Hà Nội: 22°C Hà Nội
Đà Nẵng: 23°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 27°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 23°C Thừa Thiên Huế

Hà Nội: “Giữ lửa” nghề rèn truyền thống Đa Sỹ

LNV - Những gia đình ở làng nghề rèn Đa Sỹ, phường Kiến Hưng, quận Hà Đông (Hà Nội) không chỉ góp phần giữ lửa nghề rèn, mà còn giữ lửa gia đình, cùng nhau vun đắp tổ ấm và làm việc, kiếm tìm niềm vui trong nghề rèn truyền thống.
Nghề cha truyền con nối

Làng Đa Sỹ là một trong những làng nghề rèn nổi tiếng ở khu vực Đồng bằng Bắc Bộ. Các sản phẩm làng rèn Đa Sỹ không quá cầu kỳ, chủ yếu là dao, kéo và các loại đồ gia dụng kim khí. Các loại sản phẩm của làng nghề tỏa đi khắp mọi miền, phục vụ sản xuất, đời sống sinh hoạt của người dân. Nhờ có làng nghề mà đời sống nơi đây luôn ổn định, nhiều gia đình có kinh tế xây dựng nhà cửa, có điều kiện nuôi dạy con cái trưởng thành.

Hiện nay, làng nghề truyền thống Đa Sỹ có hơn 1.000 hộ gia đình đang duy trì nghề rèn dao kéo là chủ yếu và tất cả các lò đều có phụ nữ tham gia làm công việc vất vả này. Lò rèn của vợ chồng ông Nguyễn Bá Phúc, 57 tuổi và bà Nguyễn Thị Hương, 50 tuổi lúc nào cũng đỏ lửa từ sáng sớm đến tối muộn. Hai vợ chồng ông Phúc đều là người gốc Đa Sỹ, được tiếp cận với nghề truyền thống từ tấm bé do cha ông truyền lại. Ông Phúc kể, đến nay ông đã làm nghề rèn được 44 năm, từ năm 13 tuổi ông Phúc theo bố và các chú học nghề.


Thông thường, để làm ra sản phẩm dao hoàn chỉnh, thép nhà ông Phúc được nung trong lò khoảng 1-2 phút. Công đoạn này đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo nếu không cẩn thận sẽ bị bỏng lửa. Đối với ông Phúc, thực hiện công đoạn mài tạo hình lưỡi dao lại là công đoạn khó hơn vì nếu không có kinh nghiệm lưỡi dao sẽ không sắc, dễ biến dạng khi sử dụng. Bà Hương, vợ ông Phúc cho biết, công việc rèn dao này đòi hỏi cần có 2 người cùng làm để đảm bảo chất lượng và cùng nhau tạo ra những sản phẩm sắc bén để cung cấp ra thị trường. Trong khi người chồng đứng lò, trực tiếp quai đe búa thì vợ là người thực hiện công đoạn cắt tỉa phần thép thừa và mài dao.

Công việc tuy vất vả nhưng bởi tình yêu nghề to lớn và đã quen gắn bó từ lâu nên đây không chỉ là một công việc kiếm sống mà còn là nét văn hóa truyền thống cha ông để lại đã hằn sâu vào máu thịt, tâm trí người dân làng rèn Đa Sỹ.

Vợ chồng cùng nhau “giữ lửa” nghề

Mỗi lò rèn ở Đa Sỹ phần lớn đều do vợ chồng cùng nhau lao động sản xuất. Vợ chồng ông Phúc, bà Hương cưới nhau từ năm 1994, đến năm 1996 cả hai vợ chồng được bố mẹ cho ra ở riêng và hỗ trợ nhau sản xuất, giữ lửa nghề rèn của gia đình. Gắn bó với nhau gần 30 năm, trải qua bao khó khăn, vất vả của cuộc sống, có những lúc tưởng chừng như không thể tiếp tục, nhưng chính việc cùng nhau làm nghề rèn đã giúp vợ chồng bà Hương thêm thông cảm, thấu hiểu và yêu thương nhau nhiều hơn. Sinh ra ở làng nghề, từ nhỏ cũng đã biết nghề nhưng khi lấy chồng, công việc rèn dao mới chính thức “bén duyên” với bà Hương. Chồng bà chính là người đã giúp bà nâng cao tay nghề và truyền lửa niềm yêu thích công việc rèn vốn quen thuộc và hợp với đàn ông hơn.

Bà Hương tâm sự, nghề này đàn ông làm là chính, là phụ nữ nên cũng bị hạn chế nhiều về sức khỏe vì quanh năm phải tiếp xúc với khói than độc hại, tiếng ồn lớn nên tai bị ảnh hưởng rất nhiều. Bàn tay người phụ nữ vốn phải mềm mại thì nay nghề rèn khiến đôi bàn tay của họ bị chai sạn đi nhiều, mái tóc đen óng ả cũng chẳng có dịp thả ra. Đặc biệt trong những ngày hè nóng nực, ngồi bên bếp than lửa nóng với tiếng đe, tiếng búa gõ chan chát, mồ hôi chảy đầm đìa dẫu có 3 chiếc quạt ngày ngày vẫn hoạt động với công suất lớn nhất.

Đôi bàn tay của người phụ nữ Đa Sỹ vừa mạnh mẽ vừa vô cùng khéo léo trong việc mài dao, tạo hình sản phẩm. Dù có những lúc bị bỏng, bị đứt tay nhưng những khó khăn ấy đều được những “bông hồng thép” ở đây vượt qua tất cả. Nghị lực phi thường ấy một phần lớn được thôi thúc, tiếp sức nhờ những người chồng như ông Phúc luôn bên cạnh động viên, giúp đỡ vợ. Làm nghề rèn phải uống nước thường xuyên, những quãng nghỉ giữa ngày hè nóng như đổ lửa, ông Phúc đều pha cho vợ cốc nước chanh, nước cam mát lạnh mà vợ vẫn thích để giải tỏa bớt thời tiết khắc nghiệt của mùa hè. Vất vả nhưng vợ chồng ông cũng không quên dành cho nhau những lời quan tâm có cánh như thuở mới yêu...
Công việc rèn nặng nhọc đối với người dân làng nghề nói chung và đặc biệt với người phụ nữ. Nhưng chính tình yêu thương chân thành của vợ chồng ông Phúc, bà Hương dành cho nhau mà bếp than lò rèn vẫn luôn sáng rực như tình yêu của đôi vợ chồng ấy. Bà Hương trải lòng, dù công việc có khó khăn nhường nào nhưng chỉ cần vợ chồng cùng tiếp sức mạnh cho nhau, chăm chỉ làm việc thì cuộc sống sẽ vui vẻ, hạnh phúc, “thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”.

Cách nhà ông Phúc, bà Hương khoảng 50 mét là gia đình vợ chồng ông Lê Văn Tiến, 1965 và bà Nguyễn Thị Thanh (1965). Cũng trải qua khó khăn và vất vả như vậy, nhưng vợ chồng ông Tiến vẫn lạc quan, tích cực cống hiến cho làng nghề rèn. Đặc biệt, vợ chồng ông luôn kề vai sát cánh hỗ trợ nhau làm việc, chồng làm thợ chính còn vợ phụ giúp những công đoạn đơn giản hơn. Ông Tiến quan niệm, chỉ cần mình có tình yêu nghề và nguồn sức mạnh là người vợ tần tảo luôn bên cạnh, mọi khó khăn sẽ đều dễ dàng vượt qua. Còn bà Thanh cho biết, nhiều người phải đi làm xa chồng con, còn mình được làm việc cạnh chồng nên công việc sẽ bớt căng thẳng thậm chí còn mang lại sự hạnh phúc trong chính nghề rèn bình dị mình đang làm.

Mỗi ngày họ cùng nhau sản xuất được 50 sản phẩm, bán buôn với giá khoảng 70-80 nghìn đồng và phân phối đến chợ Đồng Xuân và các tỉnh thành lân cận. Với tay nghề sẵn có của những người thợ làng nghề làng rèn Đa Sỹ cùng với tình cảm gia đình gắn bó keo sơn của họ, hy vọng rằng nghề rèn nơi đây sẽ tiếp tục phát triển, mang đến kế sinh nhai cho người dân để tạo động lực giúp họ sản xuất ra nhiều sản phẩm chất lượng phục vụ nhu cầu của người dân.

Những cặp vợ chồng như ông Phúc - bà Hương, ông Tiến - bà Thanh là những tấm gương lao động cần cù, sáng tạo, góp phần giữ gìn làng nghề rèn truyền thống Đa Sỹ và hơn hết là họ đã cùng nhau “giữ lửa” hạnh phúc gia đình trong mọi thử thách của cuộc sống.

Bài, ảnh: Hà Lan

Tin liên quan

Tin mới hơn

Yên Bái: Bảo tồn và phát triển làng nghề nông thôn

Yên Bái: Bảo tồn và phát triển làng nghề nông thôn

LNV - Vài năm trở lại đây, Yên Bái phát triển mạnh mẽ các làng nghề truyền thống gắn với quảng bá hình ảnh, con người, phong tục tập quán, nét đẹp văn hóa trong lao động, sản xuất của các dân tộc trên địa bàn. Việc khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống, làng nghề mới đã góp phần tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới, tạo việc làm thu nhập ổn định cho một bộ phận cư dân nông nghiệp, giảm nghèo bền vững.
Hà Giang: Phát triển làng nghề gắn với du lịch

Hà Giang: Phát triển làng nghề gắn với du lịch

LNV - Phát triển làng nghề truyền thống không chỉ giải quyết việc làm cho người lao động, tăng thu nhập, giảm nghèo mà còn góp phần bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Và nếu phát huy được hiệu quả của các làng nghề truyền thống gắn với du lịch, ngoài những lợi ích kép về kinh tế thì đây sẽ trở thành một trong những kênh quảng bá hình ảnh miền đất, con người Mù Cang Chải với bạn bè trong nước, quốc tế.
Nâng cao kỹ năng bán hàng online và marketting cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Nâng cao kỹ năng bán hàng online và marketting cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ

LNV - Thực hiện chương trình khuyến công quốc gia năm 2023, vừa qua, Sở Công thương Hà Nam phối hợp với Trung tâm Khoa học và công nghệ phát triển làng nghề tổ chức hội thảo “Nâng cao kỹ năng bán hàng online và marketting cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại các cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT) trong làng nghề”.
Hà Nội tôn vinh giá trị làng nghề truyền thống

Hà Nội tôn vinh giá trị làng nghề truyền thống

LNV - Hà Nội là địa phương chiếm vị trí số 1 cả nước về số lượng làng nghề và nghệ nhân. Có truyền thống lâu đời, làng nghề Hà Nội đóng góp rất lớn cho phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của Thủ đô và đất nước. Với tinh thần Hà Nội với cả nước, vì cả nước, Thành phố cùng Bộ NN&PTNT chủ trì Festival Bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam năm 2023, góp phần lan tỏa giá trị làng nghề truyền thống đến các địa phương trên cả nước.
Xây dựng thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề

Xây dựng thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề

LNV - Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cả nước hiện có gần 5.000 làng nghề và làng có nghề, thu hút gần 10 triệu lao động, mang lại giá trị xuất khẩu hơn 1,7 tỷ USD/năm. Những con số trên cho thấy sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề đã mang lại nhiều lợi nhuận, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp xây dựng đất nước, an sinh xã hội và nâng cao đời sống cho nhân dân.
Tinh hoa làng nghề gốm sứ Bát Tràng

Tinh hoa làng nghề gốm sứ Bát Tràng

LNV - Bát Tràng, Gia Lâm (Hà Nội) là một trong những làng nghề truyền thống lâu đời ở nước ta về làm gốm sứ. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, Bát Tràng ngày nay là một làng nghề phát triển, sầm uất, là điểm du lịch thú vị đối với nhiều du khách thích du lịch trải nghiệm, tìm hiểu về kỹ nghệ làm gốm sứ lâu đời bậc nhất còn truyền được đến ngày nay.

Tin khác

Bảo tồn, phát triển nghề gốm Biên Hòa

Bảo tồn, phát triển nghề gốm Biên Hòa

LNV - Gốm Biên Hòa vừa có giá trị nghệ thuật lại vừa có giá trị sử dụng cao. Sự hòa quyện tài tình giữa đất, nước và lửa đã tạo nên những sản phẩm gốm Biên Hòa đặc trưng bản sắc, điểm tô cho văn hóa Việt.
Chuyện về nhà thơ có đôi "bàn tay vàng" và những tác phẩm chân dung gò đồng "độc bản" có một không hai

Chuyện về nhà thơ có đôi "bàn tay vàng" và những tác phẩm chân dung gò đồng "độc bản" có một không hai

LNV - Sinh ra trong gia đình công nhân nghèo, năm 1970, cậu học trò Phạm Xuân Trường (ông sinh năm 1947) vừa tốt nghiệp trường cấp 3 Dân chính đã xin vào nhà máy đóng tàu Tam Bạc vừa học, vừa làm, phấn đấu rèn dũa tay nghề cơ khí đạt tới bậc 7/7. Ông còn làm thơ, viết văn, viết kịch bản phim, họa sĩ...Năm 1993 ông nghỉ hưu. Dù chưa được học qua một trường lớp mỹ thuật nào, cũng không được học nghề gò, chỉ từ năng khiếu bẩm sinh, đôi bàn tay khéo léo, tính kiên nhẫn, sự đam mê cùng với suy nghĩ "tại sao người khác làm được mà mình không làm được" ông đã tự mày mò nghiên cứu và chỉ trong thời gian không dài đã cho ra gần 300 bức tranh gò đồng thủ công rất tinh sảo, trong đó có nhiều bức "độc bản" có một không hai, được các nghệ nhân điêu khắc, giới văn nghệ sĩ trong và ngoài nước ngưỡng mộ, thán phục.
Vĩnh Phúc: gìn giữ và phát triển nghề rèn truyền thống

Vĩnh Phúc: gìn giữ và phát triển nghề rèn truyền thống

LNV - Quyết tâm bảo tồn và phát triển nghề rèn truyền thống, góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa của dân tộc, từ nhiều năm nay, lò rèn thủ công của gia đình anh Vũ Đức Thắng, ở thôn Bàn Mạch, xã Lý Nhân (Vĩnh Tường) luôn đỏ lửa. Để giữ nghề và sống được bằng nghề, cùng với nâng cao chất lượng sản phẩm, anh Thắng đẩy mạnh quảng bá, xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm.
Làng nghề rượu Quán Đế nổi tiếng xứ Nẫu

Làng nghề rượu Quán Đế nổi tiếng xứ Nẫu

LNV - Phú Yên nổi tiếng với nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, đa dạng các món ăn ngon, nơi đây còn được biết đến với nhiều làng nghề truyền thống từ lâu đời. Làng nghề rượu Quán Đế là nổi tiếng nhất ở xứ Nẫu được nhiều người biết đến và sử dụng rộng rãi.
Rực rỡ tăm hương Quảng Phú Cầu

Rực rỡ tăm hương Quảng Phú Cầu

LNV - Hình thành từ hơn 100 năm trước, làng nghề tăm hương duy nhất của Hà Nội thuộc xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa, cách trung tâm thủ đô hơn 30 km. Nghề truyền thống đã giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương và thu hút được rất nhiều du khách về tìm hiểu những giá trị văn hóa của người Việt Nam.
Về làng nghề trầm hương nổi tiếng ở Phúc Trạch

Về làng nghề trầm hương nổi tiếng ở Phúc Trạch

LNV – Cây dó trầm là một trong những loại cây mang lại kinh tế lớn cho người dân ở xã Phúc Trạch (huyện Hương Khê, Hà Tĩnh). Về Phúc Trạch hôm nay, khắp mọi ngõ xóm đều phảng phất hương thơm đặc trưng của trầm hương.
Khai mạc Lễ hội thiết kế sáng tạo làng nghề thủ công mỹ nghệ Sơn Đồng năm 2023

Khai mạc Lễ hội thiết kế sáng tạo làng nghề thủ công mỹ nghệ Sơn Đồng năm 2023

LNV - Sáng 24/11/2023, tại Trung tâm giới thiệu sản phẩm làng nghề thủ công mỹ nghệ Sơn Đồng (đối diện UBND xã Sơn Đồng, huyện Hoài Đức, Thành phố Hà Nội), “Lễ hội thiết kế sáng tạo làng nghề thủ công mỹ nghệ Sơn Đồng năm 2023” đã được tổ chức trang trọng. Đây là sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động của Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội và Festival Bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam năm 2023.
Nhớ mãi canh măng mực Bát Tràng

Nhớ mãi canh măng mực Bát Tràng

LNV - Người dân Bát Tràng, huyện Gia Lâm (Hà Nội) ngoài nghề gốm sứ cổ truyền quý báu còn sở hữu nét văn hóa ẩm thực rất đáng tự hào. Trong mâm cơm giỗ Tết ở vùng quê này, không thể thiếu được bát canh măng mực nồng ấm, đậm đà. Chính sự tận tụy, khéo léo của những người phụ nữ đảm đang mà canh măng mực nơi đây đã có tên riêng, nổi tiếng như một thương hiệu: Canh măng mực Bát Tràng.
Những nghệ nhân sinh vật cảnh tạo hàng "siêu phẩm" có giá trị kinh tế cao

Những nghệ nhân sinh vật cảnh tạo hàng "siêu phẩm" có giá trị kinh tế cao

LNV - Vừa qua UBND huyện An Dương, thành phố Hải Phòng tổ chức thành công cuộc triển lãm sinh vật cảnh lần thứ 2 năm 2023 . Đây là cuộc triển lãm sinh vật cảnh có qui mô khá lớn với sự tham gia của các Hội sinh vật cảnh, nghệ nhân, người trồng hoa, cây cảnh từ 16 tỉnh thành trong cả nước.
Phát huy, bảo tồn giá trị truyền thống làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp

Phát huy, bảo tồn giá trị truyền thống làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp

LNV - Là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, Làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp ở Bình Dương hình thành và nức tiếng hàng trăm năm qua. Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của làng nghề, tỉnh Bình Dương triển khai Đề án "Bảo tồn và phát triển Làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp kết hợp du lịch trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một và các vùng lân cận".
(Hoàn Kiếm) Triển lãm gốm Bát Tràng cùng gốm Đông Hòa

(Hoàn Kiếm) Triển lãm gốm Bát Tràng cùng gốm Đông Hòa

LNV - Chiều ngày 18/11, tại Trung tâm Thông tin Di sản phố cổ Hà Nội (28 Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm Gốm thủ công truyền thống Bát Tràng (Hà Nội) và Đông Hòa (Phú Yên).
( Long Biên) Khai mạc triển lãm Chung một sợi dây

( Long Biên) Khai mạc triển lãm Chung một sợi dây

LNV - Ngày 17/11, chương trình khai mạc triển lãm Chung một sợi dây và tọa đàm quốc tế Bảo vệ và phát huy nghi lễ và trò chơi kéo co trong đời sống đương đại trong khuôn khổ Liên hoan trình diễn Di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại năm 2023 đã diễn ra tại Đền Trấn Vũ, phường Thạch Bàn, quận Long Biên, Hà Nội.
Hơn 1.000 đặc sản vùng miền hội tụ tại huyện Thanh Trì

Hơn 1.000 đặc sản vùng miền hội tụ tại huyện Thanh Trì

LNV - Tối 16- 11, tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin và thể thao huyện Thanh Trì. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội phối hợp với UBND huyện Thanh Trì tổ chức “Tuần hàng tư vấn, giới thiệu và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề, nông sản thực phẩm an toàn năm 2023”.
Cựu binh già "thổi hồn" vào than đá

Cựu binh già "thổi hồn" vào than đá

LNV - Nghệ nhân Lê Quang Ninh TP. Cẩm Phả (Quảng Ninh) đã chế tác ra các sản phẩm độc đáo, đẹp mắt từ những khối than đá vô tri với niềm đam mê, sáng tạo và tình yêu với nghệ thuật điêu khắc.
Người dân Kẻ Vạn "giữ lửa nghề" nước nắm truyền thống

Người dân Kẻ Vạn "giữ lửa nghề" nước nắm truyền thống

LNV - Động lực giúp những người làm nghề nước mắm ở Kẻ Vạn (Diễn Châu, Nghệ An) quyết tâm "giữ lửa nghề" đó là niềm tin vào uy tín của nghề nước mắm truyền thống.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
qc-trang-trai-sinh-thai-vinamilk-green-farm
Mới nhất Đọc nhiều
Vinamilk và câu chuyện đằng sau việc thay đổi nhận diện thương hiệu

Vinamilk và câu chuyện đằng sau việc thay đổi nhận diện thương hiệu

LNV - “Vinamilk thay áo mới” là câu chuyện đã tốn không ít giấy mực từ truyền thông tới cộng đồng người tiêu dùng thời gian qua. Nhưng thực chất, “tấm áo ấy” chỉ là hình thức bên ngoài, đằng sau là cách mà Vinamilk khẳng định những giá trị mang tính di sản của thương hiệu như chất lượng - uy tín - phát triển bền vững bằng một ngôn ngữ trẻ trung, mới mẻ hơn.
Thừa Thiên Huế: Phát huy nội lực, đánh thức tiềm năng du lịch làng nghề

Thừa Thiên Huế: Phát huy nội lực, đánh thức tiềm năng du lịch làng nghề

LNV - Những năm gần đây, công tác định hướng gắn phát triển làng nghề với các hoạt động du lịch được tỉnh Thừa Thiên Huế quan tâm, chú trọng nhiều hơn. Các làng nghề cũng chủ động thích ứng linh hoạt với bối cảnh mới, tận dụng có hiệu quả sự hỗ trợ từ chủ trương, chính sách của tỉnh nói trên để phát triển bền vững. Nhiều tour du lịch làng nghề được hình thành; lồng ghép, kết hợp phát triển du lịch cộng đồng tại các điểm du lịch có nghề, làng nghề tạo ấn tượng tốt với du khách.
Festival quốc tế ngành lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang

Festival quốc tế ngành lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang

LNV - Nhằm khẳng định vai trò, định vị ngành lúa gạo Việt Nam Việt Nam ở thị trường trong nước và quốc tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp cùng UBND tỉnh Hậu Giang tổ chức “Festival quốc tế ngành lúa gạo Việt Nam – Hậu Giang 2023”, diễn ra từ ngày 11 – 14/12, tại TP. Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.
Cần một cách tiếp cận đa chiều đối với quy hoạch phát triển thủ đô Hà Nội

Cần một cách tiếp cận đa chiều đối với quy hoạch phát triển thủ đô Hà Nội

LNV - Mùa thu năm Canh Tuất (năm 1010), nhà vua Lý Thái Tổ đã dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La và đổi tên thành Thăng Long. Trải qua hơn 1.000 năm lịch sử thăng trầm, kinh thành Thăng Long và nay là Thủ đô Hà Nội là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của người dân Việt Nam.
Nâng cao kỹ năng bán hàng online và marketting cho Doanh nghiệp nghệ nhân làng nghề

Nâng cao kỹ năng bán hàng online và marketting cho Doanh nghiệp nghệ nhân làng nghề

LNV - Thực hiện chương trình khuyến công quốc gia năm 2023, vừa qua, Sở Công thương Hà Nam phối hợp với Trung tâm Khoa học và công nghệ phát triển làng nghề tổ chức hội thảo “Nâng cao kỹ năng bán hàng online và marketting cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại các cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT) trong làng nghề”
qc-fruit-love
qc-viglacera
qc-ao-dai
qc-brg-hapro
qc-vinfast
qc-vietmake
qc-vfresh
qc-bidv
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
qc-cse
qc-vinfast-thue-pin
Giao diện di động