Hành trình của chiếc chiếu hoa
Các bậc cao niên kể lại rằng, từ xa xưa người dân huyện Hoài Nhơn đã lớn lên bên khung dệt, cả đời gắn bó với cây cói. Người người dệt chiếu, nhà nhà dệt chiếu, hình thành nên nghề truyền thống lâu đời. Đến nay, hầu hết các hộ nông dân ở Hoài Nhơn vẫn gắn bó giữ nghề với hàng trăm héc ta cói trên đồng, mỗi năm cho sản lượng hàng chục ngàn đôi chiếu và hàng vạn m2 chiếu mỹ nghệ xuất khẩu.
Nguyên liệu chính để làm nên những chiếc chiếu bền đẹp là cây cói, hay còn gọi là lác, loại cây thân thảo có đặc tính mềm, dai cao chừng 1,5m thường mọc hoang ở những nơi ẩm ướt, đầm lầy. Người nông dân Hoài Nhơn đã cải tạo những thửa ruộng bị nhiễm phèn chua nặng không thể canh tác lúa màu thành những cánh đồng cói mướt xanh đầy sức sống.
Hoài Nhơn đang vào mùa thu hoạch cói chính vụ (tháng 4) đẹp không thua bất kỳ một bức tranh ngày mùa ở nơi nào. Trước mắt tôi là khung cảnh thanh bình, bát ngát của đồng cói thôn Chương Hòa đang rập rờn trong gió như tấm lụa xanh khổng lồ trải miên man tận chân trời. Mùa cói "chín" là khi cây cói đã già, trổ bông và cao hơn đầu người. Cây cói chín không chuyển màu vàng tươi như lúa mà chỉ trổ hoa trong khi vẫn giữ nguyên màu xanh mướt. Từ sáng tinh mơ, những người nông dân cần mẫn ra đồng thu hoạch cói. Vùng quê yên bình trở nên tấp nập rộn ràng. Những người thợ quen tay cắt cói thoăn thoắt bằng lưỡi liềm sắc bén, cắt đến đâu thì lọc lấy thân chính bên trong đến đó. Cây cói tươi được buộc thành từng bó, dựng thành hàng hoặc trải dài trên ruộng. Giữa cánh đồng cói bạt ngàn thấp thoáng những lưng áo đẫm mồ hôi.
Cói tươi nhanh chóng được đưa về so lựa từng cây rồi chẻ nhỏ đem phơi. Người thợ phải trông chừng thật kỹ quá trình thân cói se lại cho tới khi sợi cói đạt độ dai tiêu chuẩn là thu gom lại ngay, phơi thêm có thể khiến sợi cói bị giòn, dễ gãy. Sợi cói khô lúc này được chia ra, một phần để dệt những chiếc chiếu trơn mộc mạc, một phần đem đi nhuộm màu để dệt chiếu hoa. Để nhuộm màu cói, người ta nấu những nồi phẩm màu lớn rồi nhúng từng nạm cói vào, có thể nhuộm một đến hai lần sao cho màu thấm vào sợi đồng đều rồi mang ra phơi nắng cho sợi cói lên màu tươi mới, bền màu.
Trước đây, dệt chiếu bằng phương pháp thủ công cần có 2 người với những thao tác phối hợp nhịp nhàng ăn ý. Những đôi tay thoăn thoắt dẻo dai thực hiện nhiều động tác nhấn, đè, cắt, tạo hình, tạo chữ, sao cho đường nét sắc sảo, đồng đều, ghép từng sợi cói, mảng màu để khi hoàn thiện sẽ tạo thành những hoa văn, họa tiết hài hòa. Chiếc chiếu thành phẩm là sau khi đã được cắt biên gọn gàng, bện 2 đầu và may đường viền hoàn chỉnh rồi đem phơi nắng lần nữa để chiếu càng sáng bóng, tăng độ bền đẹp. Ngày nay, chiếc máy dệt đã giúp người thợ tăng năng suất lao động và sáng tạo thêm nhiều mẫu mã mới. Sản phẩm từ cói được mở rộng như dép, mũ, túi xách… đưa nghề dệt cói gắn với du lịch. Từ đó những làng nghề truyền thống ở Hoài Nhơn được đông đảo du khách biết tới.
Theo lời các cụ già ở Gia An Đông khẳng định, nghề dệt chiếu ở đây có từ rất sớm. Tương truyền do cụ Bá Hộ từ Thanh Hóa vào đây khai hoang lập làng và đã mang theo nghề dệt chiếu để khởi xướng lập nghiệp nơi đất khách quê người. Về sau dân làng nghề suy tôn làm vị Tổ nghề. Tuy chưa xác định cụ thể nhưng ta có thể đoán định làng nghề dệt chiếu Chương Hòa được hình thành cách đây trên dưới 300 năm. Trước kia, những người thợ dệt chiếu ở Hoài Châu đã sử dụng gạch nung, phẩm màu cùng chất kết dính bồ lời mà nhuộm cói để dệt chiếu bông, dùng khung dệt mà lúc đầu khung rất thô sơ, mẫu mã cũng đơn giản. Dần dần tích lũy kinh nghiệm nâng cao tay nghề, các nghệ nhân cải tiến khung dệt ngày càng tinh vi hơn, mẫu mã được sáng tạo nhiều và phong phú hơn. |
Tin liên quan
Bình Định: Phát triển du lịch Làng nghề tiện gỗ mỹ nghệ Nhơn Hậu
10:43 | 04/12/2024 Du lịch làng nghề
Bình Định thành lập thành phố An Nhơn
09:25 | 25/10/2024 Nông thôn mới
Bình Định: Ngành Công thương xúc tiến thương mại các sản phẩm OCOP
12:55 | 15/10/2024 Khuyến công
Tin mới hơn
Hành trình Khát vọng Việt Nam Hùng cường – Phát triển nền kinh tế xanh bền vững, tôn vinh làng nghề và sản phẩm Ocop
10:41 | 04/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Sản phẩm OCOP, làng nghề Hà Nội vươn tầm thế giới
15:18 | 03/12/2024 Tin tức
"Giữ lửa" nghề tại làng hương xạ truyền thống gần 300 năm ở Hưng Yên
13:31 | 03/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Rèn Đa Sỹ - Top 10 thương hiệu quốc gia
13:31 | 03/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng hương trăm năm tuổi Quảng Phú Cầu nhộn nhịp những ngày cận Tết rực rỡ sắc Xuân
15:00 | 02/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Đã có 144 cơ sở tự nguyện phá dỡ lò đốt, lò tái chế kim loại tại Mẫn Xá
23:50 | 01/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Xã Sơn Đông, TX Sơn Tây (Hà Nội): Tổ chức lễ đón nhận Bằng công nhận làng nghề mộc Vạn An đạt danh hiệu " Làng nghề Hà Nội"
23:38 | 30/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nhọc nhằn nghề trồng dâu nuôi tằm Hồng Đô
09:53 | 29/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Cảnh báo nguy cơ cháy nổ tại các làng nghề dịp cuối năm
09:08 | 28/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
“Hội An - Làng nghề lên số” đạt giải thưởng quốc tế Kotler Awards 2024
09:08 | 28/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Ninh Bình: Xã Khánh Dương đón nhận Bằng đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
11:46 | 27/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bảo tồn, phát triển nghề và làng nghề vùng hồ Thác Bà
09:43 | 27/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Huyện Gia Lâm phát triển du lịch xanh gắn với làng nghề
11:01 | 26/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Về làng “May mặc đệ nhất Hà thành”
11:00 | 26/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Thu hút 120.000 nghệ nhân, chuyên gia và 3.000 nhà khoa học vào trường nghề
11:00 | 26/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Ngọt ngào mùa nhãn quê tôi
10:59 | 26/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Khai mạc triển lãm “Sắc màu di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam”
14:13 | 24/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Kẹo dừa Bến Tre - Đặc sản truyền thống
14:19 | 21/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề gốm Gia Thuỷ hơn 60 năm đỏ lửa
14:19 | 21/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hành trình từ bản đến thế giới của hợp tác xã Hoa Tiến
14:18 | 21/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội Làng nghề mộc truyền thống Thượng Mạo tổ chức Đại hội III, nhiệm kỳ 2024 - 2029
09:23 | 18/11/2024 Tin tức
Phú Yên: OCOP góp phần phát triển kinh tế nông thôn
10:45 OCOP
Bình Định: Phát triển du lịch Làng nghề tiện gỗ mỹ nghệ Nhơn Hậu
10:43 Du lịch làng nghề
Chị Nguyễn Thị Thanh Nga – Hành trình xây dựng thương hiệu Yến Sào Thiên Nga
10:43 Tin tức
Hành trình Khát vọng Việt Nam Hùng cường – Phát triển nền kinh tế xanh bền vững, tôn vinh làng nghề và sản phẩm Ocop
10:41 Làng nghề, nghệ nhân
Phú Yên: Xây dựng mô hình du lịch nông thôn và phát triển sản phẩm OCOP
10:40 Du lịch làng nghề