Gốm Bát Tràng - Những giá trị còn mãi với thời gian
Từ thời Lê Sơ (thế kỷ XV) đến các triều đại sau này, với chính sách phát triển công thương nghiệp, kinh tế hàng hóa nhờ đó có điều kiện phát triển thuận lợi hơn. Sản phẩm gốm Bát Tràng phong phú và được lưu thông rộng rãi với nhiều kiểu dáng, màu men cũng như tính năng sử dụng từ làng xã đến cung đình, từ quà tặng biếu đến đồ cống phẩm ngoại giao... Hơn nữa, cùng với trung tâm sản xuất gốm ở Chu Đậu (Hải Dương) và Thăng Long (Hà Nội), gốm Bát Tràng đã từng tham gia xuất khẩu ra khu vực Đông Nam Á (Philippin, Thái Lan…), góp phần vào con đường tơ lụa trên biển phát triển phồn thịnh vào thế kỷ XV.
Đỉnh trang trí đắp nổi hình rồng và nghê, gốm men rạn, Triều Lê Trung Hưng, niên hiệu Vĩnh Hựu 2 (1736).
Hiện nay, Bảo tàng Lịch sử quốc gia là một trong số ít các bảo tàng Việt Nam còn lưu giữ được bộ sưu tập gốm cổ Bát Tràng quý hiếm, niên đại thế kỷ XIV - XIX với nhiều loại hình phong phú, gồm: đồ gia dụng (lọ, bình, đĩa, bát, ấm, chén, nậm rượu, âu, ang, thạp, chậu...); đồ thờ cúng (chân đèn, chân nén, lư hương, đỉnh, mâm gốm...); đồ trang trí (mô hình nhà, long đình, tượng ghê, tượng hổ, tượng voi, tượng rồng, tượng kim cương...) với các loại men chủ yếu như: men nâu, men lam, men trắng ngà, men xanh rêu, men rạn... trang trí hoa văn hoa lá, sóng nước, mây, rồng, phượng, con người.... Với sự có mặt khá phong phú về loại hình, đề tài trang trí và niên đại kéo dài liên tục, sưu tập gốm Bát Tràng được lưu giữ, trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử quốc gia như là cuốn biên niên sử về gốm Bát Tràng.
Tuy nhiên, tùy từng thời kỳ mà kỹ thuật, phong cách trang trí, đề tài trang trí, màu men được thể hiện khác nhau. Thế kỷ XIV - XV, để tạo nên những tác phẩm gốm độc đáo thì những người nghệ nhân đã sử dụng chủ yếu kỹ thuật khắc chìm tô men nâu, theo kỹ thuật chế tạo gốm hoa nâu thời Lý - Trần, kết hợp với đắp nổi và vẽ lam. Đề tài trang trí còn giới hạn trong các đồ án hoa lá, tiếp nối gốm hoa nâu thời Trần. Thế kỷ XVI, cùng với việc xuất hiện những chân đèn, lư hương có kích thước lớn, kỹ thuật trang trí đắp nổi kết hợp với vẽ lam đạt trình độ tinh xảo. Đề tài trang trí phổ biến có các loại rồng, phượng xen kẽ mây cụm, ngựa có cánh, hoạt cảnh người, cánh sen đứng, hoa dây, lá đề, phong cảnh sơn thủy.... Những sản phẩm gốm trang trí vẽ lam vẫn được ưa chuộng, nhiều loại hoa văn hình học và hoa lá có nét gần gũi với đồ gốm hoa lam xuất khẩu sản xuất cùng thời ở Chu Đậu (Hải Dương). Thế kỷ XVII, kỹ thuật khắc, đắp nổi trên gốm Bát Tràng càng tinh tế, cầu kỳ. Đề tài trang trí tiếp nối thế kỷ XVI, đồng thời xuất hiện các đề tài trang trí mới khác: bộ tứ linh, hổ phù, ghê, hạc.... Những đề tài đắp nổi, để mộc điển hình khác như bông cúc hình ô van, bông hoa 8 cánh, bông cúc tròn, cánh hoa hình lá đề, cánh sen hình vuông, các chữ “Vạn” “Thọ”.... Việc sử dụng men lam ít dần thay vào đó là sự xuất hiện dòng gốm men rạn với sự kết hợp trang trí nổi đề tài rồng, tứ linh, hoa lá, cúc - trúc - mai.... Thế kỷ XVI - XVIII, còn xuất hiện dòng gốm nhiều màu men, nổi trội là men xanh rêu, với đề tài trang trí độc đáo: hoa sen, chim, ghê, hình người.... Thế kỷ XVIII, trang trí đắp nổi gần như chiếm chủ đạo thay thế hẳn trang trí vẽ lam trên gốm Bát Tràng. Các kỹ thuật đắp nổi, dán ghép đã thích ứng với việc sử dụng men đơn sắc (men trắng xám và men rạn). Đề tài trang trí ngoài bộ tứ linh, rồng, ghê còn thấy thể hiện các loài cây tượng trưng cho 4 mùa. Ngoài đề tài sen, trúc, chim và hoa lá còn thấy xuất hiện các loại văn bát quái, lá lật.... Hoa văn đường diềm phát triển mạnh các nền gấm chữ Vạn, cánh sen nhọn, hồi văn, sóng nước.... Thế kỷ XIX, gốm hoa lam Bát Tràng được phục hồi và phát triển với phong cách kết hợp sử dụng nhiều loại men vào trang trí. Bên cạnh các đề tài trang trí trước đó, còn thấy xuất hiện các đề tài ảnh hưởng nghệ thuật hoặc các điển tích Trung Quốc như “Ngư ông đắc lợi”, “Tô Vũ chăn dê”, “Bát tiên quá hải”, phong thủy, thi họa ...
Đặc biệt, trong sưu tập gốm Bát Tràng, nhiều đồ gốm có khắc hay viết minh văn chữ Hán rất quý hiếm, cung cấp nhiều thông tin về gần 30 tác giả làm gốm là người Bát Tràng thời Lê - Mạc. Đó là ông sinh đồ đỗ tam trường đến ông xã trưởng. Đó là cả gia đình ông Đỗ Phủ với vợ và con trai, con gái, con dâu. Họ và tên những người đặt hàng gốm từ Phò mã, Công chúa đến các tầng lớp bình dân, trải dài trên nhiều tỉnh thành vùng đồng bằng Bắc Bộ. Nhiều hiện vật có ghi niên hiệu của Vua, rất có thể đó là sản phẩm “lò quan” ở Bát Tràng hay hàng đặt của cung đình dưới các vương triều Lê, Mạc, Tây Sơn, Nguyễn.
Tượng Hổ, gốm men rạn, Triều Lê Trung Hưng, niên hiệu Cảnh Hưng (1740-1786)
Qua sưu tập gốm Bát Tràng lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia cho thấy, những sản phẩm gốm Bát Tràng với vẻ đẹp hài hòa độc đáo về hình dáng, màu men và nét vẽ không chỉ chiếm lĩnh thị trường nội địa mà đã xuất khẩu sang nhiều nước trong khu vực, các nước vùng Trung Đông, một số nước châu Âu, được lưu giữ, trưng bày tại nhiều bảo tàng các nước.
Kế thừa truyền thống đó, gốm Bát Tràng ngày càng được phát triển phong phú và đa dạng. Ngoài mặt hàng truyền thống, gốm Bát Tràng còn sản xuất được nhiều sản phẩm mới và các sản phẩm xuất khẩu theo đơn đặt hàng của nước ngoài. Đặc biệt, phương thức kết hợp lao động sản xuất với phát triển du lịch để bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống. Những sản phẩm gốm được kết hợp giữa truyền thống (qua những đề tài hoa lá, chim thú, con người...) và hiện đại (với nhiều kiểu dáng, màu men, kỹ thuật chế tác...) phù hợp thị hiếu người tiêu dùng. Những nghệ nhân gốm vẫn luôn có ý thức bảo tồn nét truyền thống bằng việc khôi phục lại những loại hình gốm có giá trị đương thời như: một số nghệ nhân đã bước đầu thành công trong việc tạo ra sản phẩm gốm hoa nâu (thời Trần), lam rạn (thời Nguyễn)... đồng thời có những sáng tạo đặc biệt là sáng tạo kiểu dáng, màu men (nghệ nhân Trần Độ đã tạo ra được nhiều màu men quý). Qua đó không chỉ cho thấy sự năng động, sáng tạo không ngừng của những người thợ gốm tài hoa mà còn góp phần trong việc bảo tồn làng nghề thủ công truyền thống, tinh hoa văn hóa dân tộc.
Phạm Thị Huyền - TGDS
Tin liên quan
Tin mới hơn
Cu Đơ Ông Bà Thư Viện - Mật ngọt gừng cay thấm đượm tấm lòng người dân xứ Nghệ
09:00 | 13/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Đan quyện tinh hoa và sáng tạo
09:41 | 12/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Làng nghề trồng mai tất bật chuẩn bị vụ Tết
14:47 | 11/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Cụm kinh tế của các tổ chức thành viên năm 2024
14:14 | 09/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề hối hả vào vụ sản xuất phục vụ Tết
13:55 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề làm người tuyết bằng xốp trên phố cổ Hà Nội
13:53 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Hà Nội: Làng nghề sinh vật cảnh Hồng Vân
13:52 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng miến truyền thống Bình Lư hối hả vào vụ Tết
14:00 | 05/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hành trình Khát vọng Việt Nam Hùng cường – Phát triển nền kinh tế xanh bền vững, tôn vinh làng nghề và sản phẩm Ocop
10:41 | 04/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Sản phẩm OCOP, làng nghề Hà Nội vươn tầm thế giới
15:18 | 03/12/2024 Tin tức
"Giữ lửa" nghề tại làng hương xạ truyền thống gần 300 năm ở Hưng Yên
13:31 | 03/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Rèn Đa Sỹ - Top 10 thương hiệu quốc gia
13:31 | 03/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng hương trăm năm tuổi Quảng Phú Cầu nhộn nhịp những ngày cận Tết rực rỡ sắc Xuân
15:00 | 02/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Đã có 144 cơ sở tự nguyện phá dỡ lò đốt, lò tái chế kim loại tại Mẫn Xá
23:50 | 01/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Xã Sơn Đông, TX Sơn Tây (Hà Nội): Tổ chức lễ đón nhận Bằng công nhận làng nghề mộc Vạn An đạt danh hiệu " Làng nghề Hà Nội"
23:38 | 30/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nhọc nhằn nghề trồng dâu nuôi tằm Hồng Đô
09:53 | 29/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Cảnh báo nguy cơ cháy nổ tại các làng nghề dịp cuối năm
09:08 | 28/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
“Hội An - Làng nghề lên số” đạt giải thưởng quốc tế Kotler Awards 2024
09:08 | 28/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Ninh Bình: Xã Khánh Dương đón nhận Bằng đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
11:46 | 27/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bảo tồn, phát triển nghề và làng nghề vùng hồ Thác Bà
09:43 | 27/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Huyện Gia Lâm phát triển du lịch xanh gắn với làng nghề
11:01 | 26/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Khai mạc hội chợ triển lãm sản phẩm công nghiệp nông thôn, sản phẩm OCOP tại huyện Ba Vì
15:13 Tin tức
Sáng kiến Tủ sách Tiếng Việt đạt giải Nhì Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X
15:10 Tin tức
Khai mạc Tuần phim Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam: Trình chiếu 8 bộ phim đặc sắc
15:09 Tin tức
Cu Đơ Ông Bà Thư Viện - Mật ngọt gừng cay thấm đượm tấm lòng người dân xứ Nghệ
09:00 Làng nghề, nghệ nhân
Hòa Bình: Khởi nghiệp từ trồng rau sạch
15:15 Khởi nghiệp