Hà Tĩnh: Nhọc nhằn nghề khoan giếng mùa nắng hạn
Đợt nắng hạn ở Hà Tĩnh bắt đầu từ gần 1 tháng qua. Khi những đợt nắng hạn kéo dài, người dân lại thiếu nước sinh hoạt, tưới tiêu trầm trọng.
Gia đình bà Nguyễn Thị Hà (thôn 2, xã Cẩm Minh, Cẩm Xuyên) bao năm nay cứ bước vào mùa hè là lại chật vật vì nguồn nước sinh hoạt đã nhiễm phèn, lại còn khan hiếm, không đủ cho sử dụng.
Quá khổ sở, gia đình bà Hà đã quyết định tìm thợ khoan giếng. Tưởng dễ tìm thợ, nhưng nhờ người liên lạc đến cả tháng bà mới gọi được thợ đến đào giếng.
“Tôi gọi liên lạc mãi cả tháng người ta mới đến khoan giếng cho. Nhờ có giếng khoan mà việc sinh hoạt trong gia đình đỡ hơn nhiều”, bà Hà nói.
Theo bà Hà, tại xã Cẩm Minh, hè này đã có khoảng 20 hộ khoan giếng. Thợ đang khoan cho nhà bà Hà, thì nhà khác đã đến chờ sẵn.
Nhu cầu của người dân tăng cao nên các tốp thợ khoan cũng làm việc không ngơi tay. Giữa trưa đứng bóng, nhóm thợ khoan giếng của anh Lê Văn Oanh (xã Kỳ Văn, huyện Kỳ Anh) vẫn dò từng mũi khoan tìm nước.
Công việc của anh Oanh và tốp thợ đỡ vất vả hơn nhiều khi có dàn máy nén khí hơn 1 tỷ đồng vừa mới đầu tư để phục vụ cho công việc.
Theo tốp thợ của anh Oanh, từ đầu tháng 4 đến nay, họ không có ngày nghỉ. Thậm chí, có những lúc công việc kéo dài sang buổi đêm để kịp tiến độ. Khách hàng của nhóm anh Oanh tập trung chủ yếu ở các xã: Kỳ Văn, Kỳ Tây, Kỳ Trung, Lâm Hợp… của huyện Kỳ Anh. Vùng này cứ đến hè là thiếu nước sinh hoạt.
“Từ đầu năm đến nay, chúng tôi đã khoan giếng cho hơn 100 hộ trên địa bàn huyện Kỳ Anh. Nhìn chung là làm không hết việc”, anh Oanh nói. Với mỗi hợp đồng khoan giếng, anh Oanh lấy giá khoảng từ 14-16 triệu đồng tùy theo địa hình, thời gian.
Nghề khó nhọc
Theo anh Oanh, dù việc làm không hết nhưng để kiếm được tiền là chuyện hoàn toàn không đơn giản vì nghề đào giếng khá đặc thù, không phải khi nào cũng thành công.
“Nói gì, làm gì cũng được, nhưng khi đào là phải có nước. Nước không lên khỏi mặt đất cho khách hàng là không có tiền, đơn giản thế thôi”, anh Oanh nói.
Với người thợ khoan giếng, nước phải lên khỏi mặt đất cho khách hàng thì mới có tiền.
Anh Oanh kể, nhiều giếng nước đã ký hợp đồng, đã huy động máy móc nhân lực khoan đào cả vài ngày, nhưng khoan mãi vẫn không thấy nước đâu. Cuối cùng cả gia chủ và thợ thống nhất hỗ trợ bữa ăn, tiền dầu rồi ra về tay không.
Chị Phan Thị Lan, chủ một giàn khoan giếng ở huyện Kỳ Anh, cho biết: “Làm nghề này buồn nhất là khoan mà không có nước. Lúc đó, chủ nhà, thợ và chủ giàn khoan đều không vui. Chủ nhà hỗ trợ tiền dầu cũng thấy tiếc mà mình lấy tiền của người ta cũng ngại”.
Có những khi, giàn khoan của chị Phan Thị Lan hoạt động 3 - 4 ngày liên tục vẫn không tìm ra mạch nước ngầm. Dù rất muốn đưa nước về cho khách hàng nhưng tốp thợ đành bất lực bỏ cuộc và chỉ nhận hỗ trợ tiền dầu.
"Vào mùa khô những năm gần đây, mạch nước ngầm hạ xuống thấp nên nhiều chủ giàn khoan đối diện với nguy cơ vỡ hợp đồng. Có khi trong cùng một khu dân cư, chỉ cách có bờ rào mà khoan nhà này có nước, còn nhà kia thì không”, chị Lan cho hay.
Chị Lan đầu tư máy móc bằng bơm nén khí để phục vụ nghề đào giếng của mình.
Theo những người hành nghề khoan giếng như anh Oanh, chị Lan, tỷ lệ không thành công chiếm khá lớn, khoảng 1/3. Với mỗi giếng đạt yêu cầu, trừ chi phí vật tư, dầu, hao mòn máy khoảng 4-5 triệu đồng, trả công lao động từ 350-400 ngàn đồng/người/ngày, chủ thợ chỉ còn thu nhập 2-3 triệu đồng/giếng.
Nếu tính cả những bất trắc, chấn thương có thể xảy ra, chi phí máy móc hư hỏng đột xuất trong quá trình vận hành máy khoan giếng, đây thực sự là nghề không dễ làm chút nào.
Theo Dân trí
Tin liên quan
Tin mới hơn

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị
11:13 Văn hóa - Xã hội

Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước
11:12 Tin tức

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP
14:57 OCOP