Hà Tĩnh: Hà Ân duy trì và phát triển nghề làm chổi đót
Trước đây do điều kiện, giao thông đi lại khó khăn người dân khai thác đót ở những vùng lân cận, nay điều kiện phát triển khai thác đót đã đi đến những miền xa xôi hơn như vùng Tây Bắc (Điện Biên, Lào Cai, Cao Bằng), thậm chí sang nước bạn Lào để khai thác, sản phẩm làm ra được tiêu thụ khắp thị trường trong nước.
Nghề làm chổi đót của thôn Hà Ân có thể nói đã có bề dày lịch sử đi qua chặng đường hàng trăm năm, dựa vào quá trình phát triển, tính chất của làng nghề, quy luật của sự phát triển.
90% hộ dân thôn Hà Ân theo nghề làm chổi đót. Trung bình mỗi ngày, một người thợ có thể làm hết 8kg đót khô, cho ra khoảng 10 thành phẩm.
Ngày xưa trên địa bàn núi Hồng Lĩnh cây đót được mọc phổ biến, là nguồn nguyên liệu chính thuận lợi để người dân thôn Hà Ân, xã Thạch Mỹ khai thác mang về sản xuất chổi đót đưa đi bán khăp nơi trong tỉnh. Vào thời điểm nông nhàn nhất là độ tháng giêng, tháng hai âm lịch người dân đi khai thác đót buộc thành bó gánh về để làm chổi và đây cũng là thời gian sinh trưởng của cây đót cho chất lượng tốt nhất.
Giai đoạn cách mạng 1930 - 1945 trước cao trào cách mạng ngày càng cao của nhân dân tổng Canh Hoạch (tên gọi trước năm 1945 của xã Thạch Mỹ bây giờ) người dân thôn Hà Ân đã gói truyền đơn vào chổi đót đi chợ tỉnh, mang vào tận thị xã Hà Tĩnh và cả vùng Trảo Nha (Can Lộc) mà địch không phát hiện được, góp công vào Cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh 1930 - 1931 và cướp chính quyền tháng 8/1945 tiêu biểu ở thôn Hà Ân có đồng chí Tô Viện, Ngô Duy Bích (đảng viên lão thành cách mạng) người con của thôn Hà Ân.
Tháng 8 năm 1945 cách mạng bùng nổ, lịch sử dân tộc bắt đầu chuyển sang một trang mới, làng nghề lại tiếp tục được khôi phục và phát triển. Nhưng cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp lại bắt đầu, hầu hết những thanh niên thuộc lớp trai trẻ của quê hương đã lần lượt gia nhập quân đội ra mặt trận bảo vệ tổ quốc, còn lại ở địa phương là người già, phụ nữ, trẻ em nên việc vào rừng lấy đót không được rầm rộ như trước, nhưng người dân ở đây vẫn duy trì nghề đót để bảo đảm cuộc sống và dành dụm chi viện cho chiến trường.
Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, phong trào “thi đua ái quốc” người dân nơi đây ngoài việc khai hoang, phục hóa đất sản xuất, còn tập trung phát triền nghề làm chổi đót. Chỉ trong một thời gian ngắn, sản xuất phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện đã tạo điều kiện cho bà con hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu quyên góp trong các cuộc vận động ủng hộ kháng chiến.
Sau ngày giải phóng miềm Nam thống nhất đất nước, Đảng, Nhà nước chủ trương về giao đất, giao rừng cho người dân nên diện tích cây đót tự nhiên bị phá bỏ, thay vào các loại cây lâm nghiệp, nên nguồn nguyên liệu đót ngày càng khan hiếm, người dân phải đi vào Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và ra các tỉnh tây Bắc như Điện Biên, Lào Cai, Lạng Sơn, Cao Bằng khai thác, thu mua đót để ổn định sản xuất, duy trì truyền thống làng nghề.
Sau nhiều năm duy trì, chắt lọc kinh nghiệm và sáng tạo, đến nay nghề làm chổi thôn Hà Ân xã Thạch Mỹ đã đứng vững trên thị trường, giải quyết được nhiều việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng cho nhân dân. Hàng hóa sản xuất ra tiêu thụ trên toàn tỉnh và các tỉnh lân cận như Nghệ An, Quảng bình. Toàn thôn có 126 hộ tham gia làm nghề chiếm ½ số hộ dân trong thôn. Trong đó có 20 hộ sản xuất quy mô lớn; bình quân chi phí sản xuất từ 0,8 đến 1,3 tỷ đồng/hộ/năm, thu nhập bình quân đầu người từ 4 đến 10 triệu đồng/người/tháng.
Ông Lê Tiến Dũng ở thôn Hà Ân chia sẻ với phóng viên: “Gia đình tôi chỉ có 2 lao động chính, cứ mỗi ngày sản xuất được 50 cái chổi, nhập ra thị trường được 1,1 triệu, trừ chi phí nguyên liệu 500 ngàn, còn 600 ngàn tiền công mỗi ngày, ngoài ra còn thu gom chổi của các hộ sản xuất nhỏ lẻ để đi nhập các thị trường thu thêm phần chênh lệch”.
Bài và ảnh Lê Đức - Tiến Lương
Tin liên quan
Tin mới hơn

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận
11:56 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng
11:56 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề dệt lụa làng Đốc Tín vang bóng một thời
11:55 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
13:58 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên
09:47 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Cổng làng trong lòng phố
08:55 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Triển lãm Liên hoan du lịch, ẩm thực, làng nghề Vĩnh Phúc năm 2025
11:57 Tin tức

Tây Ninh thực hiện gần 70 đề án khuyến công
11:57 Khuyến công

Thanh Hoá: Khuyến công thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
11:57 Khuyến công

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận
11:56 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng
11:56 Làng nghề, nghệ nhân