Hà Nội: 24°C Hà Nội
Đà Nẵng: 26°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 29°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 26°C Thừa Thiên Huế

Hải Phòng xây dựng thành phố theo hướng hiện đại, văn minh

LNV - Để phấn đấu hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, Hải Phòng sớm chỉ đạo quyết liệt các cấp ngành, địa phương triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, góp phần thúc đẩy tình hình kinh tế - xã hội, với một số kết quả nổi bật.
Chủ tịch UBND TP.Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng (ở giữa) kiểm tra hiệu quả hoạt động của Dự án điện gió cấp điện cho huyện đảo Bạch Long Vĩ.
Chủ tịch UBND TP.Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng (ở giữa) kiểm tra hiệu quả hoạt động của Dự án điện gió cấp điện cho huyện đảo Bạch Long Vĩ.

Kinh tế thành phố tiếp tục tăng trưởng

Mặc dù tình hình thế giới có nhiều biến động, kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn nhưng kinh tế - xã hội thành phố tiếp tục ổn định và phát triển. Một số chỉ tiêu kinh tế của thành phố tiếp tục có sự tăng trưởng so với cùng kỳ. Tình hình chính trị được ổn định, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, khu vực biên giới, biển đảo được giữ vững.

Theo Nguyễn Văn Tùng, Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng, để phấn đấu hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, Hải Phòng sớm chỉ đạo quyết liệt các cấp ngành, địa phương triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, góp phần thúc đẩy tình hình kinh tế - xã hội, với một số kết quả nổi bật. Đó là kinh tế duy trì đà tăng trưởng, đứng thứ 3 cả nước, đứng đầu 5 TP trực thuộc Trung ương và 11 tỉnh... Môi trường đầu tư, kinh doanh tiếp tục được cải thiện. Hiệu quả từ chuỗi các hoạt động xúc tiến đầu tư đã mang lại kết quả tích cực trong thu hút đầu tư nước ngoài, cơ bản hoàn thành mục tiêu kế hoạch năm; Khởi công, khánh thành nhiều công trình, dự án lớn trong các lĩnh vực như giao thông, đô thị, góp phần nâng tầm vị thế và mở ra không gian, dư địa phát triển cho nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội của thành phố.

Những kết quả đạt được trong 6 tháng đầu năm

Trong 6 tháng qua, kết quả nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội có thể kể đến là tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 9,94% so với cùng kỳ năm 2022, gấp trên 2,6 lần cả nước (3,72%), đứng thứ 3/63 tỉnh, thành phố; đứng đầu Vùng đồng bằng sông Hồng và 5 thành phố trực thuộc Trung ương.

Một số chỉ tiêu đạt cao như: Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng trên 12% so với cùng kỳ năm 2022 (cả nước -1,2%); Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt trên 81.700 tỷ đồng, tăng gần 12% so với cùng kỳ; Kim ngạch xuất khuẩu đạt trên 13,2 tỷ Đô la Mỹ, tăng gần 1,6% so với cùng kỳ; Thu hút vốn đầu tư nước ngoài ước đến 30/6/2023 đạt 1,98 tỷ Đô la Mỹ, tăng 80% so với cùng kỳ năm 2022, bằng 99% kế hoạch năm (Kế hoạch năm: 2,0 đến 2,5 tỷ Đô la Mỹ).

Số lượng khách du lịch đạt gần 3,4 triệu lượt, tăng trên 10% so với cùng kỳ năm 2022, bằng trên 47% kế hoạch năm (Kế hoạch năm: Thu hút 7,3 triệu lượt khách). Giải quyết việc làm cho người lao động đạt trên 30,9 nghìn lượt người, tăng trên 8% so với cùng kỳ 2022, bằng trên 54% kế hoạch năm. Học sinh Hải Phòng đạt nhiều giải cao trong các kỳ thi quốc gia và quốc tế. Đặc biệt, vừa qua có 03 học sinh đoạt giải Olympic quốc tế năm 2023 (01 huy chương Vàng môn Toán, 01 huy chương Bạc môn Toán; 01 huy chương Bạc môn Vật lý).

Khởi công nhiều dự án, công trình trọng điểm để phát triển kinh tế - xã hội

Trong phát triển hạ tầng kinh tế xã hội, TP Hải Phòng tập trung đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông trọng điểm, để sớm đưa vào sử dụng các công trình kết cấu hạ tầng giao thông quan trọng.

Hải Phòng đã khởi công nhiều dự án, công trình trọng điểm để phát triển kinh tế - xã hội, như: Trung tâm Chính trị - Hành chính thành phố, Trung tâm Hội nghị - Biểu diễn thành phố tại Khu đô thị Bắc sông Cấm.

Các dự án, công trình về hạ tầng giao thông, như: Nút giao khác mức tại ngã tư đường Tôn Đức Thắng - Máng Nước - Quốc lộ 5; Đường Đỗ Mười kéo dài; Cầu Lại Xuân. Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp và Khu phi thuế quan Xuân Cầu tại huyện Cát Hải. Đã hoàn thành, đưa vào sử dụng: Trung tâm Chính trị - Hành chính quận Ngô Quyền; Dự án mở rộng đường tỉnh 363 (đoạn kênh Hòa Bình, từ 353 đến đường 361).

TP Hải Phòng đang tích cực chuẩn bị các thủ tục để khởi công các dự án, công trình: Nhà ga hành khách số 2; Nhà ga hàng hóa và sân đỗ máy bay, tại sân bay Quốc tế Cát Bi.

Đặc biệt, TP tập trung triển khai xây dựng nhà ở xã hội kết hợp giải quyết nhà ở cho các hộ dân sinh sống tại các chung cư cũ và xây dựng nhà ở cho công nhân, như: Xây dựng Đề án phát triển nhà ở xã hội và nhà ở công nhân để trình Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố quyết định. Xây dựng Kế hoạch triển khai xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Khởi công các dự án: Khu nhà ở xã hội tại Tổng kho 3 Lạc Viên - quận Ngô Quyền; Nhà ở xã hội thuộc Dự án Khu đô thị - Dịch vụ thương mại và nhà ở công nhân Tràng Duệ; Khu nhà ở công nhân viên của Công ty TNHH Pegatron Việt Nam; Chung cư 05 tầng tại quận Đồ Sơn.

Đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án, công trình trọng điểm. Đặc biệt là các dự án về hạ tầng giao thông, đô thị, các khu, cụm công nghiệp, các bến cảng mới. TP thành lập thêm 3 cụm công nghiệp tại các huyện: Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, An Lão.

Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng bến số 7, số 8 và đang tập trung triển khai xây dựng các bến số 3, 4, 5, 6 tại cảng Lạch Huyện.

Để góp phần thay đổi diện mạo kiến trúc cảnh quan, chỉnh trang đô thị, mở rộng mặt đường, cải tạo vỉa hè, kết hợp chỉnh trang một số tuyến đường, nâng cao khả năng khai thác, chất lượng sử dụng, hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng, thành phố thực hiện các Dự án: Chỉnh trang đô thị tại khu vực bến xe Lạc Long cũ; Dự án cải tạo hè, đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Lợi và một số tuyến đường nội đô. Tổ chức hạ ngầm cáp viễn thông trên các tuyến đường Nguyễn Bình, Đà Nẵng và Điện Biên Phủ. Triển khai xây dựng các công viên cây xanh trên địa bàn.

Xây dựng thành phố hiện đại, văn minh, đáng sống

Hải Phòng là đô thị loại I, trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa xã hội lớn của quốc gia, TP có mật độ dân số trung bình toàn thành phố khá cao, đạt 1.368 người/km2, hiện xếp thứ năm sau TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bắc Ninh và Hưng Yên. Do vậy, việc đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Hải Phòng đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sẽ tạo điều kiện cho TP định hướng toàn diện về phát triển không gian, kiến trúc, cảnh quan, quy mô dân số và đất đai, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, nhà ở trên địa bàn... Đồng thời, tạo ra công cụ quản lý vĩ mô, cơ sở pháp lý để Hải Phòng thực hiện thành công Nghị quyết 45-NQ/TW của Bộ Chính trị, là cơ sở pháp lý để tổ chức thực hiện quy hoạch, đầu tư, xây dựng và quản lý phát triển đô thị hợp lý, đồng bộ với tổng thể hệ thống đô thị quốc gia và tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân thành phố.

Triển khai thực hiện các nhiệm vụ sau khi đồ án điều chỉnh quy hoạch chung Hải Phòng đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050. UBND TP giao các Sở, ban ngành, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện cụ thể hóa theo quy định và tập trung hoàn thiện hệ thống công cụ pháp lý để thực hiện quy hoạch như: Quy chế quản lý kiến trúc đô thị, nông thôn; Chương trình phát triển đô thị; Quy hoạch chung đô thị Thủy Nguyên, quy hoạch đô thị An Dương, quy hoạch vùng huyện, điều chỉnh các quy hoạch: Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật đô thị, quy hoạch chung các thị trấn, quy hoạch phân khu các quận nội thành…

Chỉ đạo Sở Xây dựng khẩn trương phối hợp với đơn vị tư vấn thuộc Bộ Xây dựng để xây dựng, hoàn thiện, trình phê duyệt trong năm 2023 theo nhiệm vụ được giao, trong đó sẽ cụ thể hóa các mục tiêu về xây dựng, phát triển đô thị thành phố Hải Phòng theo đồ án điều chỉnh quy hoạch chung… Cụ thể hóa các mục tiêu xây dựng thành phố theo hướng hiện đại, văn minh, đáng sống, phù hợp với các yêu cầu về phát triển bền vững đô thị Việt Nam.

Lam Lam

Tin liên quan

Khuyến công Bến Tre: Triển khai hiệu quả các đề án khuyến công

Khuyến công Bến Tre: Triển khai hiệu quả các đề án khuyến công

LNV - Trong năm 2024, Trung tâm khuyến công (TTKC) tỉnh Bến Tre đã chủ động triển khai 4 Đề án khuyến công trọng điểm, đáp ứng trực tiếp nhu cầu của doanh nghiệp (DN) địa phương và phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đến nay, việc thực hiện các đề án này đã đạt được tiến độ và hiệu quả đáng kể.
Hải Phòng: Kỳ họp thứ 19 (chuyên đề) HĐND thành phố khóa 16 dự kiến diễn ra vào ngày 17-9-2024

Hải Phòng: Kỳ họp thứ 19 (chuyên đề) HĐND thành phố khóa 16 dự kiến diễn ra vào ngày 17-9-2024

LNV - Chiều 15-8, các đồng chí: Nguyễn Văn Tùng, Phó bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng và Phạm Văn Lập, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hải Phòng đồng chủ trì hội nghị liên tịch chuẩn bị kỳ họp thứ 19 (chuyên đề) HĐND thành phố khóa 16, nhiệm kỳ 2021-2026.
Quảng Ngãi chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát

Quảng Ngãi chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát

LNV - Tỉnh Quảng Ngãi tập trung mọi nguồn lực để đến năm 2025 xóa bỏ hoàn toàn nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân bị ảnh hưởng thiên tai, biến đổi khí hậu, góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo đa chiều, thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội.

Tin mới hơn

Vì sao ô nhiễm môi trường làng nghề chưa được giải quyết triệt để?

Vì sao ô nhiễm môi trường làng nghề chưa được giải quyết triệt để?

LNV - Dù chính sách về bảo vệ môi trường làng nghề cơ bản đầy đủ song tình trạng ô nhiễm môi trường tại khu vực này vẫn chưa được giải quyết, gây ra nhiều hệ lụy.
Làng nghề Bát Tràng là thành viên mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu

Làng nghề Bát Tràng là thành viên mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu

LNV - Ngày 21/10, Hội đồng giám khảo quốc tế của Hội đồng Thủ công Thế giới đã có dịp gặp gỡ nhiều nghệ nhân nổi tiếng và thăm quan các di chỉ gốm tại làng Bát Tràng. Qua những trải nghiệm ấy, Hội đồng giám khảo quốc tế, Hội đồng Thủ công Thế giới đã xem xét công nhận làng nghề Bát Tràng, huyện Gia Lâm (Hà Nội) trở thành thành viên của Mạng lưới các thành phố Thủ công sáng tạo toàn cầu.
Thực trạng xuất khẩu thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam

Thực trạng xuất khẩu thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam

LNV - Thị trường thủ công mỹ nghệ toàn cầu được định giá 1,007 tỷ USD vào năm 2023, và hướng đến con số 1,107 tỷ USD vào năm 2024 và 2,394 tỷ USD vào năm 2032. Việt Nam là một trong những quốc gia có tiềm năng xuất khẩu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ (TCMN), nhờ sự đa dạng ngành nghề và giàu tài nguyên.
Marketing, xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề

Marketing, xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề

LNV - Sáng 9/10, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, Cục Công thương Địa phương phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Hưng Yên tổ chức Hội thảo: "Tư vấn nâng cao năng lực marketing xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề Việt Nam". Đây là đề án thuộc Chương trình Khuyến công quốc gia năm 2024 của Bộ Công Thương.
Diện mạo Thủ đô Hà Nội sau 70 năm giải phóng - Tầm nhìn tương lai

Diện mạo Thủ đô Hà Nội sau 70 năm giải phóng - Tầm nhìn tương lai

LNV - Thăng Long - Hà Nội đã trải qua và chứng kiến bao thăng trầm của lịch sử, đã tạo nên nền văn hiến rực rỡ mang đậm dấu ấn Thủ đô, trong đó nổi trội, dễ nhận biết là về diện mạo đô thị. Từ quy mô, cấu trúc đô thị, kết cấu hạ tầng, kiến trúc công trình, cảnh quan nhân tạo, cảnh quan tự nhiên, tổng hòa là kiến trúc cảnh quan, luôn được ghi nhận là ngày càng văn minh, hiện đại hơn, xứng tầm là "Trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế".
Hiệp định FTA "cơ hội vàng" cho doanh nghiệp làng nghề xuất khẩu

Hiệp định FTA "cơ hội vàng" cho doanh nghiệp làng nghề xuất khẩu

LNV - Các Hiệp định thương mại tự do (FTA), FTA thế hệ mới mà Việt Nam ký kết với các nước đang và sẽ mở ra “cơ hội vàng” cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp Hà Nội nói riêng, trong đó có những doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ.

Tin khác

Phát triển làng nghề truyền thống: Cần có sự quan tâm cụ thể hơn từ phía Nhà nước

Phát triển làng nghề truyền thống: Cần có sự quan tâm cụ thể hơn từ phía Nhà nước

LNV - Trong thời gian qua, để hỗ trợ bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống, nhiều doanh nghiệp, cá nhân đã liên kết với các nghệ nhân làng nghề tạo ra nhiều hoạt động trải nghiệm hấp dẫn để lan tỏa những sản phẩm thủ công truyền thống đến với công chúng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, đó chỉ là một phần nhỏ, để hỗ trợ các làng nghề phát triển bền vững cần có sự quan tâm của Nhà nước và các cơ quan chức năng một cách cụ thể và sâu sát hơn nữa.
Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Phát triển bền vững làng nghề gốm gắn với du lịch

Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Phát triển bền vững làng nghề gốm gắn với du lịch

LNV - Làng nghề gốm khu vực Miền Trung Việt Nam luôn là đối tượng quan tâm nghiên cứu của đông đảo các nhà khoa học. Vấn đề cốt lõi là nhận diện được những đặc trưng cơ bản của làng gốm truyền thống vốn dĩ đã tồn tại từ hàng trăm năm lịch sử. Tại đây đang thường xuyên diễn ra những tiếp biến văn hóa giữa quá khứ và hiện tại.
Giải pháp đẩy nhanh xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu tỉnh Vĩnh Phúc

Giải pháp đẩy nhanh xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu tỉnh Vĩnh Phúc

LNV - Nghị quyết số 19/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 26 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 19 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 25/2021 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 263/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021- 2025 đều là những chủ chương, chính sách quan trọng tạo nền tảng, cơ sở pháp lý để thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu; đồng thời cũng là thước đo đánh giá kết quả hoạt động thực hiện nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Nhận diện đặc trưng làng nghề gốm khu vực

Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Nhận diện đặc trưng làng nghề gốm khu vực

LNV - Làng nghề gốm khu vực Miền Trung Việt Nam luôn là đối tượng quan tâm nghiên cứu của đông đảo các nhà khoa học. Vấn đề cốt lõi là nhận diện được những đặc trưng cơ bản của làng gốm truyền thống vốn dĩ đã tồn tại từ hàng trăm năm lịch sử. Tại đây đang thường xuyên diễn ra những tiếp biến văn hóa giữa quá khứ và hiện tại.
Làng gốm truyền thống miền Trung: Bảo tồn và phát huy giá trị hướng đến du lịch cộng đồng (Kỳ I)

Làng gốm truyền thống miền Trung: Bảo tồn và phát huy giá trị hướng đến du lịch cộng đồng (Kỳ I)

LNV - Làng nghề gốm khu vực Miền Trung Việt Nam luôn là đối tượng quan tâm nghiên cứu của đông đảo các nhà khoa học. Tại đây đang thường xuyên diễn ra những tiếp biến văn hóa giữa quá khứ và hiện tại. Để xác định được hướng đi đúng cho bảo tồn, phát triển nghề, làng nghề gốm vấn đề cốt lõi là nhận diện được những đặc trưng cơ bản của làng gốm truyền thống vốn dĩ đã tồn tại từ hàng trăm năm lịch sử. Trong đó, cần đề cập đến tất cả các yếu tố như tài nguyên thiên nhiên, không gian văn hóa ở, làm nghề, những thiết chế văn hóa cũ/mới liên quan để cùng vì mục đích bảo tồn, phát huy giá trị hướng đến du lịch cộng đồng.
Quản lý và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề

Quản lý và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề

LNV - Môi trường trong lành là một yếu tố vô cùng quan trọng và thực sự cần thiết đối với mỗi con người, mỗi quốc gia. Hiện nay Việt Nam cũng không tránh khỏi việc phải đối mặt với các vấn đề môi trường nan giải, trong đó vấn đề bảo vệ môi trường tại các làng nghề đang thu hút được nhiều sự quan tâm của Nhà nước và xã hội.
Nghề dệt cổ truyền của người Thái ở Tây Bắc trong cuộc sống hiện đại

Nghề dệt cổ truyền của người Thái ở Tây Bắc trong cuộc sống hiện đại

LNV - Nghề dệt cổ truyền dân gian của các tộc người là một mảng đề tài nghiên cứu rất cơ bản trong nghiên cứu dân tộc học và nhân học ở Việt Nam, cũng như ở các nước khác trên thế giới. Qua các nội hàm của việc nghiên cứu nghề dệt cổ truyền dân gian sẽ là những thể hiện sâu sắc và đầy đủ nhất về các thành tố văn hóa cùng những tinh hoa về bản sắc văn hóa của dân tộc đó, mà chúng ta cần tôn vinh duy trì nó trong việc bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số cùng sự đóng góp của nó vào kho tàng di sản văn hóa các dân tộc ở Việt Nam. Trong số đó có nghề dệt cổ truyền của người Thái ở Tây Bắc mang đậm sắc màu văn hóa Thái.
Gốm cổ Quảng Đức di sản văn hóa tiêu biểu

Gốm cổ Quảng Đức di sản văn hóa tiêu biểu

LNV - Gốm cổ Quảng Đức là một trong những di sản văn hóa tiêu biểu của tỉnh Phú Yên. Trong suốt hơn 400 năm chiều dài lịch sử hình thành và phát triển vùng đất Phú Yên thì gốm cổ Quảng Đức đã có tuổi gốm trên 300 năm, xứng đáng được gọi là “báu vật” của miền đất Phú Yên.
Tìm giải pháp phát triển làng nghề gắn với văn hóa, du lịch

Tìm giải pháp phát triển làng nghề gắn với văn hóa, du lịch

LNV - Mỗi làng nghề có một nét đặc trưng, không chỉ mang tới cho du khách những sản phẩm thủ công hấp dẫn mà còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa. Do vậy, phát triển làng nghề bền vững gắn với văn hóa, du lịch đang là hướng đi được kỳ vọng sẽ tạo động lực cho phát triển kinh tế nông thôn, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.
Cuốn sách của tư duy, tầm nhìn và sự tâm huyết với sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa, con người Việt Nam

Cuốn sách của tư duy, tầm nhìn và sự tâm huyết với sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa, con người Việt Nam

LNV - Ðại hội XIII của Ðảng xác định rõ: Phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần, khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn
Nghề dát vàng bạc quì làng Kiêu Kỵ

Nghề dát vàng bạc quì làng Kiêu Kỵ

LNV - Làng Kiêu Kỵ huyện Gia Lâm (Hà Nội) có hai nghề truyền thống là dát vàng bạc quì và may đồ da đã có từ lâu đời. Làm vàng bạc quì là một nghề truyền thống, chế biến vàng thật, bạc thật thành bột vàng, bạc (gọi là quì) bằng phương pháp sản xuất thủ công lâu đời, độc đáo.
Khai thác nguồn lực phát triển kinh tế làng nghề tại Thủ đô

Khai thác nguồn lực phát triển kinh tế làng nghề tại Thủ đô

LNV - Phát triển kinh tế nông thôn là một trong những nội dung quan trọng trong Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVII về "Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành Nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021-2025".
Cần nâng tầm các sản phẩm làng nghề, lưu giữ giá trị văn hóa - lịch sử

Cần nâng tầm các sản phẩm làng nghề, lưu giữ giá trị văn hóa - lịch sử

LNV - Theo ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường, Bộ NN-PTNT, Việt Nam đã xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ nhiều năm, tuy nhiên có thời điểm chúng ta sản xuất đại trà, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế. Vì vậy, thời gian tới phải nâng tầm hơn nữa cho các sản phẩm thủ công mỹ nghệ.
Marketing bán hàng online cho sản phẩm gốm bát tràng

Marketing bán hàng online cho sản phẩm gốm bát tràng

LNV - Đẩy mạnh việc tuyên truyền làm cho doanh nghiệp, hộ sản xuất, hộ kinh doanh dịch vụ hiểu và quan tâm về maketing và bán hàng online
Nghề và Làng nghề truyền thống

Nghề và Làng nghề truyền thống

LNV - Phát triển kinh tế nông thôn không thể bỏ qua vai trò của các làng nghề, nhất là làng nghề, làng có nghề truyền thống. Thực tế cho thấy, làng nghề đã và đang tạo ra nhiều việc làm, không chỉ cho người trong độ tuổi lao động mà còn cho cả người già, người khuyết tật, trẻ em; giúp tăng thu nhập và rút ngắn khoảng cách giàu nghèo tại nông thôn.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Tuần Văn hoá, Du lịch, Thương mại Vạn Phúc 2024 có nhiều điểm mới

Tuần Văn hoá, Du lịch, Thương mại Vạn Phúc 2024 có nhiều điểm mới

LNV - Với mục tiêu đẩy mạnh hơn nữa công tác quảng bá nghề dệt lụa truyền thống, tăng cường các hoạt động du lịch, giới thiệu đến du khách các hoạt động ngành nghề đa dạng của địa phương, chiều ngày 22-11, Ủy ban Nhân dân phường Vạn Phúc (quận Hà Đông, TP Hà Nội) tổ chức Hội nghị thông tin về công tác tổ chức tuần văn hóa du lịch thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2024.
Nhiều hoạt động kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội là Di tích lịch sử Quốc gia

Nhiều hoạt động kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội là Di tích lịch sử Quốc gia

LNV - Nhân chào mừng kỷ niệm 19 năm ngày Di sản văn hoá Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử Quốc gia và 20 năm hoạt động của Không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), UBND quận Hoàn K
Phú Yên: Những người thầy gieo chữ nơi vùng cao Phú Mỡ

Phú Yên: Những người thầy gieo chữ nơi vùng cao Phú Mỡ

LNV - Nhiều năm qua, các thầy cô giáo đang tác công tác giảng dạy tại điểm trường Phú Hải (thuộc Trường Tiểu học Phú Mỡ) thôn Phú Hải, xã Phú Mỡ, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên hằng ngày vẫn miệt mài gieo từng con chữ và tình yêu thương cho các em học sinh
Bình Định: Người có uy tín, già làng tiên phong trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Bình Định: Người có uy tín, già làng tiên phong trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

LNV - Thời gian qua, các dự án, tiểu dự án của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Định thực hiện thành công đều có sự đóng góp đáng ghi
Bình Định: Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn là bảo vật quốc gia

Bình Định: Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn là bảo vật quốc gia

LNV - Ngày 21/11, tại Bảo tàng Bình Định diễn ra Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về công nhận bảo vật quốc gia hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn và giới thiệu các bảo vật quốc gia tỉnh Bình Định. Đây là hoạt động hướng đến Ngày Di sản Văn hoá
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động