Giữ gìn tinh hoa nghề thủ công da - giầy Hà Nội
![]() |
Các đại biểu tham dự Lễ khai mạc |
Đến dự Lễ khai mạc có ông Nguyễn văn Vũ – Phó Chủ tịch TW Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, Tổng biên tập Tạp chí Làng nghề Việt Nam; ông Nguyễn Văn Bình – Chánh văn phòng TW Hiệp hội Làng nghề Việt Nam. Về phía quận Hoàn Kiếm có ông Phạm Tuấn Long – Phó Bí thư, Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiêm. Về phía phường Hàng Trống có ông Phạm Minh Tuấn – Phó Bí thư, Chủ tịch UBND phường Hàng Trống. Sự kiện do UBND phường Hàng Trống phối hợp Hội Da-giầy thành phố Hà Nội, Viện nghiên cứu Da-giầy, Trung tâm nghiên cứu phát triển làng nghề Da-giầy Việt Nam tổ chức nhằm hướng tới Kỷ niệm 25 năm Thủ đô đón nhận danh hiệu “Hà Nội - Thành phố Vì hòa bình”. Nhiều hoạt động sôi nổi, ý nghĩa diễn ra trong khuôn khổ sự kiện. Các nghệ nhân tham gia biểu diễn thao tác làm sản phẩm thủ công từ da; đồng thời hướng dẫn, giao lưu, chia sẻ những câu chuyện về thăng trầm của nghề da-giầy. Khách tham quan trong nước và ngoài nước có cơ hội tham gia trải nghiệm, làm các sản phẩm thủ công theo hướng dẫn từ nghệ nhân và được tặng nhiều món quà ý nghĩa.
![]() |
Đoàn rước lễ tại Lễ khai mạc. |
Sử sách xưa kia có ghi lại rằng, ông tổ của làng nghề da giầy là Nguyễn Thời Trung và ba người bạn cùng quê ở Làng Trúc Lâm, huyện Tứ Kỳ, Hải Dương làm quan dưới thời nhà Mạc. Trong lần đi sứ bên Trung Quốc, các ông đã bí mật học được nghề thuộc da của người Hàng Châu nổi tiếng, sau khi học được nghề các ông đã mang nghề về truyền dạy cho dân làng Trúc Lâm làm kế sinh nhai. Kể từ đó trải qua bao tháng năm, nghề ngày một phát triển hưng thịnh. Sau này, khi các ông qua đời, nhân dân trong làng đã tôn vinh các ông làm tổ nghề da giầy. Cho đến nay những người dân quê lên Hà Nội làm nghề thủ công hoặc buôn bán vẫn gắn bó với nghề về mặt vật chất cũng như về mặt tinh thần. Họ mang lên đây đức tin và cả tục thờ cúng ông tổ nghề và từ đó họ xây lên ngôi đình.
![]() |
Các đại biểu tham dự Lễ khai mạc thắp hương tổ nghề. |
Có lẽ vì thế vào thế kỷ thứ XVII, những người thợ giầy giỏi của Hải Dương đã mang nghề lên làm ăn sinh sống ở đất Thăng Long kinh kỳ. Họ mở cửa hiệu trên các con phố Hàng Hành và Hàng Giầy khi đó… Nghề nuôi người, người gắn bó với nghề. Cứ thế nghề da dày sinh sôi nảy nở. Sau thời gian đã quần tụ, lập ấp, lập phường, họ bắt tay vào xây dựng đình Phả Trúc Lâm để tôn vinh thờ Tổ nghề của mình.Từ lâu lắm rồi, một trong bách nghệ trăm nghề của đất kinh kỳ là nghề thuộc da làm và buôn bán nghề giầy da. Cùng với các ngành nghề khác, nghề thuộc da từ xưa đã thu hút khá nhiều thợ thủ công về lập nghiệp, đến nay nghề da giày xuất hiện ở Hà Nội đã ngót nghét 500 năm.
![]() |
Nghệ nhân giày Nguyễn Thanh Nhàn tình diễn kỹ thuật làm giày truyền thống tại Lễ khai mạc |
Các vị tổ nghề được tôn thờ là: Tiến sĩ Nguyễn Thời Trung và ba người bạn cùng quê là các ông Phạm Thuần Chánh, Phạm Đức Chính, Nguyễn Sĩ Bân. Bốn ông đều sống dưới triều Lê - Mạc (thế kỷ XV). Nguyễn Thời Trung đỗ tiến sĩ khoa thi Ất Sửu, niên hiệu Thuần phúc nguyên niên, làm quan cho triều Mạc đến chức Thừa chánh sứ. Trong thời gian Nguyễn Thời Trung làm Chánh sứ sang Trung Quốc, các ông đã dừng lại ở Hàng Châu, nghiên cứu sự tài khéo, tinh xảo trong nghề đóng giày ở đây. Trải qua bao gian nan vất vả, các ông đã học thuộc nghề, nắm vững các bí quyết về thuộc da, đóng giày để rồi truyền lại cho cháu con sau này và kể từ ngày đó, Việt Nam đã sản sinh ra các làng nghề, phố nghề đóng giày da thủ công tại Hà Nội.
![]() |
Trưng bày giới thiệu nghề thủ công Giầy Da truyền thống tại đình phả Trúc Lâm |
Thời gian đầu đình được người dân xây dựng bằng tre nứa, sau thời kỳ chiến tranh đình được tu bổ xây dựng thêm. Đình có kiến trúc khiêm tốn, quy mô vừa phải, trải qua năm tháng và ảnh hưởng của chiến tranh vẫn giữ được phong cách của kiến trúc truyền thống. Ngày 16/1/1995 đình được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Với vị trí gần Hồ Hoàn Kiếm, di tích đã góp phần tôn thêm vẻ đẹp của khung cảnh văn hóa của phố cổ Hà Nội.Trong sự nghiệp đổi mới của đất nước, việc gìn giữ và phát huy giá trị của di tích lịch sử thờ phụng các vị anh hùng có công giữ nước cũng như các vị tổ nghề đã mang lại nhiều ý nghĩa văn hóa, lịch sử, trở thành truyền thống tốt đẹp trong nhân dân.
Tin liên quan
Tin mới hơn

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị
11:13 Văn hóa - Xã hội

Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước
11:12 Tin tức

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP
14:57 OCOP