Hà Nội gìn giữ, quảng bá nghề thủ công truyền thống
![]() |
Một điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP làng nghề của huyện Thường Tín, Hà Nội. |
Thủ đô Hà Nội có những làng nghề thủ công mỹ nghệ nổi tiếng, đem lại doanh thu cao như: Gốm Bát Tràng, sơn mài Hạ Thái, mỹ nghệ Sơn Đồng, gỗ mỹ nghệ Vạn Điểm, lụa Hà Đông... Tuy nhiên, hầu hết các làng nghề đều gặp khó khăn do thiếu các sản phẩm có bàn tay thiết kế, chất lượng có thể chinh phục người dùng…
Trong khi đó, sản phẩm thủ công mỹ nghệ đang bị cạnh tranh quyết liệt bởi nhiều mặt hàng đến từ các nước trong khu vực. Nhiều cửa hàng bán đồ thủ công mỹ nghệ tại phố cổ Hà Nội "ưu ái" sản phẩm thủ công nước ngoài hơn là sản phẩm từ các làng nghề Hà Nội nói riêng, Việt Nam nói chung.
![]() |
Hà Nội đang phát triển công nghiệp văn hóa, trong đó, thủ công mỹ nghệ là một trong những lĩnh vực được xem là có thế mạnh. Vậy làm thế nào để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy thủ công mỹ nghệ làng nghề, phố nghề Hà Nội?
Mới đây, tại tọa đàm về Nghề thủ công truyền thống Hà Nội-Sáng tạo để phát triển, Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Phạm Tuấn Long nhấn mạnh, nghề thủ công truyền thống đang cần sự kết nối và tiếp sức của các nhà thiết kế, các nhà đầu tư và đội ngũ doanh nhân để mỗi sản phẩm thủ công truyền thống mang trong mình thông điệp di sản có tính đại diện của từng địa phương và khu vực.
![]() |
"Thông qua mỗi sản phẩm thủ công, chúng ta có thể thấy được dấu ấn của môi trường tự nhiên và xã hội hòa cùng trí tuệ và tâm hồn của người thợ, rộng hơn là sự sáng tạo của cả cộng đồng. Nghề thủ công truyền thống và các sản phẩm của nó trở thành một kênh lưu giữ ký ức là sứ giả cho hoạt động giao lưu văn hóa", Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Phạm Tuấn Long khẳng định.
Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Phạm Tuấn Long cho rằng, để tháo gỡ được các vướng mắc mà nghề thủ công truyền thống đang gặp phải cần có những bước đi cụ thể, cần có phương pháp đúng, phù hợp. Vấn đề đặt ra là làm sao để các sản phẩm thủ công trở thành món quà lưu niệm được du khách ưa chuộng; sáng tạo sản phẩm mới dựa trên giá trị cốt lõi truyền thống….
![]() |
Là địa phương-vùng đất trăm nghề của Hà Nội, huyệnThường Tín có nhiều làng nghề nổi tiếng hình thành từ sớm và gắn bó với người dân địa phương hàng trăm năm nay. Các làng nghề của Thường Tín có tính sáng tạo cao với các sản phẩm thủ công đa dạng, độc đáo, giàu bản sắc văn hóa, như bánh dày Quán Gánh, thêu Thắng Lợi, thêu Quất Động, điêu khắc Nhân Hiền… nổi tiếng trong và ngoài Hà Nội.
Ông Bùi Công Thản, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Thường Tín cho hay, những năm qua, huyện Thường Tín luôn quan tâm phát triển nghề nói chung, công tác duy trì và phát triển nghề truyền thống nói riêng; đã ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo về nghề thủ công truyền thống gắn với phát triển du lịch; đầu tư xây dựng cụm, điểm công nghiệp trên địa bàn.
Hằng năm, huyện dành một phần kinh phí hỗ trợ công tác đào tạo, nhân cấy nghề cho lao động, nhất là lao động trẻ, lao động tại các xã vùng sâu... Tuy nhiên, theo Phó Chủ tịch Bùi Công Thản, công tác phát triển nghề và làng nghề vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của huyện. Hầu hết doanh nghiệp làng nghề trên địa bàn đều có hoạt động ở quy mô nhỏ, tự phát và gặp không ít khó khăn. Nguồn nguyên liệu không ổn định, sức tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế, một số sản phẩm truyền thống bị mai một, suy giảm; do thị trường biến động nên một số nghề truyền thống không phát triển...
![]() |
Bên cạnh đó, kết cấu hạ tầng các làng nghề, nhất là đường giao thông đã xuống cấp, hoặc chưa đồng bộ, môi trường làng nghề bị ô nhiễm… Điều này đòi hỏi cần có những giải pháp căn cơ và đồng bộ để thúc đẩy sự phát triển bền vững của các làng nghề truyền thống.
"Việc Hà Nội chính thức trở thành thành viên Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO được nhân dân Thủ đô, trong đó có người dân Thường Tín phấn khởi và kỳ vọng về một hình ảnh mới của Thành phố. Trong xu thế đó, làng nghề truyền thống với nhiều ưu thế nổi bật đã và đang góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc dân tộc và thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô", ông Bùi Công Thản nhấn mạnh.
Trước xu hướng thương mại hóa các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, trọng mục tiêu lợi nhuận, coi nhẹ các giá trị văn hóa của sản phẩm thủ công truyền thống, nhiều chuyên gia cũng cho rằng, cần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, nhất là người dân ở các làng nghề về vị trí, vai trò và giá trị văn hóa của các sản phẩm thủ công truyền thống của làng nghề. Phát huy tính sáng tạo của người dân làng nghề, góp phần bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống.
Đồng thời, rà soát các chính sách khuyến khích phát triển làng nghề để sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế cho phù hợp với thực tế. Có phương án bảo tồn, khôi phục và phát triển các làng nghề, nhất là các làng nghề có thị trường tiêu thụ tốt; làng nghề gắn với phát triển du lịch, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương và làng nghề có giá trị bảo tồn, phát triển giá trị văn hóa truyền thống…
Quận Hoàn Kiếm tổ chức Tọa đàm “Nghề thủ công truyền thống Hà Nội - Sáng tạo để phát triển” Nghề thủ công truyền thống Hà Nội sáng tạo để phát triển Giữ gìn tinh hoa nghề thủ công da - giầy Hà Nội |
Tin liên quan

Một số nghề thủ công truyền thống của dân tộc Khơ Mú ở vùng núi Tây Bắc Việt Nam
09:49 | 25/06/2025 Nghiên cứu trao đổi

Hà Nội quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa miền Trung, Tây Nguyên
15:39 | 13/06/2025 OCOP

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin mới hơn

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Cao Bằng gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống: Nét đẹp văn hóa gắn liền phát triển kinh tế
09:17 | 12/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Xây dựng Cụm công nghiệp làng nghề nhìn từ huyện Phú Xuyên
14:48 | 11/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Khám phá nghề chằm áo tơi Yên Lạc – Nét đẹp văn hóa truyền thống Hà Tĩnh
15:19 | 10/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa công nghệ số phát triển ngành ong Việt
15:19 | 10/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển nghề nuôi ong ở Nghĩa Đồng
09:42 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Nghệ nhân Nhân dân Đinh Chương “di sản sống” giữa đại ngàn Vĩnh Sơn
09:42 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Nhóm yêu thích nghề làm men lá” giữ gìn và phát triển nghề truyền thống
09:41 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bình Định Lê Kim Toàn nghỉ hưu, dấu ấn trọn vẹn hành trình cống hiến
09:19 Tin tức

“Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” - Lịch sử gần gũi từ những câu chuyện dân gian
09:18 Văn hóa - Xã hội

TP. HCM: Chính thức sáp nhập đơn vị hành chính và công bố nhân sự mới
19:21 Tin tức

Lễ công bố thành lập tỉnh Gia Lai mới, một khởi nguyên lịch sử, một sứ mệnh thiêng liêng
15:42 Tin tức

Du lịch nông nghiệp công nghệ cao: Mô hình tiềm năng tại Nghệ An
13:37 Khuyến nông