Hiệp hội Làng nghề Việt Nam quán triệt cơ sở làng nghề, hội viên phòng chống dịch Covid-19 hiệu quả để ổn định sản xuất
Trước tình hình đó, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đã quán triệt thực hiện sự chỉ đạo của Chính phủ, Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; kết hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng có liên quan, các tổ chức chính trị xã hội, chính quyền địa phương có những giải pháp chống dịch linh hoạt cho các cơ sở sản xuất tại làng nghề. Chủ tịch Hiệp hội, Thường trực và Hội đồng Tư vấn Hiệp hội thường xuyên xuống cơ sở chỉ đạo, hướng dẫn đã các đơn vị, cơ sở sản xuất trực thuộc, kêu gọi sự đoàn kết của các làng nghề, các tổ chức kinh tế - văn hóa, các nghệ nhân trong làng nghề, phố nghề… hỗ trợ nhau về nguyên liệu đầu vào, sản phẩm đầu ra cũng như thực hiện tốt công tác phòng chống dịch Covid-19 để đảm bảo an toàn cho môi trường làng nghề khôi phục và phát triển.
Ban thường trực đã có nhiều chuyến đi thực tiễn tại cơ sở nằm vận động cơ sở sản xuất, kinh doanh, các cửa hàng bán lưu niệm… ở làng nghề thực hiện các quy định phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Kịp thời nhắc nhở đối với các đơn vị có biểu hiện lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, thiếu trách nhiệm trong việc thực hiện các quy định, chỉ đạo về phòng, chống dịch bệnh COVID-19…
Khuyến khích các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp làng nghề thực hiện Mô hình sản xuất “3 tại chỗ” trong phòng, chống dịch: Việc triển khai “3 tại chỗ” (sản xuất, ăn, nghỉ tại chỗ) nhằm thực hiện mục tiêu kép vừa phát triển kinh tế làng nghề, vừa bảo đảm phòng, chống dịch. Mô hình “3 tại chỗ” được áp dụng và triển khai có hiệu quả thiết thực tại nhiều doanh nghiệp làng nghề ở Bắc Ninh, Bắc Giang và tại nhiều tỉnh, thành phố phía Nam trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 bùng phát mạnh. Thực hiện mô hình sản xuất này, các doanh nghiệp làng nghề vẫn duy trì sản xuất ở mức tối thiểu, không bị đứt gãy vì dịch bệnh.
Hiện nay, các làng nghề, doanh nghiệp làng nghề và cơ sở sản xuất đang thực hiện nhiệm vụ kép vừa chống dịch covid -19, vừa triển khai các nhiệm vụ kinh tế - xã hội; thực hiện Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đề ra. Mặc dù đại dịch Covid-19 phức tạp, kéo dài nhưng các làng nghề, cơ sở sản xuất không bị đóng cửa hoặc phong tỏa mà vẫn đứng vững, ổn định sản xuất; Trong thời điểm khó khăn trong tiêu thụ thì các đơn vị đã chủ động sáng tạo, thiết kế những mẫu mã mới, tìm kiếm những đối tác mới, tìm phương thức bán hàng mới qua các kênh bán hàng online để phát triển sản xuất, tạo công ăn, việc làm cho người lao động và đang có những giải pháp chuẩn bị cho bước phát triển mới trong thời gian tới.
Dù gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh Covid-19 nhưng nhiều cơ sở, doanh nghiệp làng nghề trên cả nước đã dần phục hồi, đẩy mạnh sản xuất. Nhiều doanh nghiệp đã có những hợp đồng xuất khẩu và tiêu thụ sản phẩm trở lại nên hiện các các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất để đảm bảo thời gian giao hàng. Công tác quan trọng nhất của các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp hiện nay là phòng, chống dịch bệnh Covid-19 hiệu quả, hạn chế F0 xuất hiện trong cơ sở của mình để không bị ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất.
Ngoài tuyên truyền và yêu cầu người lao động thực hiện quy định 5K của Bộ Y tế thì cứu cánh của các cơ sở, doanh nghiệp làng nghề là các lao động được tiêm vắc xin mũi 3…
Bài, ảnh: Lam Nguyên
Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ
Tin liên quan
Tin mới hơn

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức
Tin khác

Cao Bằng gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống: Nét đẹp văn hóa gắn liền phát triển kinh tế
09:17 | 12/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Xây dựng Cụm công nghiệp làng nghề nhìn từ huyện Phú Xuyên
14:48 | 11/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Khám phá nghề chằm áo tơi Yên Lạc – Nét đẹp văn hóa truyền thống Hà Tĩnh
15:19 | 10/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa công nghệ số phát triển ngành ong Việt
15:19 | 10/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển nghề nuôi ong ở Nghĩa Đồng
09:42 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Nghệ nhân Nhân dân Đinh Chương “di sản sống” giữa đại ngàn Vĩnh Sơn
09:42 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Nhóm yêu thích nghề làm men lá” giữ gìn và phát triển nghề truyền thống
09:41 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề bánh pía Vũng Thơm
09:39 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cao Bằng: Nghề nhuộm vải chàm của người Nùng An
09:39 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Lê Mạnh Tuấn – Người giữ hồn đất, thổi hồn cho “đất nở hoa”
22:13 | 07/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Nguyễn Văn Lưu: Người đưa gốm sứ Chu Đậu trở về từ đáy biển
11:03 | 06/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thanh Hóa: Gắn kết chương trình OCOP với du lịch làng nghề – Hướng đi bền vững cho kinh tế nông thôn
09:06 | 04/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đánh thức làng nghề truyền thống bằng du lịch và sản phẩm OCOP
10:50 | 03/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa gốm Quảng Đức
10:09 | 02/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đóng thuyền gỗ truyền thống của người Tày Hà Giang
09:52 | 30/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định thu hút đại dự án nước ngoài tạo động lực phát triển xanh bền vững
10:00 Kinh tế

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, bước đệm cho tỉnh Gia Lai mới hoạt động
09:00 Tin tức

Đồng Yên nâng tầm nông sản địa phương qua sản phẩm OCOP
09:00 OCOP

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 Làng nghề, nghệ nhân