Hà Nội: Người đam mê tranh gốm Bát Tràng
Nghệ nhân Vũ Duy Tiệp với tác phẩm của mình
Hơn thế nữa, tranh gốm Bát Tràng mang đến không gian thêm ấm cúng và sang trọng, được nhiều khách hàng lựa trọn trang trí ngày Tết. Anh Tiệp giải thích thêm: “Tranh gốm làng nghề Bát Tràng nổi lên từ thập niên 1990, khi công nghệ đốt lò ga đưa vào thay thế lò than, thì tranh gốm ngày càng phát triển. Một bức tranh gốm nghệ nhận hay thợ cả tô vẽ, phủ mầu mất công tới 2-3 ngày, sau đó đưa vào lò lung và phải mất cả tuần trời mới ra được bức tranh gốm hoàn hảo ưng ý…”
Tìm hiểu kỹ, được biết, tranh gốm được chia làm hai loại tranh gốm ghép mảnh và tranh gốm vẽ treo tường. Và tùy vào họa tiết, công đoạn, công sức bỏ ra của thợ làm tranh mà mỗi bức tranh có giá khác nhau từ vài ba triệu/bức đến cả vài chục triệu/bức. Theo anh Tiệp, nghề sản xuất tranh gốm của gia đình chủ yếu theo đơn đặt hàng, và làm những mẫu sẵn có theo thị hiếu của khách hàng vì vậy, mặt hàng tranh gốm của anh được tiêu thụ rộng khắp các tỉnh Hà Nội, TP.HCM, các tỉnh miền Bắc, miền Nam. Anh Tiệp cho hay: “ Ở làng nghề Bát Tràng có rất nhiều cơ sở làm tranh gốm và mỗi cơ sở theo đuổi một vài mẫu tranh gốm khác nhau. Riêng cơ sở tôi chủ yếu tranh gốm phong cảnh, hoa lá… và họa tiết hoa văn, chất men cũng theo đặc trưng của mỗi bàn tay của ông chủ cơ sở đó tạo lên… Vì thế, nhìn tranh gốm của mỗi cơ sở có thể phân biệt ra đặc điểm khác nhau.”
Anh Vũ Duy Tiệp làm bức tranh gốm theo đơn đặt hàng
Ưu điểm nổi bật của tranh gốm và được thị trường ưu chuộng nhất là: Tranh gốm làng quê, tranh gốm đồng quê, tranh gốm hội làng, tranh ghép gốm Tùng Hạc Diên Niên, tranh gốm cảnh phố phường thời xưa, tranh ghép gốm Công Đào, tranh gốm Đám cưới chuột, cá vượt vũ môn… Tìm hiểu quy trình sản xuất tranh gốm Bát Tràng được sản xuất theo các bước tranh gốm ghép mảnh là loại tranh khổ lớn được làm từ chất liệu gốm sứ. Được ốp và gắn lên tường bằng cách ghép theo mảnh nhỏ kết hợp thành một bức tranh lớn dùng trang trí những nơi có không gian rộng lớn. Tranh gốm ghép mảnh hoặc tranh gốm ốp tường thường thấy ở sảnh phòng khách, sảnh khách sạn, cầu thang, sân vườn…
Tranh gốm Bát Tràng ốp tường gần đây đang là xu thế và được nhiều người ưa chuộng. Bởi được sản xuất với rất nhiều chủ đề, đa dạng kích thước, màu sắc khác biệt và giá thành rất hợp lý. Các tích cảnh vẽ trên tranh gốm ghép mảnh thường có tính chất nghệ thuật rất cao và gắn liền với đời sống văn hóa người Việt. Thêm vào đó các họa tiết trên tranh được đắp nổi tạo góc nhìn 3D rất đẹp mắt và sinh động.
Tranh gốm ghép mảnh ốp tường được chia thành các mảnh nhỏ, có màu sắc nhã nhặn, trang trí nội hay ngoại thất. Tranh ghép gốm được làm trên nền gốm đất đỏ với các hoa văn, cảnh vật đặc sắc, mềm mại. Sản phẩm đều được đắp nổi bằng tay, mang giá trị nghệ thuật cao.
Hàng ngàn mảnh gốm nhỏ (10 x 10 cm) qua bàn tay khéo léo, tỷ mỉ của anh Tiệp sau đó được ghép nối với nhau theo một chủ đề nhất định, làm nên những tác phẩm nghệ thuật thực sự vừa độc đáo, khỏe khoắn với một sức hút mạnh mẽ. Các hoa văn họa tiết cảnh vật trên tranh ghép gốm sứ được anh Tiệp làm hoàn toàn thủ công mang đậm nét truyền thống. Chủ đề tranh gốm rất phong phú: Cảnh làng quê, phố cổ, tranh tứ quý, các loại hoa sen, súng, ly, cúc,… được đưa vào tranh hài hòa, sống động.
Sau khi tranh được vẽ, thì cơ sở đưa tranh được nung ở nhiệt độ trên 1.000 độ C đến khi nung thành hình tranh gốm rồi đưa tranh ra ghép. Với màu sắc tươi tắn, càng dùng thì màu gốm càng thắm, càng trầm so với các loại tranh thông thường khác. Tranh sứ nung phủ men hình dáng hiện đại, có độ bóng, chống rêu mốc và dễ vệ sinh và gần như vĩnh cữu, không phai mầu…. Gốm sứ là những chất liệu thân thiện, gần gũi với thiên nhiên và con người Việt Nam. Tranh có tuổi thọ dài, lâu bền, có thể trưng được ở nhiều không gian từ trong nhà đến ngoài trời cùng với lớp tráng men cao cấp càng tạo nên vẻ đẹp sinh động, chân thực hơn. Bên cạnh đó, tranh gốm còn mang giá trị thẩm mỹ và giá trị phong thủy cao.
Qua bàn tay tài hoa, khéo léo của anh Tiệp và các thợ làm tranh cùng sự kết hợp nghệ thuật đắp nổi, phối màu tự nhiên, hài hòa. Sản phẩm tranh gốm của cơ sở anh là bức tranh nghệ thuật tái hiện khung cảnh thiên nhiên, con người, nhà cửa… Trang trí bức tranh mang lại năng lượng phong thủy giúp xây dựng hạnh phúc gia đình bền lâu, viên mãn, công danh và sự nghiệp trọn vẹn, được hậu thuẫn bởi gia đình. Dựa vào hình dáng cụ thể và tông màu, sắc độ từng vị trí trên tranh. Để có được bức tranh gốm ghép anh Tiệp dùng kìm bấm, hay keo gắn tạo hình chi tiết cho từng mảnh gốm, kích thước 10 x10 cm. Một bức tranh được làm từ vài trăm đến vài chục nghìn mảnh gốm thủ công ghép lại.
Anh Tiệp chia sẻ tiếp: “Kỹ thuật thi công tranh ốp tường ăn đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ, cẩn thận và kinh nghiệm của người. Để có được bức tranh ưng ý, người thợ phải được đào tạo bài bản, có sự sáng tạo, có kinh nghiệm lâu năm, đảm bảo sẽ lắp đặt bức tranh đúng vị trí và chỉn chu trên tường, tạo điểm nhấn và ấn tượng nhất...”
Vài chục năm theo nghề tranh gốm sản phẩm của anh Tiệp đã có chỗ đứng trên thị trường, được nhiều khách hàng đặt mua. Năm 2001, anh đã được cấp giấy chứng nhận là hội viên chính thức của Hội gốm sứ Bát Tràng TP.Hà Nội; Bằng bàn tay khéo léo của mình anh Tiệp đã đạt giải Ba trong Hội thi thao diễn tay nghề, nghệ nhân, thợ giỏi – Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội năm 2010; Năm 2011, nghệ nhân Vũ Duy Tiệp còn là một trong những tác giả tạo lên bức tranh sứ lớn nhất Việt Nam với chiều cao 9,9 m, dài 72 m, ghép từ 1.400 tấm sứ màu sắc khác nhau. Bức tranh có tên “Ngày hội non sông trên đất Tổ” đã được xác lập kỷ lục bức tranh dài nhất, lớn nhất.
Bài, ảnh: Nguyễn Hiếu
Tin liên quan
Tin mới hơn

Lan tỏa hương vị bánh gai xứ Dừa
11:04 | 08/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng Nghề Truyền Thống Hồi Sinh Nhờ Thương Mại Điện Tử
09:04 | 07/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Bảo tồn và phát triển Làng nghề dệt thổ cẩm xã Vĩnh Hiệp
09:04 | 07/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thái Bình: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
10:04 | 06/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng gốm Bàu Trúc – Bảo tồn và phát triển di sản gốm Chăm trong thời hiện đại
10:04 | 06/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nam trong xu thế mới
12:19 | 05/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Về thăm làng nghề bánh phồng Sơn Đốc hơn trăm năm tuổi
12:15 | 05/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen
10:39 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề làm cờ Tổ quốc tất bật trước dịp kỉ niệm ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước
10:18 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

10 làng nghề lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

5 làng nghề miền Tây có truyền thống lâu đời
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người đàn ông thổi hồn vào từng thớ gỗ
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề làm dưa bồn bồn
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Những người giữ hồn đất nung tại Lò lu Đại Hưng
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thúng chai với 'tuyệt chiêu' chống thấm
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lào Cai: Nghề làm nón lá cọ Bản Liền
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025: Lan toả tinh hoa làng nghề
10:01 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hoà Bình: Đường làng sạch, làng nghề xanh
09:24 | 21/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Sơn La nâng cao thu nhập của người dân từ trồng mận tam hoa
11:07 Khuyến nông

Lan tỏa hương vị bánh gai xứ Dừa
11:04 Làng nghề, nghệ nhân

Giá lợn hơi có xu hướng giảm nhẹ khi nguồn cung tăng
10:54 Kinh tế

Chính sách bảo vệ môi trường trong nông nghiệp: Hướng tới mô hình xanh, an toàn, bền vững
10:46 Khuyến nông

Hà Nội kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh sữa, thực phẩm dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung và thực phẩm bảo vệ sức khỏe
10:45 Sức khỏe - Đời sống