Giữ nghề làm nồi nấu bún
Ông Phạm Ngọc Long, sinh năm 1928, cho biết: “Tôi học nghề gò từ năm 13 tuổi, đến năm 17 tuổi đã có thể làm nghề. Cả một chặng đường dài tham gia kháng chiến, rồi làm việc trong ngành cơ khí, gò hàn, đến gần cuối đời lại tiếp tục gắn bó và truyền nghề cho con cháu”.
Đến nay, ông Long đã có trên 70 kinh nghiệm trong nghề gò. Ông truyền nghề cho hai người con của mình là anh Phạm Ngọc Anh và Phạm Ngọc Khanh. Trong đó, ngoài những ngón nghề làm xoong nồi, thùng, chảo, ông đã truyền “bí kíp” của mình để hai người con làm nồi nấu bún Huế truyền thống.
Dùng sức tỳ lên chiếc kéo đặc biệt, anh Phạm Ngọc Khanh vừa cắt mảnh nhôm thành hình tròn, vừa giới thiệu: “Nồi nấu bún Huế thường dày từ 1,5 – 4mm. Tất cả công đoạn từ cắt nhôm, gò, tạo miệng nồi và đánh bóng đều làm thủ công. Vì thế mỗi nồi bún thông thường (dung tích tầm 20 – 30 lít) phải mất một ngày công/chiếc”.
Hơn 90 tuổi, ông Long vẫn nặng lòng với nghề.
Nhanh tay đặt mảnh nhôm trên lửa, người thợ gò tại phường Phường Đúc vừa quan sát, vừa lẹ làng thả những mạt cưa lên mặt nhôm. Theo anh, đây là cách kiểm tra nhôm “chín” hay chưa để canh thời gian gò thật chính xác.
Khác với những chiếc nồi thông thường, nồi nấu bún Huế có dạng tựa chiếc niêu nhưng bầu hơn. Theo anh Khanh, vì dung tích bụng lớn nhưng miệng nhỏ nên nồi nhanh sôi và cũng rất lâu nguội, phù hợp để om, gia tăng độ ngon và hương vị của nồi bún. Hơn nữa: “Tất cả cái ngon của nồi bún đều tập trung khi người ăn nhìn vào chiếc miệng nồi, kể cả mới nấu xong hay đã vơi thì nước dùng cũng rất ngon mắt dù nhìn theo hướng nào. Có lẽ vì thế mà món bún bò Huế không chỉ ăn bằng miệng, mà còn bằng mắt. Không chỉ ăn ở tô, mà còn là cả gánh bún với rau màu và nồi bún tòn ten nơi quang gánh”, ông Long nói.
Thay đổi để giữ nghề
Công đoạn quan trọng nhất để có một chiếc nồi hoàn hảo, đó là gò nhôm. Bày ra hàng loạt chiếc búa gỗ mít đã mòn vẹt, anh Khanh nhanh tay dùng kềm xoay nồi để gõ. 10 nhát, 20 nhát, hàng trăm nhát, chiếc nồi vẫn chưa thành hình. Phải lên đến hàng nghìn nhát búa, gương mặt nóng hừng hực lên bởi hơi lửa, bởi phải dùng sức liên hồi thì chiếc nồi mới phần nào “ra dáng”.
Bởi vất vả thế, có lúc anh Khanh đã phải bỏ nghề. Anh kể: “Cách đây hơn 20 năm, lúc ấy xoong nồi làm máy lên ngôi, công cán nhiều mà bán chẳng bao nhiêu nên tôi nản lắm, đến mức phải bỏ nghề để kiếm tiền nuôi gia đình. Đi làm thợ sơn mà buồn hiu hắt, vì nghề cha ông truyền lại, nó còn hơn cả máu thịt của mình nữa!”.
Làm thợ sơn một vài năm, thị trường có phần hồi phục, hơn nữa lửa nghề cứ đốt cháy tâm can, anh quyết tâm trở lại làm nghề và chuyên tâm với nồi nấu bún Huế. Nhờ chăm chỉ, tay nghề vững vàng và phá cách, công việc của anh Khanh ngày càng ổn định. Trung bình mỗi tháng anh làm 15 cái nồi bún, chưa kể những sản phẩm khác như chảo, thùng… với giá dao động từ 700 nghìn đồng đến hơn 1,5 triệu đồng trên mỗi chiếc.
Không chỉ cung cấp nồi cho chợ Đông Ba, các tỉnh, thành, anh Khanh còn gia công nồi nấu bún mini để cung cấp cho các nhà hàng, đáp ứng nhu cầu mới, lạ, độc đáo. Không còn là chiếc nồi nấu bún thông thường, sản phẩm của anh được “trưng dụng” để làm nồi lẩu, đựng canh, hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, vừa giữ hương vị vừa đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ, lạ mắt.
Đến nay, dù đã 92 tuổi, thế mà mỗi lúc nhớ nghề, ông Phạm Ngọc Long vẫn cầm búa. Tóc bạc phơ, tai đã lãng, nhưng đôi tay rắn chắc vẫn có thể gõ những nhát búa chính xác. Tất cả tinh túy của nghề ông đã truyền hết cho con. Từ họ, những nồi bún bò Huế nhanh sôi, lâu nguội sẽ ra đời, đi muôn phương, “chở” hương vị, ngọn lửa nghề độc đáo thổi bùng giác quan và trái tim của những người yêu dư vị xứ Huế.
Mai Huế
Theo báo Thừa thiên Huế
Tin liên quan
Tin mới hơn

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên
09:47 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cổng làng trong lòng phố
08:55 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Ngày 9/7: Giá cà phê giảm mạnh, hồ tiêu neo cao ở mức 140.600 đồng/kg
10:03 Kinh tế

Hà Nội phấn đấu mỗi năm thu hút 20.000 lao động nông thôn học nghề
09:55 Đào tạo nghề

Hành trình xây dựng nông thôn mới từ nội lực cộng đồng và sức bật HTX
09:51 Nông thôn mới

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên
09:47 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch Hà Thị Tính được vinh danh “Doanh nghiệp Văn hóa UNESCO năm 2025”
09:11 Văn hóa - Xã hội