Hà Nội: 26°C Hà Nội
Đà Nẵng: 30°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 31°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 28°C Thừa Thiên Huế

Hà Nội: Làng nghề quỳ vàng bạc

LNV - Làng nghề Kiêu Kỵ (xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm, Hà Nội) đã trải qua nhiều thăng trầm. Có lúc tưởng như bị mai một nhưng đến nay, Kiêu Kỵ vẫn bảo tồn, phát triển tinh hoa của làng nghề. Đặc biệt, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chính thức ghi danh Nghề quỳ vàng bạc Kiêu Kỵ vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia - một sự tôn vinh xứng đáng với làng nghề độc đáo này.
Làng nghề “độc nhất vô nhị”

“Phá giặc uy danh lừng đất Bắc
Dát vàng tinh xảo nức trời Nam”

Ngâm xong hai câu thơ, nhấp ngụm trà thơm, nghệ nhân Nguyễn Anh Chung, Chủ tịch Hội Dát vàng bạc quỳ Kiêu Kỵ không giấu được niềm tự hào cho biết: Đây là hai câu thơ mà tất cả người dân Kiêu Kỵ đều thuộc lòng và tự hào về làng mình.


Nghệ nhân Nguyễn Anh Chung thếp vàng lên tượng cho khách hàng.


Kể về lịch sử ra đời làng nghề, nghệ nhân Nguyễn Anh Chung chia sẻ: Xưa có danh nhân Nguyễn Quý Trị, người làng Hội Xuyên, xã Liễu Trai (Hải Dương), ông đỗ Tiến sỹ năm Quý Mùi, thời Lê Cảnh Hưng (1740-1786) làm quan đến chức Binh bộ Tả Thị lang – Hàn lâm Viện trực học sỹ. Trong một lần đi sứ sang Trung Quốc, ông đã học được nghề dát đập vàng để sơn thếp vàng câu đối, hoành phi, tượng…Về nước, ông đã truyền nghề dát quỳ vàng bạc cho dân làng Kiêu Kỵ khi đó thuộc tổng Đa Tốn, huyện Gia Lâm, Bắc Ninh này thuộc xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm (Hà Nội). Để tưởng nhớ công ơn của ông, dân làng Kiêu Kỵ đã suy tôn Nguyễn Quý Trị là Tổ sư nghề dát quỳ vàng bạc và lấy ngày 17/8 âm lịch (ngày ông rời làng đi) làm ngày giỗ Tổ nghề hàng năm.

Điểm độc nhất vô nhị của làng nghề làm quỳ vàng bạc ở Kiêu Kỵ là ông tổ Nguyễn Quý Trị chỉ truyền nghề cho người trong làng và làng nghề này trở thành “độc nhất vô nhị” ở nước ta. Bất kỳ người dân nào trong làng muốn học nghề quỳ vàng đều phải làm lễ khấn Tổ nghề và lập lời thề “không ai được truyền ra ngoài”.


Làng nghề dát vàng bạc quỳ Kiêu Kỵ đã tồn tại và phát triển qua hàng trăm năm. Trải qua bao biến cố, thăng trầm, có những lúc, nghề này tưởng chừng đã mai một. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, nghề làm vàng quỳ khá phát đạt, cung cấp vàng quỳ cho hầu hết các công trình tín ngưỡng, cung đình. Qua hai cuộc chiến, các hộ dân làm nghề còn rất ít. Nhiều gia đình chuyển hẳn sang làm ruộng hoặc các ngành nghề khác. Phải đến khi đất nước mở cửa phát triển kinh tế, các công trình văn hóa, di tích lịch sử được khôi phục, nghề làm vàng quỳ truyền thống ở Kiêu Kỵ mới có cơ hội phục hồi…

Người dân làng nghề cũng cải tiến trong nhiều công đoạn trong quy trình, từ 50 công đoạn nay chỉ còn 20. Nhiều công đoạn mất công, thời gian đã được thay thế. Ví dụ như khâu chuẩn bị nguyên liệu vàng, bạc trước đây phải mất một ngày lọc, cán mỏng, nay có thể mua được nguyên liệu vàng chất lượng ngoài thị trường, máy móc hiện đại hỗ trợ. Chiếc búa dùng để đập quỳ cũng được cải tiến để được đập nhanh và hiệu quả hơn.


20 công đoạn còn lại là cả quá trình lao động hết sức tỉ mỉ, yêu cầu cao về kỹ thuật, đòi hỏi sự cảm nhận của con người mà không máy móc nào thay thế được. Đó là việc xây lò kín và thấp, dùng mùn cưa trộn với nhựa thông, viên nhỏ rồi đốt dưới chiếc nồi ang để tạo bồ hóng, làm mực “lướt”. Quỳ vàng phải đập mỏng đều, không rách đòi hỏi phải tập trung cao độ. Chỉ cần 1 chỉ vàng, người thợ có thể đập mỏng thành 980 lá có diện tích gần 1m2 - điều mà chưa có ngành công nghiệp nào làm được…

Nghệ nhân Nguyễn Anh Chung tiết lộ, bí quyết được truyền từ đời này qua đời khác là công đoạn làm lá giống để đặt vào các miếng vàng bạc được cán và cắt nhỏ (gọi là điệp). Cứ 49 miếng điệp được xếp xen kẽ giữa 50 lá giống được bó chặt vào để sử dụng cho công đoạn đánh vỡ. Đây là công đoạn mang tính quyết định chất lượng của việc dát mỏng vàng bạc.

Lá giống đạt tiêu chuẩn phải đủ độ dai, đàn hồi để không bị rách, nhưng lại không được phai màu keo lẫn vào vàng, nhất là phải khô để miếng vàng không bị dính vào lá giống. Một điều cần lưu ý khi lướt và đập giấy quỳ là phải loại bỏ giấy rách nát. Chỉ cần sơ ý quên, vàng bạc lúc cho vào đánh quỳ sẽ bị vỡ vụn, hoặc dàn mỏng không đều, ảnh hưởng đến chất lượng của quỳ. Lá giống có thể sử dụng lại khoảng 10 lần tùy thuộc vào độ bền, kinh nghiệm làm của từng nhà…

Những tín hiệu vui từ làng nghề

Nghệ nhân Nguyễn Anh Chung, Chủ tịch Hội Dát vàng bạc quỳ Kiêu Kỵ vui mừng cho hay, cả làng hiện có hơn 50 hộ làm nghề với từ 300- 400 lao động, thu nhập từ 5-10 triệu/tháng, chưa kể số lao động tỏa đi làm ở các địa phương trên cả nước. Có hộ thuê tới hơn 20 lao động.

Gia đình ông Nguyễn Văn Hiệp, luôn duy trì 10 lao động thường xuyên, quanh năm sản xuất quỳ vàng, mỗi tháng sử dụng khoảng 10 cây vàng để làm nguyên liệu. Thường thì dịp cuối năm là bận rộn nhất, ngoài công việc sản xuất quỳ vàng, gia đình ông còn nhận nhiều đơn hàng thếp vàng lên tượng, đồ thờ cúng, vật dụng trang trí… Ngoài ra, ông còn tự đặt một số hàng gốm sứ, tranh gỗ, sơn mài... để thếp vàng rồi mang ra trưng bày, giới thiệu và bán cho người có nhu cầu.

Làng nghề phát triển đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động. Chị Lê Thị Hòa, 58 tuổi, đã làm công cho gia đình ông Nguyễn Văn Hiệp hơn 20 năm qua. Chị thấy công việc này đòi hỏi phải kiên trì, chịu khó, cho thu nhập cao hơn làm nông nghiệp. Trung bình mỗi tháng, chị thu nhập hơn 4 triệu đồng.

Anh Nguyễn Văn Ninh, 24 tuổi, con trai cả của ông Nguyễn Văn Hiệp đã có 12 năm kinh nghiệm làm nghề. Anh cho rằng, nghề này không thể giàu nhanh, nhưng công việc ổn định, thu nhập cũng khá nên anh muốn gắn bó cả đời với nghề. Anh mong muốn được chính quyền hỗ trợ anh và lớp thanh niên trong làng nói chung được vay vốn khởi nghiệp, mở rộng sản xuất...

Nghệ nhân Nguyễn Anh Chung cho biết, để nghề truyền thống của cha ông phát triển hơn nữa trong đời sống ngày nay, người dân làng nghề đã tìm tòi, sáng tạo và tìm hướng đi mới để quảng bá và phát triển làng nghề. Ngày nay, ngoài những sản phẩm truyền thống, người dân trong làng nghề còn sử dụng kĩ thuật thếp vàng thực hiện trên nhiều sản phẩm quà tặng, đồ vật trang trí, hay các công trình kiến trúc…, được nhiều khách hàng ưa chuộng và tìm đến.

Nghệ nhân Nguyễn Anh Chung cũng thực hiện nhiều công trình lớn, tốn nhiều thời gian và công phu. Như năm 2020, gia đình ông đã nhận thếp vàng, trang trí hoa văn cho một tư gia ở Bắc Giang, phải mất vài tháng, thuê thêm hàng chục nhân công mới hoàn thành. Cuối năm 2020, ông nhận được đơn hàng thếp vàng lên hàng ngàn con trâu làm tặng phẩm và phải hết tháng Giêng năm Tân Sửu
mới hoàn thành.

Người dân làng nghề Kiêu Kỵ luôn mong muốn đưa sản phẩm dát vàng, bạc đến với thị trường quốc tế; được tiếp cận nhiều hơn nguồn vốn ưu đãi để sản xuất, làng nghề ngày càng phát triển bền vững.

Bài, ảnh: Danh Lam

Tin liên quan

Tin mới hơn

Quảng Nam: Mãn nhãn với sản phẩm nghệ thuật làm từ vỏ ốc, sò biển

Quảng Nam: Mãn nhãn với sản phẩm nghệ thuật làm từ vỏ ốc, sò biển

LNV - Trong không gian quán cà phê nhỏ, anh Võ Cao Đỉnh (40 tuổi), ở thôn Lộc Hà, xã Tam Tiến, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam trưng bày hàng trăm tác phẩm, sản phẩm nghệ thuật độc đáo mà chính anh làm ra từ chất liệu vỏ ốc, vỏ sò và vỏ chai cũ trôi dạt trên bờ biển.
Hà Nội sẽ tổ chức Festival bảo tồn và phát triển làng nghề quốc tế

Hà Nội sẽ tổ chức Festival bảo tồn và phát triển làng nghề quốc tế

LNV - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 81/KH-UBND về phát triển ngành nghề nông thôn thành phố Hà Nội năm 2025.
Bến Tre: Giữ lửa làng nghề đan đát Ba Tri

Bến Tre: Giữ lửa làng nghề đan đát Ba Tri

LNV - Hơn trăm năm trước, vùng đất Ba Tri, tỉnh Bến Tre, đã hình thành nhiều làng nghề đan đát nổi tiếng. Chính quyền địa phương đang tìm cách bảo tồn làng nghề đan đát gắn với phát triển du lịch.
Làng gốm Thanh Hà

Làng gốm Thanh Hà

LNV - Làng gốm Thanh Hà là làng gốm Hội An có quy mô lớn, được hình thành từ cuối thế kỷ XV. Người dân sinh sống ở làng gốm Thanh Hà chủ yếu có nguồn gốc từ Thanh Hóa, Hải Dương và Nam Định di cư vào Hội An, tiếp tục duy trì, phát triển nghề làm gốm của cha ông.
Lâm Đồng: Bảo tồn và phát triển Làng nghề thổ cẩm K’Long

Lâm Đồng: Bảo tồn và phát triển Làng nghề thổ cẩm K’Long

LNV - Làng nghề thổ cẩm K’Long xã Hiệp An, huyện Đức Trọng, (tỉnh Lâm Đồng) có vai trò rất lớn đối với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn, đem lại nguồn thu nhập, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động ở địa phương. Trong thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục phát triển, mở rộng quy mô hoạt động, đầu tư thêm trang thiết bị máy móc, xây dựng thêm nhà xưởng, gian trưng bày sản phẩm, tuyển dụng thêm nhiều nghệ nhân có tâm huyết, có tay nghề cao phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và phát triển làng nghề K’Long.
Người nâng tầm nghệ thuật tỉa hoa đu đủ chẻ cánh

Người nâng tầm nghệ thuật tỉa hoa đu đủ chẻ cánh

LNV - Giữa dòng chảy hối hả của cuộc sống hiện đại, Hà Nội vẫn gìn giữ được những nét tinh hoa của văn hóa truyền thống nhờ vào những con người thầm lặng, trong đó có nghệ nhân Nguyễn Thị Thu - người phụ nữ kiên trì theo đuổi và nâng tầm nghệ thuật tỉa hoa đu đủ chẻ cánh.

Tin khác

Chương trình OCOP - Nâng cao giá trị sản phẩm làng nghề

Chương trình OCOP - Nâng cao giá trị sản phẩm làng nghề

LNV - Chương trình OCOP không chỉ giúp các làng nghề phát triển kinh tế mà còn góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, từ đó tạo nên một thương hiệu mạnh mẽ và rộng rãi trên thị trường, mở ra cơ hội mới, đưa sản phẩm làng nghề vươn xa hơn, thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế nông thôn.
Giỗ Tổ ngành tóc Việt Nam 2025: Tri ân tiền nhân, gắn kết cộng đồng

Giỗ Tổ ngành tóc Việt Nam 2025: Tri ân tiền nhân, gắn kết cộng đồng

LNV - Sáng 20/3 tại đình Kim Liên (Đống Đa, Hà Nội), Ban tổ chức chương trình “Giỗ tổ ngành tóc Việt Nam 2025” đã tổ chức họp báo thông tin về kế hoạch triển khai sự kiện năm nay. Đây là dịp quan trọng để tri ân các bậc tiền nhân đã khai sáng nghề cắt tóc, đồng thời tạo cơ hội giao lưu, kết nối giữa các thợ tóc trên cả nước.
Linh thiêng nghi lễ rước nước Bạch Hạc

Linh thiêng nghi lễ rước nước Bạch Hạc

LNV - Ngày 17/3, tại TP Việt Trì (Phú Thọ), nghi lễ rước nước từ ngã ba sông Bạch Hạc với chủ đề “Nước Thiêng Hun Đúc Tinh Hoa” do Gốm Sứ Vạn Linh An tổ chức đã góp phần tôn vinh di sản văn hóa tâm linh độc đáo vùng đất Tổ.
Các làng nghề truyền thống nhộn nhịp thu gom nguyên liệu sản xuất

Các làng nghề truyền thống nhộn nhịp thu gom nguyên liệu sản xuất

LNV - Chuẩn bị nguồn nguyên liệu dồi dào, chất lượng, người dân nhiều làng nghề truyền thống ở Hà Tĩnh bước vào thực hiện kế hoạch sản xuất năm 2025 với nhiều hy vọng mới.
Gốm Kim Lan - Di sản trường tồn cùng thời gian

Gốm Kim Lan - Di sản trường tồn cùng thời gian

LNV - Làng nghề gốm Kim Lan nằm ở xã Kim Lan, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, là một trong những làng nghề truyền thống lâu đời nổi tiếng của Việt Nam. Gốm Kim Lan có lịch sử phát triển hàng trăm năm, gắn liền với văn hóa, nghệ thuật và đời sống người dân nơi đây. Sản phẩm gốm Kim Lan không chỉ nổi bật bởi sự tinh xảo trong từng chi tiết mà còn chứa đựng những giá trị văn hóa đặc sắc của người dân vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Quảng Nam: Những tác phẩm nghệ thuật độc đáo ở Làng Củi Lũ

Quảng Nam: Những tác phẩm nghệ thuật độc đáo ở Làng Củi Lũ

LNV - Thời gian gần đây, nhiều du khách đến thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam thường ghé đến Làng Củi Lũ để chiêm ngưỡng “sống ảo” trong không gian nghệ thuật, với hàng trăm tác phẩm độc đáo được “tái sinh” từ những thanh củi trôi dạt ở bờ biển, bờ sông qua bàn tay khéo léo tài hoa của người thợ.
Bàn tay vàng trong nghệ thuật khảm xà cừ - Từ tinh xảo đến tinh hoa

Bàn tay vàng trong nghệ thuật khảm xà cừ - Từ tinh xảo đến tinh hoa

LNV - Tinh hoa của nghề khảm xà cừ nằm trong từng chi tiết nhỏ, được chế tác một cách tỉ mỉ, thể hiện kỹ năng tinh xảo của người nghệ nhân. Với đôi bàn tay khéo léo của mình, nghệ nhân Nguyễn Phú Hà tại xã Xuân Thới Thượng (Hóc Môn, Hồ Chí Minh) đã tạo ra những sản phẩm mỹ nghệ không chỉ có giá trị kinh tế mà còn mang giá trị văn hóa, có sự kết nối sâu sắc giữa quá khứ, hiện tại và tương lai.
Thúc đẩy kinh tế từ mô hình làng nghề

Thúc đẩy kinh tế từ mô hình làng nghề

LNV - Trong bối cảnh các làng nghề tại Hà Nội đang có đóng góp tích cực cho sự tăng trưởng kinh tế cũng như tạo ra công việc cho hàng vạn lao động trên địa bàn Thủ đô, thời gian qua, TP Hà Nội đã có nhiều giải pháp để hỗ trợ gìn giữ và phát triển hiệu quả mô hình kinh tế từ các làng nghề trên địa bàn.
Bước chuyển mới của làng gốm Phù Lãng

Bước chuyển mới của làng gốm Phù Lãng

LNV - Những chính sách liên kết, hỗ trợ mở rộng thị trường và sự năng động, sáng tạo của những nghệ nhân, gốm Phù Lãng ( huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh) đang có bước chuyển mình mạnh mẽ để đưa sản phẩm truyền thống Kinh Bắc đến với khách hàng trong và ngoài nước.
Làng nghề chuối khô Cà Mau

Làng nghề chuối khô Cà Mau

LNV - Không chỉ nổi tiếng với tôm khô, Cà Mau còn là vùng đất trồng chuối và có đặc sản chuối ép khô nổi tiếng vùng đồng bằng sông Cửu Long.
An Giang: Sức sống mới ở làng nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Khmer

An Giang: Sức sống mới ở làng nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Khmer

LNV - Liên kết cùng nhau sản xuất, hỗ trợ nâng cao tay nghề, phát triển các sản phẩm dệt truyền thống đạt chuẩn OCOP là cách mà các nghệ nhân làng dệt thổ cẩm Khmer (xã Văn Giáo, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang) đang thực hiện nhằm bảo tồn và mang lại sức sống mới cho nghề dệt truyền thống tồn tại hàng thế kỷ ở vùng Bảy Núi An Giang.
Hải Dương: Đưa bánh đa Lộ Cương vươn xa

Hải Dương: Đưa bánh đa Lộ Cương vươn xa

LNV - Làng bánh đa Lộ Cương, một trong những làng nghề lâu đời ở thành phố Hải Dương (tỉnh Hải Dương) mang đậm nét văn hóa đặc sắc của một không gian làng nghề Việt. Những năm gần đây, cùng với sự phát triển và mở rộng mạnh mẽ của thành phố Hải Dương. Làng nghề bánh đa Lộ Cương cũng có nhiều thay đổi với những hướng đi, cách làm phù hợp nhằm giữ gìn và phát huy nghề truyền thống.
Nghệ An: Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Thái

Nghệ An: Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Thái

LNV - Ngày nay, trong cuộc sống hiện đại, với sự đa dạng của các sản phẩm hàng hóa khác nhau, nhưng những sản phẩm được làm từ thổ cẩm với hoa văn truyền thống như khăn piêu, những chiếc đệm, những tấm rèm che… vẫn được đồng bào giữ gìn phục vụ nhu cầu sinh hoạt của gia đình đồng thời giúp bảo lưu giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Đến nay, các sản phẩm này đã trở thành mặt hàng được nhiều du khách lựa chọn khi đến với Nghệ An.
Bình Định: Làng nghề truyền thống đan đát Trung Chánh mang sắc thái, hình dáng đặc trưng riêng

Bình Định: Làng nghề truyền thống đan đát Trung Chánh mang sắc thái, hình dáng đặc trưng riêng

LNV - Làng nghề truyền thống đan đát Trung Chánh, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hóa đại diện vùng miền, thể hiện đời sống văn hóa lễ hội truyền thống, sinh hoạt cộng đồng góp phần tạo diện mạo, bản sắc riêng của địa phương đạt tiêu chí bản sắc văn hóa dân tộc.
Lễ hội Đình Hậu: Sắc màu truyền thống và tinh hoa Cốm Làng Vòng

Lễ hội Đình Hậu: Sắc màu truyền thống và tinh hoa Cốm Làng Vòng

LNV - Sáng ngày 09/3/2025, trong không khí phấn khởi của mùa xuân mới, phường Dịch Vọng Hậu (quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ hội truyền thống Đình Hậu - Xuân Ất Tỵ 2025 và đón bằng công nhận "Nghề truyền thống Hà Nội" với nghề sản xuất Cốm Làng Vòng. Đây là sự kiện văn hóa quan trọng, không chỉ thể hiện sự tôn vinh các giá trị lịch sử mà còn khẳng định niềm tự hào về nghề cốm đặc trưng của người dân nơi đây.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Dệt thổ cẩm Hà Ri được công nhận làng nghề

Dệt thổ cẩm Hà Ri được công nhận làng nghề

LNV - Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định công nhận dệt thổ cẩm Hà Ri (thôn Hà Ri, xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh) đạt tiêu chí làng nghề theo quy định tại khoản 3, điều 5 Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12.4.2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn.
Hanoi Art Fair: Hội làng nghề đa sắc - Đưa nghệ thuật đến gần với công chúng

Hanoi Art Fair: Hội làng nghề đa sắc - Đưa nghệ thuật đến gần với công chúng

LNV - Không đơn thuần chỉ là không gian trưng bày các tác phẩm nghệ thuật, Hanoi Art Fair: Hội làng nghề đa sắc còn là nơi diễn ra nhiều hoạt động giao lưu, tương tác và thực hành nghệ thuật phong phú.
Quảng Nam: Mãn nhãn với sản phẩm nghệ thuật làm từ vỏ ốc, sò biển

Quảng Nam: Mãn nhãn với sản phẩm nghệ thuật làm từ vỏ ốc, sò biển

LNV - Trong không gian quán cà phê nhỏ, anh Võ Cao Đỉnh (40 tuổi), ở thôn Lộc Hà, xã Tam Tiến, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam trưng bày hàng trăm tác phẩm, sản phẩm nghệ thuật độc đáo mà chính anh làm ra từ chất liệu vỏ ốc, vỏ sò và vỏ chai cũ trôi dạt t
Hà Nội sẽ tổ chức Festival bảo tồn và phát triển làng nghề quốc tế

Hà Nội sẽ tổ chức Festival bảo tồn và phát triển làng nghề quốc tế

LNV - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 81/KH-UBND về phát triển ngành nghề nông thôn thành phố Hà Nội năm 2025.
Bình Định: Nhơn Hải điểm sáng về nông thôn mới kiểu mẫu văn hóa - du lịch

Bình Định: Nhơn Hải điểm sáng về nông thôn mới kiểu mẫu văn hóa - du lịch

LNV - Sau khi được UBND tỉnh Bình Định công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao năm 2022, xã Nhơn Hải đăng ký xây dựng NTM kiểu mẫu về văn hóa - du lịch năm 2024. Với những tiềm năng và lợi thế sẵn có, UBND tỉnh Bình Định đã có Quyết định phê duyệ
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-61
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-66
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-67
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-91
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-32
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-50
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-33
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-51
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-54
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-75
Giao diện di động