Gốm Việt chuyện ngàn năm
Trải dọc chiều dài đất nước, từ cổ kim vùng miền nào cũng có nghề gốm, lò gốm. Từ những dòng gốm kinh kỳ phục vụ hoàng triều như Thiên Trường (Nam Định), Thăng Long (Hà Nội), cho đến các làng nghề, Phù Lãng, Hương Canh, Chu Đậu, Thổ Hà… đến miền Trung có Phước Tích (Huế), Châu Ổ (Quảng Ngãi), Gò Sành (Bình Định), Quảng Đức (Phú Yên), Bàu Trúc (Ninh Thuận)… và gốm miền Nam với Cây Mai, Sài Gòn, Biên Hòa, Lái Thiêu…; Mỗi địa danh về gốm là một nét tiêu biểu về tạo hình, men thuốc trên cốt gốm, định hình sự đa dạng, phong phú trên bản đồ phát triển gốm Việt. Nhưng qua ngàn năm, gốm Việt từng nhiều thời rực rỡ, giờ lại đang loay hoay trong ao làng.
Công đoạn tạo khuôn rót của gốm công nghiệp ở Bát Tràng
Ngay khi thoát khỏi Bắc thuộc, lịch sử gốm Việt đã định hình bản sắc riêng, thoát khỏi ảnh hưởng của gốm Hán, Lục Triều, Đường… bằng sự ra đời của gốm hoa nâu thời Lý (1009 - 1225) với tạo hình, men thuốc, tinh thần đầy dị biệt. Qua tiếp các triều đại kế cận như Trần (1225 - 1400), Lê sơ (1428 - 1527), Mạc (1527 - 1592), Lê Trung hưng (1533 - 1789)… gốm Việt mỗi giai đoạn lại mang đặc điểm riêng.
Nhà sưu tập gốm Việt cổ Trương Việt Anh nhận định: “Gốm Lý từ men hoa nâu hay trắng ngà đều có tạo hình và chi tiết trang trí cực kỳ tinh xảo. Sang đến gốm Trần đường nét mạnh mẽ, thô phác hơn. Lê sơ lại là giai đoạn phát triển của gốm hoa lam, đây là dòng gốm Việt cổ có cơ hội xuất khẩu ra thế giới, kỹ thuật chế tác cũng phát triển khi sử dụng họa pháp trong trang trí gốm. Đến thời Mạc, thời Lê Trung hưng, gốm Việt nổi trội bởi dòng đồ thờ tự, và cũng lần đầu tiên trong lịch sử gốm Việt, yếu tố nghệ nhân được ghi nhận, thợ gốm lưu danh lên tác phẩm như Bùi Thị Đỗ, Bùi Huệ, Nguyễn Phong Lai, Hoàng Ngưu… đặc biệt là Đặng Huyền Thông với các tác phẩm thờ tự như chân đèn, lư hương, tháp thờ…”.
Từ thời Nguyễn về sau, tinh hoa gốm Việt dần mờ nhạt bởi nhu cầu chuộng đồ sứ ngoại nhập của giới cai trị và thương buôn, đồ sứ ký kiểu, sứ mậu dịch hình thành, nghề gốm bản địa dần co cụm. Những lò danh tiếng ở Bát Tràng, Phù Lãng, Hương Canh, Thổ Hà… chỉ còn phục vụ tầng lớp bình dân, không lan tỏa mạnh ở thị trường.
Phải đến đầu thế kỷ 20, các dòng gốm Nam bộ như Cây Mai, Lái Thiêu, Biên Hòa… bắt nhịp thị trường, gốm Việt khởi sắc trở lại. Ông Nguyễn Hữu Phúc, Chủ nhiệm câu lạc bộ cổ vật (Thuận An, Bình Dương), cho biết: “Gốm Cây Mai vùng Sài Gòn - Chợ Lớn mạnh về đồ thờ tự, dùng cho các chùa, miếu người Hoa. Khi lò Cây Mai giải thể, thợ gốm về mở lò ở Lái Thiêu với các phong cách gốm Quảng, gốm Triều Châu và gốm Phúc Kiến. Năm 1902, Trường Bá nghệ Biên Hòa thành lập, có ban đào tạo gốm và đến năm 1922, gốm Biên Hòa đã xuất hiện trong triển lãm ở Hội chợ Marseille, rồi Hội chợ quốc tế Paris 1925, 1932…”.
Gốm Biên Hòa chinh phục thị trường Âu, gốm Cây Mai phục vụ nhu cầu trong cộng đồng người Hoa, gốm Lái Thiêu lại có thị trường rộng lớn ở khu vực Nam bộ và các nước lân cận như Lào, Campuchia, Indonesia, Malaysia, Philippines. Người viết từng gặp nhiều hiện vật gốm Lái Thiêu có niên đại những năm 1960 hiện bày bán nhiều ở các khu chợ cổ vật lớn quanh Manila như Phil Trade Hall, thành phố Pasay hay Antiques Village, thành phố Pasig. Thủ đô Jakarta có khu chợ Margaguna… cũng xuất hiện nhiều gốm Lái Thiêu men màu của lò Tiều những năm 1960. Những đặc tính nhận dạng, bản sắc, và tầm ảnh hưởng thị trường phần nào đưa nghề gốm trở lại thời hoàng kim.
Ở giai đoạn này, ngoài yếu tố nghề thủ công, chế tác gốm dần định hình tên tuổi những nghệ nhân gắn với sản phẩm, tác phẩm như Ngô Khôn, Lâm Đào Xương… (gốm Lái Thiêu), Thái Văn Ngôn, Duy Liêm… (gốm Thành Lễ), Bảy Vạn, Út Nở… (gốm Biên Hòa)…
Bài học gốm Thành Lễ
Qua nhiều thăng trầm, càng về sau, bản sắc gốm Việt càng mờ nhạt dần trong dòng chảy gốm sứ thế giới. Đặc biệt sau những năm 1970, gốm Việt gần như giậm chân tại chỗ.
Sau này, các làng gốm truyền thống khôi phục dần nhưng chạy theo thị hiếu. Mẫu mã sao chép tràn lan, làng nghề tập trung vào số lượng và đơn hàng hơn là bản sắc, thợ gốm thiếu tính độc lập và sáng tạo. Sự kết hợp giữa người sáng tác gốm và các làng nghề không cao, sáng tác tốt không có nơi thực hành mẫu cũng làm hạn chế gốm Việt phát triển.Thành công của gốm Thành Lễ những năm 1960 - 1970 là bài học về kế thừa và phát huy thế mạnh của gốm Việt.
Xuất thân từ một xưởng sơn mài năm 1943 ở Bình Dương, đến những năm 1960, Thành Lễ lấn sân sang gốm. Ở Bình Dương, Lái Thiêu khi ấy, gốm là sự thống trị của người Hoa với vô số chuỗi lò danh tiếng như Quảng Hòa Xương, Thái Xương Hòa, Duyệt An, Hưng Lợi, Đào Xương, Vinh Phát, Hương Thành, Quảng Hiệp Hưng, Vạn Hòa, Nhữ Hợp… Mở lò gốm Việt để cạnh tranh, lại chưa từng qua kinh nghiệm làm gốm, là một mạo hiểm tột bậc.
Với mục đích chiếm lĩnh thị phần miền Nam và các nước Đông Nam Á, Thành Lễ tập hợp những cao thủ về gốm ở Lái Thiêu, Bình Dương, Biên Hòa, để ra được tạo hình cốt thai mang kích cỡ đại, cao từ 0,8 - 1,1 m. Về kiểu dáng từ ngay ban đầu, đã thấy ở gốm Thành Lễ sự khác biệt khi phần đa gốm Lái Thiêu chỉ là sản phẩm đồ gia dụng, kích cỡ nhỏ.
Cách làm gốm của Thành Lễ cũng khác người khi chọn về các siêu cao thủ. Xoay gốm có Bảy Vạn - vua xoay gốm Biên Hòa, đắp phù điêu trên gốm có Út Nở, tạo mẫu là những họa sĩ tên tuổi như Duy Liêm, Thái Văn Ngôn, Ng. Cao Nguyên… Từng sản phẩm trải qua các công đoạn nghiêm ngặt, khi mở cửa lò, hễ sai sót dù một chi tiết, Thành Lễ lệnh đập bỏ, chỉ giữ lại những sản phẩm thực
sự hoàn hảo.
Ông Tư Phép, quản xưởng lò gốm Thành Lễ những năm 1960, kể: “Ông Lễ khó tính lắm, làm 100 đôn voi gốm, nung xong, ông kiểm tra bị lỗi lò, đập hết 80 con. Mẻ gốm xanh trắng đầu tiên, hơn 100 chóe đại, bị sống cốt, cháy men, do chưa kinh nghiệm, ông cho đập bỏ hết. Sản phẩm gốm hoàn thiện, khi đem lên Sài Gòn, lương ngày của tôi lúc đó 10 đồng, thì món đồ gốm rẻ nhất bán
tới 300 đồng”.
Gốm Lái Thiêu trang trí đề tài mang điển cố du nhập như Bát tiên quá hải, Trúc lâm thất hiền, Tô Vũ chăn dê…, Thành Lễ thay bằng tích Bạch Đằng giang, Trưng Vương phạt Hán, trận Ngọc Hồi Đống Đa, hình ảnh phù dung - trĩ thay bằng hoa mai - trĩ. Chuyện Việt hóa trở nên đơn giản, nhìn vào sản phẩm, định danh ngay xuất xứ từ Việt Nam.
Yếu tố bản sắc và kỹ thuật được Thành Lễ rất chú trọng nên được người tiêu dùng chấp nhận kể cả mức giá cao bởi giá trị câu chuyện phía sau từng món đồ gốm ấy. Gốm Thành Lễ tiếp nối cho thành công của xưởng sơn mài, xuất đi khắp các nước trên thế giới. Cho đến giờ, những hiện vật gốm Thành Lễ, tuy chỉ xếp vào hàng đồ xưa, nhưng giá trị rất cao so với những dòng gốm cùng niên đại.
Phát triển gốm sáng tác
Đến những năm 1990, các nghệ sĩ gốm mang lại làn gió mới có gốm Chi (nghệ nhân Nguyễn Văn Chi, 1940 - 2011), gốm Đoan (nghệ sĩ Nguyễn Trọng Đoan), gốm Toàn (nghệ sĩ Nguyễn Bảo Toàn)… với những tiếp cận mới về gốm Việt, vượt khỏi ranh giới sản phẩm, làng nghề thủ công để đứng thành tác phẩm độc lập. Nhiều nghệ sĩ thành danh ở các lĩnh vực khác như nghệ thuật thị giác, hội họa, điêu khắc… cũng chuyển hướng sáng tác gốm, mang đến sự sôi động cho nghề và nghệ thuật gốm Việt.
Bài, ảnh: Lam Phong
Tin liên quan
Tin mới hơn
Festival nghề muối Việt Nam
09:51 | 15/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Giữ lửa nghề tò he Xuân La
09:50 | 15/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Đại Bái - Di sản vàng son của nghệ thuật đúc đồng Việt Nam
09:50 | 15/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Ngãi: Nghề “bánh quê” rộn ràng vụ Tết
14:56 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ An: Nghề thủ công truyền thống nhiều thăng trầm
14:55 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng xôi Phú Thượng
14:55 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Làng nghề mai cảnh Thế Chí Tây vào vụ Tết
14:55 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Chàng trai “đất nhãn” tạo dựng thương hiệu cho đặc sản quê hương
21:04 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ nhân làng nghề Việt Nam Đào Thanh Hảo: Góp phần tạo dựng thương hiệu chè Thái Nguyên
21:03 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
18 điểm du lịch gắn với làng nghề và làng nghề truyền thống
14:07 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng chiếu Định Yên rộn ràng vào Tết
11:03 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng bá, trình diễn nghề thủ công tại Văn miếu - Quốc Tử Giám
09:16 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Lễ giỗ tổ nghề may làng Trạch Xá: Tôn vinh nghề truyền thống và gìn giữ bản sắc tinh hoa
08:54 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Lễ công bố quyết định và giấy chứng nhận "Trung tâm Thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gốm sứ Giang Cao, xã Bát Tràng."
21:18 | 10/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Làng nghề Bún – Bánh An Thái tất bật vào Tết
09:58 | 10/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng Nghề Nhôm Đúc Hải Vân – Nét Tinh Hoa Nghề Thủ Công Truyền Thống
13:59 | 09/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Gốm đỏ Mang Thít - Hồn gốm miền sông nước
10:21 | 09/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Hoa đào Nhật Tân sắp bung nở sắc hồng đón Tết
10:20 | 09/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Khô Cá Cơm Sông Đốc: Hương Vị Đậm Đà Từ Biển Cả
09:17 | 09/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Lượng tiêu thụ tăng vọt, người trồng rau hối hả vào vụ Tết
14:41 | 07/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
“Lụa nàng sen” và câu chuyện nghề dệt lụa tơ sen ở Mỹ Đức
08:57 | 07/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Thuận: Nước mắm OCOP 4 sao và con đường xuất ngoại
10:12 OCOP
Sóc Trăng: Thêm 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
09:54 Tin tức
Bao lì xì Tết: Nghệ thuật từ những đôi tay đặc biệt hóa thành sắc màu mùa xuân
09:51 Văn hóa - Xã hội
Festival nông sản, sản phẩm làng nghề Hà Nội chào Xuân 2025
09:51 Tin tức
Festival nghề muối Việt Nam
09:51 Làng nghề, nghệ nhân