có: các hộ gia đình có đăng ký kinh doanh, tổ sản xuất, hợp tác xã, các loại doanh nghiệp (công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh); Các doanh nhân (chủ đơn vị kinh tế: Chủ hộ gia đình, tổ trưởng tổ sản xuất, chủ nhiệm hợp tác xã, giám đốc các loại doanh nghiệp..); Các làng nghề; Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú, Nghệ nhân làng nghề Việt Nam; Các cá nhân, người có sáng tạo tự đề nghị xét phong tặng hoặc được một tổ chức đề nghị; Các gia đình, dòng tộc sinh ra và lớn lên tại các làng nghề, phố nghề truyền thống, được truyền nghề trong 3 thế hệ, nắm vững bí quyết nghề, có trình độ kỹ năng, kỹ xảo, thiết kế sản phẩm hàm lượng văn hóa cao, đang gìn giữ và truyền dạy nghề cho các thế hệ trẻ trong dòng họ và cộng đồng theo phương thức kết hợp giữa công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại,
Thời hạn xét thành tích để phong tặng là trong hai năm 2021 - 2022. Danh hiệu xét phong tặng gồm: Làng nghề Văn hóa - Du lịch tiêu biểu” cấp cho làng nghề; “Nghệ nhân Làng nghề Việt Nam” cấp cho cá nhân thuộc các ngành nghề đạt tiêu chuẩn; “Nghệ nhân Văn hóa Nghệ thuật Ẩm thực Làng nghề Việt Nam" cấp cho cá nhân nắm giữ bí quyết nghề ẩm thực; “Đơn vị Kinh tế - Du lịch Làng nghề tiêu biểu năm 2022” cấp cho đơn vị kinh tế; “Bảo vật tinh hoa Làng nghề năm 2022” cấp cho sản phẩm; “Thợ giỏi Làng nghề Việt Nam” cấp cho cá nhân thuộc các ngành nghề đạt tiêu chuẩn; “Bảng vàng Gia tộc nghề truyền thống Việt Nam” cấp cho các gia đình, dòng tộc; Khen thưởng tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc vượt qua khó khăn trong đại dịch Covid-19, duy trì sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội (trong thời gian từ năm 2020 2021).
Tiêu chuẩn đổi với “Làng nghề Văn hóa - Du lịch tiêu biểu” phải có cơ sở hạ tầng và môi trường làng nghề, môi trường sinh thái tốt; Chất lượng các dịch vụ du lịch cao, hướng tới sự phát triển làng nghề du lịch thân thiện, an toàn và bền vững; Có các sản phẩm du lịch mang tính đặc thù của từng làng nghề, từng địa phương. Tích cực tham gia phong trào xây dựng nông thôn mới; Có những giải pháp tích cực nhằm cải thiện môi trường tại làng nghề; Tổ chức tốt việc hợp tác sản xuất, xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm; Có ý thức chấp hành tốt Điều lệ của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, tham gia xây dựng Hiệp hội ngày càng lớn mạnh; Có thành tích xuất sắc vượt qua khó khăn trong đại dịch Covid-19, duy trì sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội (trong thời gian từ năm 2020 - 2021).
Tiêu chuẩn đối với “Nghệ nhân Làng nghề Việt Nam”: Là thợ giỏi, nắm giữ bí quyết nghề, có trình độ kỹ năng, kỹ xảo cao, trực tiếp tạo mẫu, thiết kế sản phẩm, có ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường; Có thành tích đóng góp trong việc giữ gìn, truyền dạy nghề cho thế hệ trẻ; Có tác phẩm đã đạt giải trong nước hoặc quốc tế; Có tư cách, đạo đức nghề nghiệp: Tận tâm với nghề, được cộng đồng và đồng nghiệp ghi nhận; Có ý thức chấp hành tốt Điều lệ của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, tham gia xây dựng Hiệp hội ngày càng lớn mạnh; Có thành tích xuất sắc vượt qua khó khăn trong đại dịch Covid-19, duy trì sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội (trong thời gian từ năm 2020 2021).
Tiêu chuẩn đổi với “Nghệ nhân Văn hóa Nghệ thuật ẩm thực Làng nghề Việt Nam”: Là thợ giỏi, nắm giữ bí quyết nghề ẩm thực, có trình độ kỹ năng cao, trực tiếp chế biến các món ăn, có ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường; Có thành tích đóng góp trong việc giữ gìn, truyền dạy nghề cho thế hệ trẻ; Có tư cách, đạo đức nghề nghiệp, tận tâm với nghề, được cộng đồng và đồng nghiệp ghi nhận; Có ý thức chấp hành tốt Điều lệ của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, tham gia xây dựng Hiệp hội ngày càng lớn mạnh; Có thành tích xuất sắc vượt qua khó khăn trong đại dịch Covid-19, duy trì sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội (trong thời gian từ năm 2020 - 2021).
Tiêu chuẩn đối với “Dơn vị kinh tế - Du lịch Làng nghề tiêu biểu”: Lợi nhuận về sản xuất, kinh doanh sản phẩm làng nghề năm sau cao hơn năm trước. Đổi mới về sản phẩm và công nghệ; Có giải pháp sử dụng các công nghệ bảo vệ môi trường; Có ý thức chấp hành tốt Điều lệ của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, tham gia xây dựng Hiệp hội ngày càng lớn mạnh; Có thành tích xuất sắc vượt qua khó khăn trong đại dịch Covid-19, duy trì sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội (trong thời gian từ năm 2020 - 2021).
Tiêu chuẩn đối với “Bảo vật tình hoa”: Là sản phẩm độc bản tinh hoa; Là sản phẩm có hình thức độc đáo; Là sản phẩm có giá trị đặc biệt liên quan đến một sự kiện trọng đại của đất nước hoặc liên quan đến sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân tiêu biểu; hoặc là tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng về giá trị tư tưởng, nhân văn, giá trị thẩm mỹ tiêu biểu cho một khuynh hướng, phong cách, một thời đại; Hoặc là sản phẩm được phát minh, sáng chế tiêu biểu, có giá trị thực tiễn cao, có tác dụng thúc đẩy xã hội phát triển ở một giai đoạn lịch sử nhất định, hoặc là mẫu vật tự nhiên chứng minh cho các giai đoạn hình thành và phát triển lịch sử trái đất, lịch sử nhiên; Tổ chức, cá nhân thực hiện ra sản phẩm có thành tích xuất sắc vượt qua khó khăn trong đại dịch Covid-19, duy trì sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội (trong thời gian từ năm 2020 2021).
Tiêu chuẩn đối với “Thợ giỏi Làng nghề Việt Nam”: Là thợ lành nghề, làm việc có năng suất, chất lượng cao được những người trong cùng ngành nghề thừa nhận; Có tác phẩm được đạt giải trong các cuộc thi, hội chợ, triển lãm cấp tinh trở lên; Có tư cách và đạo đức nghề nghiệp; Có ý thức chấp hành tốt Điều lệ của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, tham gia xây dựng Hiệp hội ngày càng lớn mạnh; Có thành tích xuất sắc vượt qua khó khăn trong dại dịch Covid-19, duy trì sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội (trong thời gian từ năm 2020 - 2021).
Tiêu chuẩn đối với “Bảng vàng Gia tộc nghề truyền thống Việt Nam”: Là gia đình, dòng tộc sinh ra và lớn lên tại các làng nghề, phố nghề truyền thống, được truyền nghề trong ba thế hệ trở lên, nắm vững bí quyết nghề, có trình độ kỹ năng, kỹ xảo cao, thiết kế sản phẩm có hàm lượng văn hóa cao; Đã và đang gìn giữ và truyền dạy nghề cho các thế hệ trẻ trong dòng họ và cộng đồng theo phương thức kết hợp giữa công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại; Có sản phẩm, tác phẩm đạt giải tại các cuộc thi, hội chợ, triển lãm, đạt giải trong và ngoài nước, thân thiện với môi trường; Hoạt động sản xuất, kinh doanh luôn ổn định, có hiệu quả thiết thực cho gia đình và cộng đồng về kinh tế, văn hóa, xã hội, phát triển bền vững; Có tâm đức với nghề nghiệp, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, không vi phạm pháp luật, được đồng nghiệp và cộng đồng dân cư công nhận; Các thành viên trong dòng tộc có thành tích xuất sắc vượt qua khó khăn trong đại dịch Covid- 19, duy trì sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội (trong thời gian từ năm 2020 2021).
Tiêu chuẩn đối với “Tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc vượt qua khó khăn trong đại dịch Covid-19, phát triển kinh tế - xã hội” (trong thời gian từ năm 2020 2021); Thực hiện thành công và hiệu quả mục tiêu kép: “Vừa chống đại dịch Covid-19; vừa duy trì sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội”; Thực hiện nghiêm túc 5K tại cơ sở và các văn bản có liên quan đến phòng chống dịch.
Tổ chức chỉ đạo xét phong tặng: Hội đồng xét phong tặng có nhiệm vụ giúp lãnh đạo Hiệp hội Làng nghề Việt Nam trong việc thẩm định, xét duyệt và kiến nghị xét phong tặng cho từng trường hợp theo những tiêu chuẩn đã quy định, xử lý các khiếu nại (nếu có). Hội đồng xét phong tặng chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định của mình; Thành viên Hội đồng xét phong tặng, gồm: Chủ tịch Hội đồng là ông Lưu Duy Dần, Chủ tịch Hiệp hội và các nhà khoa học, các chuyên gia, nghệ nhân trong lĩnh vực làng nghề (có Quyết định kèm theo).
Thủ tục và điều kiện xét phong tục: Mỗi đơn vị kinh tế hoặc cá nhân hội viên Hiệp hội tham gia xét phong tặng cần làm một Bạn đăng ký đề nghị xét phong tặng. Mẫu đăng ký này do Thường trực Hiệp hội quyết định.
Hội đồng xét phong tặng và Ban Thư kỷ chịu trách nhiệm tổ chức việc thẩm định theo đúng tiêu chuẩn, công khai, minh bạch; Kiến nghị danh sách cuối cùng các tập thể và cá nhân được khen thưởng năm 2022 để trình lãnh đạo Hiệp hội Làng nghề Việt Nam.
Lễ Phong tặng “Các danh hiệu Làng nghề Việt Nam” lần thứ X - Năm 2022 được tổ chức trang trọng vào đầu tháng 12/2022, dự kiến tại Thủ đô Hà Nội.
Bài, ảnh: Thanh Lam
Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ
Tin liên quan
Tin mới hơn
Hiệp định FTA "cơ hội vàng" cho doanh nghiệp làng nghề xuất khẩu
09:55 | 30/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Phát triển làng nghề truyền thống: Cần có sự quan tâm cụ thể hơn từ phía Nhà nước
11:18 | 16/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Phát triển bền vững làng nghề gốm gắn với du lịch
17:27 | 13/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Giải pháp đẩy nhanh xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu tỉnh Vĩnh Phúc
11:04 | 11/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Nhận diện đặc trưng làng nghề gốm khu vực
11:21 | 10/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng gốm truyền thống miền Trung: Bảo tồn và phát huy giá trị hướng đến du lịch cộng đồng (Kỳ I)
10:44 | 01/08/2024 Nghiên cứu trao đổi
Tin khác
Quản lý và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề
15:14 | 26/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Nghề dệt cổ truyền của người Thái ở Tây Bắc trong cuộc sống hiện đại
07:36 | 25/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Gốm cổ Quảng Đức di sản văn hóa tiêu biểu
14:26 | 11/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Tìm giải pháp phát triển làng nghề gắn với văn hóa, du lịch
09:11 | 05/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Cuốn sách của tư duy, tầm nhìn và sự tâm huyết với sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa, con người Việt Nam
09:54 | 24/06/2024 Nghiên cứu trao đổi
Nghề dát vàng bạc quì làng Kiêu Kỵ
09:10 | 18/06/2024 Nghiên cứu trao đổi
Khai thác nguồn lực phát triển kinh tế làng nghề tại Thủ đô
09:28 | 13/06/2024 Nghiên cứu trao đổi
Cần nâng tầm các sản phẩm làng nghề, lưu giữ giá trị văn hóa - lịch sử
10:45 | 07/06/2024 Nghiên cứu trao đổi
Marketing bán hàng online cho sản phẩm gốm bát tràng
10:07 | 30/05/2024 Nghiên cứu trao đổi
Nghề và Làng nghề truyền thống
09:22 | 16/05/2024 Nghiên cứu trao đổi
Vai trò, vị thế của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, trong sự nghiệp bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống Việt Nam
10:08 | 10/05/2024 Nghiên cứu trao đổi
Hướng đi bền vững để bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống
15:49 | 19/04/2024 Nghiên cứu trao đổi
Văn hóa làng nghề trong văn hóa xứ Nghệ
10:17 | 12/04/2024 Nghiên cứu trao đổi
Phát triển bền vững du lịch làng nghề Thừa Thiên Huế
15:25 | 04/04/2024 Nghiên cứu trao đổi
Gìn giữ tinh hoa làng nghề thời 4.0
09:35 | 02/04/2024 Nghiên cứu trao đổi
Âm nhạc huyền thoại của ABBA đến với nơi hội ngộ miền di sản
20:36 Tin tức
Phú Yên: Đưa thổ cẩm Xí Thoại trở thành sản phẩm du lịch
10:01 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Ổn định sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
09:54 Khuyến nông
Bộ NN và PTNT giới thiệu cuốn sách “Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn, những ký ức và kỷ niệm”
17:00 Nông thôn mới
Sống động chương trình “Ký ức Hà Nội - 70 năm”
14:32 Văn hiến Hà Thành