Hà Tĩnh: Phú Khương nâng tầm thương hiệu nước mắm truyền thống Việt
Nước mắm Phú Khương – Bí quyết mang đậm hồn Việt
Tọa lạc tại tuyến đường ven biển Xuân Hội – Thạch Khê – Vũng Áng (ở thôn Xuân Phú, xã Kỳ Xuân, Kỳ Anh, TP Hà Tĩnh trên diện tích rộng 6000 m², cơ sở nước mắm Phú Khương với hơn 4 đời ông bà để lại nhận được rất nhiều sự quan tâm của tỉnh ủy và người dân địa phương về sản phẩm Ocop an toàn, chất lượng, thân thiện với môi trường.
Ngay từ lúc sinh ra, người con tại mảnh đất Kỳ Xuân, Kỳ Anh Hà Tĩnh đều được bố mẹ, ông bà truyền nghề cách làm mắm. Có lẽ vì thế, nói đến quy trình làm mắm người nào cũng đọc vanh vách. Nhưng ít ai lại tạo ra được hương vị mộc mạc, sâu đậm, vừa ngửi là mê như nước mắm Phú Khương. Chinh phục được những bà nội trợ khó tính, kể cả những người sành và yêu thích hương vị mắm truyền thống.
Mở rộng thị trường phân phối, HTX Phú Khương ngày càng khẳng định thương hiệu của mình trên các sàn giao dịch lớn như: big c, vinmart.... Từ tổ hợp tác nhỏ sản xuất 20 tấn cá/năm. Đến nay đơn vị đã chuyển đổi thành mô hình HTX với quy mô lớn sản xuất hơn 200 tấn cá/ năm. Một năm doanh thu ước tính đạt gần 2 tỷ đồng. Tạo việc làm cho hơn 10 lao động trong vùng với thu nhập tháng từ 5 -6 triệu đồng/năm. Năm 2019, HTX đã sản xuất hơn 30.000 lít nước mắm đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của bà con trong vùng và các khu vực lanh cận. Từ năm 2017 đến nay, HTX Phú Khương đầu tư hàng tỷ đồng để xây dựng 30 bệ nước mắm bằng tấm năng lượng mặt trời tự đảo. Với ứng dụng công nghệ cao, HTX đã nâng cao được chất lượng sản phẩm. Tạo được thế cạnh tranh lớn tại một số thị trường khó tính.
Ông Đặng Ngọc Sơn cùng đại diện các ban ngành tại tỉnh thăm quan cơ sở sản xuất nước mắm Phú Khương.
Theo ông Đặng Ngọc Sơn – Phó Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh: Làm Ocop phải trung thực , lấy thực tiễn, cái tâm của mình làm tuyệt đối, không đánh bóng thương hiệu. Sau khi thực hiện chương trình OCOP, cơ sở Phú Khương đã thay đổi và tham gia trên tinh thần tự nguyện, tự giác chấp hành rất nghiêm ngặt quy trình sản xuất, từ nguyên liệu đầu vào đến lúc sản phẩm ra thị trường. Đây là một trong những cơ sở điểm đầu tiên của tỉnh Hà Tĩnh thí điểm về phát triển sản phẩm OCOP. Điều đặc biệt hiện nay tại cơ sở Phú Khương đó là họ đã phát huy tốt kinh nghiệm truyền thống tạo ra sản phẩm nước mắm chất lượng tốt, tạo nên giá trị đặc biệt. Quy trình sản xuất được công bố với người tiêu dùng, sản phẩm giới thiệu và kiểm soát thương hiệu thông qua truy xuất nguồn gốc bằng hệ thống QR code AR code.
Được biết Hà Tĩnh cũng đã phát triển nhiều sản phẩm chất lượng. Đến nay có 140 sản phẩm tham gia, trên 70 sản phẩm được công nhận 3 sao. Ngay từ đầu triển khai Hà Tĩnh đã thực hiện một cách chặt chẽ, công khai, minh bạch, chính điều này đã làm nên thương hiệu của chương trình OCOP tại tỉnh Hà Tĩnh.
Trung thực với khách hàng là yếu tố then chốt
Bí quyết làm nên thương hiệu nước mắm Phú Khương đó là tạo sự trung thực với khách hàng. Ngoài việc cho ra đời quy trình công nghệ truyền thống, dây chuyền sản xuất hiện đại, thì sự tín nhiệm của người dùng rất quan trọng. Sản phẩm chất lượng, hiệu quả chắc chắn sẽ được khách hàng tin dùng và tín nhiệm. Bà Lê Thị Khương – Giám đốc HTX Phú Khương cho hay.
Ở nước mắm Phú Khương trước khi tham gia chương trình Ocop ban đầu cơ sở nhỏ, chỉ dừng lại ở những đơn hàng lẻ bán tại địa bàn, đóng can đơn sơ nhưng khi tham gia chương trình OCOP được tập huấn thì cơ sở đã hiểu bản chất chương trình. Từ đó củng cố và phát triển hợp tác xã thành HTX mạnh hơn. Điều đáng nói sự tham gia của chương trình OCOP đã sử dụng được vùng nguyên liệu của địa phương. Qua đó tạo nên sự phát triển cộng đồng và tạo công ăn việc làm cho bà con ở ngay chính địa phương, góp phần vào chương trình xây dựng nông thôn mới ngay tại cơ sở mình. Ông Nguyễn Hữu Dực - Phó chánh văn phòng NTM– Chi cục trưởng chi cục phát triển nông thôn tỉnh Hà Tĩnh cho biết.
HTX Phú Khương đón nhận lễ khai trương dây chuyền lọc và đóng nước mắm tự động.
Theo ông Trần Đình Gia – Bí thư huyện ủy tỉnh Hà Tĩnh: Chương trình mỗi xã một sản phẩm đã phát huy kinh tết nông nghiệp của huyện. Đặc biệt Kỳ Anh là huyện tập trung nhiều sản vật rất tốt. Ví dụ như: nước mắm, các sản phẩm chế biến hải sản, sản phẩm từ hoa quả... Chúng tôi xác định huyện ưu tiên chỉ đạo các cơ sở quan tâm đầu tư cho các chủ hộ tham gia chương trình OCOP. Trước hết lựa chọn các sản phẩm đủ điều kiện tiêu chuẩn, huyện hỗ trợ chính sách về đất đai, điều kiện, cử cán bộ hướng dẫn để các chủ hộ phát triển theo đúng quy trình OCOP. Tranh thủ sự giúp đỡ của các sở, ban, ngành, các cơ quan truyền thông để các cơ sở thực hiện chương trình OCOP quảng bá sản phẩm, nâng tầm sản phẩm trên cơ sở chất lượng truyền thống nhưng có quy mô và quy trình đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đến nay huyện đã có 9 sản phẩm được tỉnh xếp loại.
Bài và ảnh: Thanh Hậu
Không chỉ có lợi thế về vị trí địa lý nằm giữa TP Hà Tĩnh và khu kinh tế Vũng Áng, huyện Kỳ Anh còn được biết đến với vẻ đẹp hoang sơ, lãng mạn, được du khách lựa chọn là địa điểm nghỉ dưỡng hợp lý. Kỳ Xuân được thiên nhiên ưu ái ban tặng 12 km bờ biển với bãi biển đẹp, đặc biệt là những loại hải sản tươi ngon. Những năm qua, người dân Kỳ Xuân đã đầu tư phát triển các ngành nghề thương mại - dịch vụ biển và khai thác, chế biến hải sản. Trong tương lai HTX Phú Khương là một trong những địa điểm lý tưởng để du khách được hòa mình, trải nghiệm về quy trình sản xuất nước mắm truyền thống. Để chúng ta càng hiểu thêm về giá trị của những giọt nước mắm truyền thống từ ngàn đời xưa ông cha ta để lại.
Tin liên quan
Tin mới hơn
Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên
15:10 | 20/12/2024 Tin tức
Làng nghề làm than đước Năm Căn Trăm năm giữa rừng đước bạt ngàn
09:53 | 19/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề đan lưới Vân Trình Di sản văn hoá bền vững
09:53 | 19/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phường Quảng An, quận Tây Hồ đón nhận 2 danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội
10:26 | 18/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề trồng nấm ở An Giang
10:25 | 18/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Ngãi: Nghề làm muối Sa Huỳnh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
09:20 | 17/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Hằng Khoa - nơi dòng tranh độc đáo hội ngộ nghệ thuật thêu tay và hội họa
19:35 | 16/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Cu Đơ Ông Bà Thư Viện - Mật ngọt gừng cay thấm đượm tấm lòng người dân xứ Nghệ
09:00 | 13/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Đan quyện tinh hoa và sáng tạo
09:41 | 12/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Làng nghề trồng mai tất bật chuẩn bị vụ Tết
14:47 | 11/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Cụm kinh tế của các tổ chức thành viên năm 2024
14:14 | 09/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề hối hả vào vụ sản xuất phục vụ Tết
13:55 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề làm người tuyết bằng xốp trên phố cổ Hà Nội
13:53 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hà Nội: Làng nghề sinh vật cảnh Hồng Vân
13:52 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng miến truyền thống Bình Lư hối hả vào vụ Tết
14:00 | 05/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hành trình Khát vọng Việt Nam Hùng cường – Phát triển nền kinh tế xanh bền vững, tôn vinh làng nghề và sản phẩm Ocop
10:41 | 04/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Sản phẩm OCOP, làng nghề Hà Nội vươn tầm thế giới
15:18 | 03/12/2024 Tin tức
"Giữ lửa" nghề tại làng hương xạ truyền thống gần 300 năm ở Hưng Yên
13:31 | 03/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Rèn Đa Sỹ - Top 10 thương hiệu quốc gia
13:31 | 03/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng hương trăm năm tuổi Quảng Phú Cầu nhộn nhịp những ngày cận Tết rực rỡ sắc Xuân
15:00 | 02/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Đã có 144 cơ sở tự nguyện phá dỡ lò đốt, lò tái chế kim loại tại Mẫn Xá
23:50 | 01/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Lễ hội mua sắm nông sản, quảng bá văn hóa gắn kết du lịch tại Sóc Sơn
22:00 Tin tức
Khai mạc chương trình Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM
15:59 Tin tức
Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên
15:10 Tin tức
Hoài Đức (Hà Nội): La Phù nâng cấp hạ tầng đáp ứng kịp thời phát triển kinh tế
22:25 Kinh tế
Nông nghiệp xanh gắn với bảo vệ môi trường ở Đồng bằng sông Cửu Long
09:54 Môi trường