Giữ nghề đan lát của đồng bào Cơ Tu
Ông Bh’ling Bloó truyền dạy nghề cho lớp trẻ Cơ Tu trong thôn Bh’Hôồng 1 (ảnh chụp trước ngày 27-4-2021).
Ảnh: Nguyễn Văn Sơn
Lâu lắm rồi, bẵng đi chừng 5 năm nay, chúng tôi mới trở lại Sông Kôn - một xã vùng cao thuộc huyện Đông Giang. Đến thôn văn hóa Bh,Hôồng 1, rồi qua cầu treo dẫn vào thôn, chúng tôi gặp ông Bh,ling Bloó tại nhà riêng bên con suối Ma Tua khi ông đang miệt mài hoàn thiện chiếc gùi còn dang dở.
Biết chúng tôi tìm hiểu về nghề đan lát, ông Bloó chia sẻ: “Học nghề đan lát của người Cơ Tu cần phải chịu khó. Trước khi thành thạo đan như bây giờ, những gì chưa biết thì cần hỏi những đàn ông Cơ Tu lớn tuổi đan lát giỏi trong làng để họ chỉ dẫn. Sau nhiều năm mày mò, tôi có thể nắm vững các kỹ thuật đan lát truyền thống của người Cơ Tu và tự tay đan những vật dụng cần thiết cho gia đình mình dùng”.
Với bản tính siêng năng, ông Bloó là người đàn ông Cơ Tu có thể đan được rất nhiều loại sản phẩm đan lát đẹp nhất nhì trong xã Sông Kôn hiện nay. Ông Bloó cho biết: Nghề đan lát bằng mây, lồ ô, tre, nứa truyền thống của đồng bào Cơ Tu nơi đây có từ rất lâu đời. Trong lao động sản xuất, săn bắn, hái lượm, cuộc sống sinh hoạt hằng ngày thì người Cơ Tu sử dụng rất nhiều vật dụng từ nghề đan lát truyền thống của dân tộc mình như: Nia, giỏ, mâm cơm đến các loại gùi lúa, gùi gạo, gùi muối, gùi đựng trang sức của phụ nữ và cả gùi 3 ngăn (xà lếch) của đàn ông Cơ Tu.
Mỗi loại có kiểu dáng, kích cỡ, chức năng sử dụng khác nhau, có loại đòi hỏi thân gùi phải kín, có loại gùi sắn, măng, rau, củi với dạng hình thang cân, lục giác có quai để mang. Trung bình mỗi chiếc gùi có giá từ 200-250 ngàn đồng tùy loại. Các loại đồ dùng khác như rổ, rá, nia, giỏ... giá từ 50-170 ngàn đồng. Mâm nước có giá từ 300-350 ngàn đồng. Mâm ăn cơm có giá từ 400-450 ngàn đồng. Riêng gùi 3 ngăn của đàn ông Cơ Tu giá từ 1-1,5 triệu đồng. Nghề đan lát là công việc đã giúp ông Bloó có thêm thu nhập cho cuộc sống gia đình.
Ông Bh,ríu Thiện, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Bh,Hôồng 1 chia sẻ: “Ông Bh,ling Bloó là một người đan lát giỏi. Sản phẩm ông đan rất đẹp bởi kiểu dáng từng sản phẩm rất tinh xảo và độc đáo. Có lẽ, nhờ sự khác biệt ấy, nhà ông Bloó đã trở thành địa chỉ quen thuộc bán sản phẩm cho các gia đình trong thôn và các thôn lân cận có nhu cầu đặt mua sản phẩm đan lát của ông về dùng”.
Năm nay, ông Bh,ling Bloó đã bước sang tuổi 72 nhưng hằng ngày ông vẫn duy trì việc đan lát như một niềm đam mê đã ăn vào máu của mình. Với ông Bloó, nếu một ngày nào bận việc nương rẫy, không đan lát thì ông cảm thấy thiếu vắng lắm. Việc làm của ông không chỉ có thêm thu nhập đỡ đần con cháu mà trên hết, ông Bloó muốn gìn giữ nghề đan lát và bảo tồn văn hóa truyền thống của người Cơ Tu.
Vào những ngày cuối tuần, những lúc học sinh nghỉ học, tận dụng những lúc rảnh rỗi, ông Bloó thường gọi những đứa trẻ Cơ Tu trong thôn đến tập trung tại nhà để ông dạy những kỹ thuật cơ bản của nghề đan lát của người Cơ Tu. Mục đích của việc truyền nghề không chỉ là để cải thiện đời sống mà còn nhắc nhở thế hệ con cháu, dân làng cùng biết yêu nghề, giữ nghề truyền thống mà ông cha người Cơ Tu để lại. Ông mong muốn, trong thời gian tới, các cấp, các ngành ở địa phương cần quan tâm, hỗ trợ việc kết nối tìm đầu ra cho sản phẩm đan lát, vừa tạo dựng thương hiệu, vừa giúp người Cơ Tu thực sự sống được với nghề.
Chị Đinh Thị Ngơi, Chủ tịch UBND xã Sông Kôn cho biết, nhiều năm qua, địa phương rất quan tâm, động viên các nghệ nhân trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào mình. Chủ trương khôi phục những làng nghề truyền thống của đồng bào Cơ Tu nói chung và nghề đan lát nói riêng gắn với các tiêu chí về nông thôn mới giúp nâng cao thu nhập cho đồng bào. Đây trở thành mục tiêu để xã quyết tâm khôi phục các làng nghề truyền thống.
Chia tay ông Bh,ling Bloó, ngắm nhìn những sản phẩm từ nghề đan lát truyền thống độc đáo được làm ra từ đôi bàn tay khéo léo của ông, chúng tôi cảm nhận được niềm đam mê nhiệt huyết với nghề và khát khao được truyền và giữ nghề đan lát truyền thống của ông. Hy vọng rằng, với sự nhiệt tình, đam mê với nghề và truyền nghề của ông Bloó, sau này sẽ có nhiều lớp học đan lát được tổ chức để ông Bloó thắp lên niềm đam mê cho lớp trẻ Cơ Tu ở Bh,Hôồng 1 cũng như giúp nghề đan lát truyền thống của người Cơ Tu được duy trì và không bị mai một theo thời gian.
Theo Biên Phòng
Tin liên quan
Tin mới hơn

Bến Tre: Giữ lửa làng nghề đan đát Ba Tri
10:02 | 21/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng gốm Thanh Hà
10:02 | 21/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lâm Đồng: Bảo tồn và phát triển Làng nghề thổ cẩm K’Long
10:02 | 21/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người nâng tầm nghệ thuật tỉa hoa đu đủ chẻ cánh
10:02 | 21/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chương trình OCOP - Nâng cao giá trị sản phẩm làng nghề
10:01 | 21/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giỗ Tổ ngành tóc Việt Nam 2025: Tri ân tiền nhân, gắn kết cộng đồng
10:01 | 21/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Các làng nghề truyền thống nhộn nhịp thu gom nguyên liệu sản xuất
10:23 | 20/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gốm Kim Lan - Di sản trường tồn cùng thời gian
10:43 | 19/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Quảng Nam: Những tác phẩm nghệ thuật độc đáo ở Làng Củi Lũ
10:41 | 19/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bàn tay vàng trong nghệ thuật khảm xà cừ - Từ tinh xảo đến tinh hoa
10:11 | 17/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thúc đẩy kinh tế từ mô hình làng nghề
10:05 | 17/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bước chuyển mới của làng gốm Phù Lãng
09:04 | 14/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề chuối khô Cà Mau
09:00 | 14/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

An Giang: Sức sống mới ở làng nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Khmer
09:57 | 13/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hải Dương: Đưa bánh đa Lộ Cương vươn xa
09:49 | 13/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ An: Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Thái
09:45 | 13/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Làng nghề truyền thống đan đát Trung Chánh mang sắc thái, hình dáng đặc trưng riêng
08:52 | 12/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lễ hội Đình Hậu: Sắc màu truyền thống và tinh hoa Cốm Làng Vòng
08:51 | 12/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Vĩnh Phúc: Phát triển và bảo tồn các làng nghề truyền thống: Thực trạng và giải pháp
08:50 | 12/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hải Phòng: Phát huy bản sắc, giá trị làng nghề
08:49 | 12/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề đan lát ở Vĩnh Long
13:43 | 07/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bình Định triển khai các công việc với tinh thần “3 có và 2 không”
14:33 Tin tức

TRƯỜNG MẦM NON THỊ TRẤN 2 NGA SƠN TÍCH CỰC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM
14:32 Tin tức

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Truyền hình là nhịp đập của trái tim, tiếng nói của thời đại
08:32 Tin tức

TP. Buôn Ma Thuột xây dựng mô hình mẫu về nông nghiệp đô thị
08:32 Nông thôn mới

Sản phẩm OCOP 5 sao vươn ra thế giới
08:31 OCOP









