Gốm sứ Đông Triều ngày càng phát triển vươn xa
Theo những nghệ nhân lâu năm ở làng gốm sứ Đông Triều cho biết, người có công nhân nghề sứ ở Đông Triều là ông Hoàng Bá Huy, người mở tổ sản xuất có quy mô gia đình vào năm 1955. Cùng với thời gian, nghề này được nhân rộng và đến nay trên địa bàn đã có khoảng trên 50 lò đang ngày đêm hoạt động, chủ yếu tập trung tại địa bàn của khu vực Cầu Đất và Vĩnh Hồng, thu hút được gần 1.500 lao động địa phương.
Sản xuất gốm sứ qua nhiều công đoạn tỉ mỉ.
Dòng sứ Đông Triều là dòng sứ nặng lửa, những người thợ gốm ở đây chủ yếu dùng hệ thống lò bầu và nhiệt độ nung đạt tới 1300oC. Để đạt được điều này những người thợ gốm Đông Triều đã mất rất nhiều thời gian để nghiên cứu ra được cách pha chế nguyên liệu cũng như kết cấu của lò đốt. Nguồn nguyên liệu chính là đất cao lanh chịu lửa được khai thác trên địa bàn của xã Tử Lạng huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương và nguồn đất sét trắng dẻo Trúc Thôn. Chính do nhiệt độ đốt ở các lò của Đông Triều rất cao nên các sản phẩm làm ra có thời gian sử dụng rất lâu, đồng thời nước men cũng rất trong. Việc tiến hành xử lý đất được những người thợ Đông Triều hết sức chú trọng, do đó hầu như không có các tạp chất lẫn - đặc biệt là không còn lượng ô xít sắt Fe2O3, vì vậy đảm bảo độ trắng đều của sản phẩm.
Sản phẩm ở đây cũng mang nét đặc trưng riêng mà các làng sản xuất sứ khác không thực hiện được, đặc biệt là các loại chậu hoa to có đường kính lên tới 100 cm, các loại đôn để kê chậu, các loại ang trồng. Việc tạo dáng sản phẩm được làm trên bàn xoay điện cho phép họ sản xuất với năng suất cao, các loại hoa văn, họa tiết phong phú đa dạng thể hiện dưới lớp men không những phản ánh sâu đậm cuộc sống, con người và thiên nhiên Việt Nam như tứ quý, sông nước hữu tình… mà còn đảm bảo độ bền và an toàn cho sản phẩm.
Những người thợ đang trang trí các hoa văn lên sản phẩm gốm sứ Đông Triều.
Gốm sứ Đông Triều nổi tiếng với các sản phẩm như: Chum rượu, chậu hoa, bình ngâm rượu hạ thổ có chất lượng an toàn và tốt nhất trên thị trường. Ngoài thị trường tiêu thụ trong nước, sản phẩm được khách nước ngoài đánh giá cao và được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới như: Hàn Quốc, Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, Đài Loan, Canada…
Hiện nay trên địa bàn thị xã Đông Triều có 10 doanh nghiệp và 54 cơ sở sản xuất gốm sứ, tập trung chủ yếu tại các xã Yên Thọ, Xuân Sơn, Bình Dương, Vĩnh Hồng, Đức Chính. Các cơ sở sản xuất gốm, sứ ở đây còn trở thành điểm đến hấp dẫn trong các tour lữ hành. Hiện nay, ở huyện Đông Triều, có 5 điểm để du khách trong và ngoài nước dừng chân chiêm ngưỡng sản phẩm gốm sứ. Đó là: Sứ Long Hải, Sứ Thái Sơn ở xã Yên Thọ; Gốm Việt ở Mạo Khê; Sứ Đông Triều ở Kim Sơn và sứ Thành Đồng ở Bình Dương.
Với những lợi thế có được từ trong quá trình gây dựng nên thương hiệu, kết hợp với điều kiện giao thông thuận lợi, thích hợp cho việc giao thương, gốm sứ Đông Triều đang dần khẳng định thương hiệu, chỗ đứng của mình trên thị trường trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, để nghề gốm sứ Đông Triều ngày càng phát triển mạnh mẽ và bền vững hơn nữa, thị xã Đông Triều đã có những quy hoạch vùng cụ thể như: Quy hoạch vùng nguyên liệu, quy hoạch chợ gốm sứ, quy hoạch phát triển làng nghề truyền thống sản xuất gốm sứ gắn với phát triển thăm quan du lịch, đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng phục vụ cho sản xuất kinh doanh.
Để đẩy mạnh hơn nữa sự phát triển của ngành nghề gốm sứ, tạo sức bật cho nghề gốm Đông Triều sánh với những làng nghề gốm sứ truyền thống khác trong nước, tỉnh cũng như địa phương đã có những chủ trương nhằm tạo bước đi vững cho nghề gốm: Khuyến khích các hộ sản xuất đăng kí hoạt động kinh doanh dưới các hình thức công ty TNHH, công ty CP, xây dựng những điểm dừng chân cho khách, khuyến khích khách du lịch tham gia vào các bước sản xuất sản phẩm…
Nghề gốm sứ Đông Triều không chỉ đem lại cuộc sống ấm no cho những người làm nghề mà còn là niềm tự hào của chính người dân Đệ Tứ chiến khu. Sau nhiều năm vất vả với cơ chế thị trường, gốm sứ Đông Triều hôm nay đang dần tạo được thế đứng trong nước và quốc tế. Cần lắm những con người có lòng yêu nghề, yêu những thớ đất, nước men… để nghề gốm sứ nơi đây ngày càng phát triển hơn nữa, vươn xa hơn nữa.
Bài ảnh: Minh Lý
Tin liên quan
Tin mới hơn

Đặc sản Hà Nội - Bánh gai làng Giá
10:11 | 14/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận
11:56 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng
11:56 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề dệt lụa làng Đốc Tín vang bóng một thời
11:55 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
13:58 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên
09:47 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cổng làng trong lòng phố
08:55 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lai: Từ đại ngàn hùng vĩ đến thiên đường biển xanh
20:20 Du lịch làng nghề

Gia Lai: Hợp tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực năng lượng tái tạo
20:20 Đào tạo nghề

“Mạch nghề” - Lan tỏa hình ảnh làng nghề trong thời đại số
20:17 Tin tức

Thuận An triển khai hiệu quả nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp
10:32 Khuyến nông

6 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản ước tăng trên 14%
10:30 Kinh tế