Hiệp hội làng nghề Việt Nam coi trọng và tôn vinh lao động trẻ ở làng nghề
Hiệp hội Làng nghề Việt Nam là tổ chức xã hội nghề nghiệp, thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đại diện cho hội viên làng nghề trong cả nước. Những năm qua, hoạt động của Hiệp hội được Đảng, Nhà nước đánh giá cao, được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba.
Hiệp hội Làng nghề Việt Nam trong 19 năm, trải qua 4 nhiệm kỳ đã tập hợp đoàn kết các làng nghề, các tổ chức kinh tế văn hóa, các nghệ nhân trong làng nghề, phố nghề, các nhà quản lý, nhà khoa học, nhà văn hóa, các cơ quan nghiên cứu, đào tạo để cùng các cơ quan quản lý Nhà nước khôi phục, phát triển làng nghề...
Linh hồn làng nghề là đội ngũ nghệ nhân có tuổi ở làng nghề khi họ nắm giữ trong tay những bí kíp làm nghề. Nhưng để phát triển làng nghề ở góc độ tiếp nối, lan tỏa lại cần đội ngũ người trẻ có kiến thức, có khả năng lan tỏa.
Ông Lưu Duy Dần, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam trả lời phỏng vấn |
PV: Thưa ông, nhìn lại nhiệm kỳ IV của Hiệp hội làng nghề Việt Nam, xin ông đánh giá một cách cơ bản nhưng việc đã làm được và cả những tồn tại, hạn chế cần tiếp tục thực hiện trong nhiệm kỳ V?
Ông Lưu Duy Dần: Trong nhiệm kỳ IV vừa qua, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đã hoạt động tốt trên nhiều mặt như nỗ lực triển khai các hoạt, bám sát các chương trình hoạt động đã đề ra: chấn hưng và phát triển làng nghề; văn hóa du lịch làng nghề; xúc tiến thương mại, thông tin, đối ngoại. Các chương trình hành động, hoạt động của Hiệp hội đều gắn với các chương trình của Nhà nước như: Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” và Chương trình “Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới”…
Hiệp hội còn tham gia góp ý xây dựng Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Luật Bảo tồn và Phát triển làng nghề; Luật Bảo vệ Môi trường; Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ; dự thảo sửa đổi Nghị định 66/2006/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn; Nghị định sửa đổi, bổ sung về quy định phong tặng nghệ nhân quốc gia; báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia...
Thực hiện và phát huy Nghị quyết Đại hội IV Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, xuyên suốt và là phương hướng hoạt động của Đại hội V: “Kết nối cộng đồng làng nghề - Bảo tồn Văn hóa - Phát triển Du lịch - Đổi mới Sáng tạo - Hội nhập Quốc tế”.
Sản xuất tương tại Làng nghề tương Bần, phường Bần Yên Nhân (thị xã Mỹ Hào) |
Một vấn đề nữa cần phải được coi như thành công của các nhiệm kỳ trước, trong đó đặc biệt phải kể đến nhiệm kỳ IV ở việc tạo nên được hệ thống làng nghề cả nước, tác động lớn tới phát triển nông nghiệp, phát triển văn hóa nông thôn, tạo nên diện mạo nông thôn mới. Người lao động ai cũng có việc làm bằng việc phát huy nghề của tổ tiên. Thế hệ trẻ của các làng nghề đi học không ly hương nữa, các em các cháu quay về phát triển nghề của quê hương đồng thời nâng lên ở một tầm mới. Điều này thể hiện bằng việc sản phẩm làng nghề có thể vươn ra thị trường quốc tế.
Nhìn chung, các chương trình đã có những tác động tích cực, hỗ trợ tốt cho hội viên và nhận được sự phản hồi tích cực từ cơ sở làng nghề. Đặc biệt nỗ lực thực hiện các công việc với các đầu mối cơ quan quản lý Nhà nước và tổ chức xã hội nghề nghiệp khác.
Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số tồn tại mà Hiệp hội cần khắc phục như: hiệu quả hoạt động của các đơn vị trực thuộc chưa cao, chưa có sức lan tỏa rộng lớn; mối quan hệ thường xuyên với các hội viên, nghệ nhân ở một số vùng miền còn hạn chế; nguồn nhân lực, vật lực của Hiệp hội chưa đáp ứng được các công việc đòi hỏi chuyên môn cao… Chính quyền ở nhiều địa phương nhiều khi chưa xác định hết cũng như có những đầu tư chính xác cho nghề của làng, chưa biết kết nối du lịch, xuất khẩu sản phẩm.
PV: Với những làng có nghề truyền thống nhưng hiện tại chỉ còn vài ba hộ gia đình duy trì làm thì Hiệp hội làng nghề có những hỗ trợ ra sao để nghề thực sự sống lại ở làng, thưa ông?
Ông Lưu Duy Dần: Vấn đề này thực sự cần đến vai trò của Ủy ban, chính quyền sở tại bởi hơn ai hết, họ là người của địa phương, họ cần thấy được vai trò của nghề truyền thống của làng, nhìn nhận được lịch sử hình thành cũng như những gia đình, cá nhân có khả năng tiếp nối làm nghề. Thêm nữa chính là những người trẻ được học hành bài bản, lại được trang bị về khoa học công nghệ, được lớn lên và chứng kiến sản phẩm của làng mình, phát hiện tiềm năng liên kết văn hóa du lịch... mới hi vọng khôi phục và phát huy nghề truyền thống của làng. Cần tạo điều kiện cho những người trẻ được tham gia vào phát triển làng nghề. Đây là hướng đi của Hiệp hội làng nghề Việt Nam trong giai đoạn này và tiếp tục trong những năm tiếp theo.PV: Ông vừa nhắc tới thế hệ trẻ ở làng nghề. Việc họ trở về sau khi tốt nghiệp trường nghề, cao đẳng, đại học và đem kiến thức mới về sản phẩm, về thị trường, về thương hiệu... đã và đang góp phần làm thay đổi diện mạo làng nghề ra sao?
Ông Lưu Duy Dần: Sự trở về của những trí thức trẻ làm cho nông thôn “bừng tỉnh” bằng việc đem những sáng tạo cho sản phẩm làng nghề, cập nhật xu hướng trong nước và quốc tế để có khả năng xuất khẩu, đem về việc làm, nguồn thu và cả tiếp tục bồi đắp văn hóa truyền thống. Bởi lẽ đó, chúng ta phải tính đến việc vinh danh, khen thưởng người trẻ.
Ở đây chính quyền địa phương lại phải cần một sự khách quan, công bằng và dám tôn vinh những gương mặt trẻ, khuyến khích họ tham gia đóng góp nhiều hơn nữa. Có như vậy mới hi vọng thành công trong phục hồi, phát triển mạnh mẽ sản phẩm làng nghề. Và như vậy được coi như "có phúc" cho làng nghề. Từ danh sách địa phương đưa lên Hiệp hội mới có thể công nhận danh hiệu nghệ nhân. Nghệ nhân có tuổi đồng thời có kinh nghiệm, tay nghề nhưng người trẻ lại giỏi nhiều thứ khác và cần phải trân trọng họ.
PV: Việc vinh danh các nghệ nhân trẻ sẽ xóa đi quan điểm sống lâu lên lão làng hay cứ già mới là nghệ nhân. Và chính điều này có tác động thúc đẩy phát triển làng nghề trong giai đoạn mới này, thưa ông?
Ông Lưu Duy Dần: Tôi ví dụ thế này, gỗ này, đất này nghệ nhân già biết phù hợp lên dạng sản phẩm nào. Nhưng để đưa sản phẩm ấy đi xa thì phải có kết nối, có ngoại ngữ, có thị trường... Sản phẩm làng nghề nếu chỉ quanh quẩn trong làng hoặc đến vài ba địa phương sẽ không thể nuôi nổi người làng nghề, không thể thu hút lao động địa phương và rồi cuối cùng nghề sẽ mai một. Đó là thực tế chúng ta chứng kiến ở nhiều làng nghề trong nhiều thập kỉ trước. Chính người trẻ chứ không phải ai khác đã làm được việc giới thiệu, kết nối sản phẩm của làng mình đến các thị trường khác nhau và cũng chính họ khơi gợi lại nghề từ những người già từng làm nghề bắt tay tạo lại những sản phẩm đã dừng sản xuất từ lâu.
Tôi đánh giá cao lớp trẻ trong suốt giai đoạn vừa rồi trong hành trình khôi phục và phát triển làng nghề. Chính bởi thế Hiệp hội làng nghề luôn coi trọng sự công bằng trong xét danh hiệu, trong cả phần việc làm tấm bằng xác nhận danh hiệu nghệ nhân cần có sự tham gia của những nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, các nhà khoa học uy tín chứ không phải chỉ một mình ông chủ tịch Hiệp hội ký. Hội đồng xét duyệt cũng ngồi họp công khai, lấy biểu quyết rõ ràng, không thiên vị ai, cá nhân nào. Rồi đến cả khâu tổ chức vinh danh cũng làm trang trọng để người nhận danh hiệu nghệ nhân cùng làng nghề của họ cũng cảm thấy tự hào.
PV: Vậy thưa ông, trong số những nghệ nhân làng nghề được vinh danh, nghệ nhân trẻ, nhất là những người đã học tập và trở về xây dựng quê hương chiếm tỉ lệ ra sao?
Ông Lưu Duy Dần: Qua 10 lần tổ chức phong tặng Nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề Việt Nam từ năm 2007 đến 2022, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đã phong 1.041 danh hiệu Nghệ nhân Làng nghề Việt Nam. Qua các đợt, tôi cho rằng những cá nhân xứng đáng đều lần lượt được vinh danh. Và như tôi đã nói việc vinh danh được thực hiện công khai, minh bạch, không có chuyện kiện cáo. Trong nhiệm kì IV thì nghệ nhân trẻ chiếm khoảng 30%. Mừng nhất ở việc các em trẻ yêu nghề, đồng thời giàu lên từ nghề bằng những sản phẩm phong phú, nhiều sáng tạo, đáp ứng nhu cầu thị trường. Một thế hệ làng nghề hội nhập.
PV: Làng nghề không chỉ tập trung vào sản phẩm bán ra thị trường. Đây còn được coi như không gian phát triển du lịch trải nghiệm. Nhiệm kì vừa rồi đã chứng kiến quá trình kết nối giữa làng nghề với du lịch ra sao, thưa ông?
Ông Lưu Duy Dần: Ở đây tôi vẫn nhấn mạnh tiếp vai trò của người trẻ của làng nghề. Phần lớn việc kết nối nằm ở họ bằng khả năng ngôn ngữ, bằng các dịch vụ đón du khách tham gia vào các hoạt động làng nghề như tạo nên không gian để du khách trực tiếp làm sản phẩm. Ví dụ như làng nghề gốm Bát Trang, Hương Canh có những buổi làm gốm cuối tuần để ai cũng có thể được hướng dẫn tự tay làm nên sản phẩm của riêng mình, rồi đến các xưởng ngắm quy trình tạo nên một sản phẩm gốm đạt tiêu chuẩn ra thị trường... Rồi khách du lịch mua sản phẩm làng nghề mang về, các dịch vụ nhà hàng, quán cafe cũng vì thế có thể phát triển ngay tại làng nghề phục vụ khách đến trải nghiệm. Rồi cả những tấm ảnh về làng nghề, về sản phẩm làng nghề được du khách đưa lên trang cá nhân có giá trị quảng bá rất tốt và lại miễn phí. Nếu không có lớp trẻ sẽ không thể khôi phục và tiếp tục duy trì làng nghề trên nhiều góc độ.
PV: Trong nhiệm kỳ V sắp tới, Hiệp hội làng nghề Việt Nam đặt những trọng tâm gì và cá nhân ông kì vọng gì ở những nhân tố mới trong Ban chấp hành Hiệp hội?
Ông Lưu Duy Dần: Chính phủ ban hành Quyết định số 801/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030 là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước. Những chủ trương, chính sách ấy của Chính phủ đem đến cho làng nghề những cơ hội để phát triển cả về chiều sâu và chiều rộng. Tuy nhiên, để chương trình đi vào cuộc sống vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức.
Để góp phần bảo tồn và phát triển làng nghề, thời gian qua, Hiệp hội đã đồng hành cùng các làng nghề, nghệ nhân trên khắp cả nước vượt qua những khó khăn, chủ động nắm những cơ hội, tìm kiếm giải pháp tháo gỡ khó khăn còn vướng mắc; theo dõi sát sao các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước để đề xuất, góp ý và tuyên truyền, phổ biến tới làng nghề.
Trong nhiệm kỳ 2024- 2029, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ công tác trọng tâm như: Tiếp tục triển khai Chương trình hành động thực hiện Quyết định 801/QĐ-TTg, ngày 7/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ “Phê duyệt Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030”; Vận động để các cơ quan Nhà nước xây dựng “Luật về Làng nghề”… Và một nội dung quan trọng chính ở đội ngũ lao động trẻ ở các làng nghề. Họ cần được đầu tư, quan tâm, khích lệ và cả vinh danh.
PV: Trân trọng cám ơn ông!
-Ông Trịnh Quốc Đạt, Phó Chủ tịch Hiệp hội làng nghề Việt Nam: Tôi vinh dự được là thành viên sáng lập Hiệp hội làng nghề Việt Nam. Cả 4 đại hội vừa qua tôi đều là Ủy viên ban chấp hành. Đại hội III và IV thì ở vai trò Phó chủ tịch. Cá nhân tôi rất mừng vì đến nay Hiệp hội trở thành tổ chức đón nhận đông đảo hội viên từ các làng nghề trên cả nước tham gia và có sức lan tỏa ngày càng lớn. Nhiệm kì V diễn ra trong bối cảnh nhà nước quan tâm tới giữ gìn và bảo tồn, phát triển làng nghề, trong phương hướng chúng tôi đều tập trung đem lại lợi ích cho hội viên.
-Nhà báo Nguyễn Văn Vũ, Tổng biên tập Tạp chí Làng nghề Việt Nam: Sắp tới hiệp hội làng nghề Việt Nam tổ chức đại hội lần thứ 5. Trong nhiệm kỳ IV dù có nhiều khó khăn nhưng cũng đã đạt được những thành tựu như các làng nghề đứng vững, phát triển trong tình hình kinh tế khó khăn; Hiệp hội cũng kết nạp thêm được nhiều hội viên của các làng nghề trong cả nước và gắn với việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển làng nghề Việt Nam, góp phần xây dựng nông thôn mới cũng như chương trình mỗi xã một sản phẩm sạch. Trách nhiệm của người làm truyền thông của hiệp hội làng nghề Việt Nam, chúng tôi sẽ tập trung tuyên truyền nội dung: “Kết nối cộng đồng làng nghề - Bảo tồn văn hóa - Phát triển du lịch - Đổi mới sáng tạo - Hội nhập quốc tế”.
- Ông Nguyễn An Hưng, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề TP. Hải Phòng: Nhiệm kỳ V sắp tới, tôi kỳ vọng các hoạt động của Hiệp hội làng nghề Việt Nam hướng tới tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào thi đua, công tác xét, công nhận các danh hiệu làng nghề Việt Nam. Từ đây góp phần không ngừng củng cố, nâng cao vai trò, vị thế của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, trong sự nghiệp bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống Việt Nam; được các cấp, ngành, địa phương đánh giá cao và các tổ chức, hội viên tín nhiệm; để Hiệp hội thực sự trở thành là mái nhà chung của làng nghề Việt, là địa chỉ tin cậy của các tổ chức, hội viên.
Tin liên quan
Tin mới hơn
Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên
15:10 | 20/12/2024 Tin tức
Làng nghề làm than đước Năm Căn Trăm năm giữa rừng đước bạt ngàn
09:53 | 19/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề đan lưới Vân Trình Di sản văn hoá bền vững
09:53 | 19/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phường Quảng An, quận Tây Hồ đón nhận 2 danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội
10:26 | 18/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề trồng nấm ở An Giang
10:25 | 18/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Ngãi: Nghề làm muối Sa Huỳnh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
09:20 | 17/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Hằng Khoa - nơi dòng tranh độc đáo hội ngộ nghệ thuật thêu tay và hội họa
19:35 | 16/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Cu Đơ Ông Bà Thư Viện - Mật ngọt gừng cay thấm đượm tấm lòng người dân xứ Nghệ
09:00 | 13/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Đan quyện tinh hoa và sáng tạo
09:41 | 12/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Làng nghề trồng mai tất bật chuẩn bị vụ Tết
14:47 | 11/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Cụm kinh tế của các tổ chức thành viên năm 2024
14:14 | 09/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề hối hả vào vụ sản xuất phục vụ Tết
13:55 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề làm người tuyết bằng xốp trên phố cổ Hà Nội
13:53 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hà Nội: Làng nghề sinh vật cảnh Hồng Vân
13:52 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng miến truyền thống Bình Lư hối hả vào vụ Tết
14:00 | 05/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hành trình Khát vọng Việt Nam Hùng cường – Phát triển nền kinh tế xanh bền vững, tôn vinh làng nghề và sản phẩm Ocop
10:41 | 04/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Sản phẩm OCOP, làng nghề Hà Nội vươn tầm thế giới
15:18 | 03/12/2024 Tin tức
"Giữ lửa" nghề tại làng hương xạ truyền thống gần 300 năm ở Hưng Yên
13:31 | 03/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Rèn Đa Sỹ - Top 10 thương hiệu quốc gia
13:31 | 03/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng hương trăm năm tuổi Quảng Phú Cầu nhộn nhịp những ngày cận Tết rực rỡ sắc Xuân
15:00 | 02/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Đã có 144 cơ sở tự nguyện phá dỡ lò đốt, lò tái chế kim loại tại Mẫn Xá
23:50 | 01/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Lễ hội mua sắm nông sản, quảng bá văn hóa gắn kết du lịch tại Sóc Sơn
22:00 Tin tức
Khai mạc chương trình Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM
15:59 Tin tức
Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên
15:10 Tin tức
Hoài Đức (Hà Nội): La Phù nâng cấp hạ tầng đáp ứng kịp thời phát triển kinh tế
22:25 Kinh tế
Nông nghiệp xanh gắn với bảo vệ môi trường ở Đồng bằng sông Cửu Long
09:54 Môi trường