Giữ mãi với tình yêu nghề đan
Theo sông Cái Tàu (hướng về thị trấn U Minh) đến xã Nguyễn Phích, rẽ vào những con rạch với cái tên mộc mạc như Rạch Giồng Ông, Rạch Sộp, Rạch Chệt, Rạch Tắc,… có thể nghe được tiếng chẻ tre, chẻ trúc, tiếng dọng nan, tiếng nan chạm vào nhau tí tách… làm thành âm thanh lao động rộn ràng của những xóm xa xôi chuyên làm nghề đan lát.
Người địa phương giới thiệu chúng tôi đến Rạch Chệt - một trong những xóm ven sông Cái Tàu hiện vẫn còn nhiều gia đình sống bằng nghề đan lát, có gia đình lưu truyền nghề này qua nhiều thế hệ. Hơn 40 hộ dân ở Rạch Chệt đã có hơn một nửa sống bằng nghề đan lát truyền thống. Chị Phạm Thu Chung (53 tuổi, ngụ tại Rạch Chệt) cho hay: “Bây giờ người ta sống nhiều nghề khác nhau, ít ai theo nghề đan lát vì nó khá cực mà thu nhập không được bao nhiêu. Tuy vậy, nhiều gia đình ở đây hai, ba đời sống bằng nghề đan lát. Gia đình tôi cũng vậy”.
Nghề đan ở Cái Tàu
Tùy vào nhu cầu sử dụng mà sản phẩm đan lát cũng có sự khác nhau như: thúng, rổ, nia, xịa, xề, rá,… Để thành phẩm, người lao động phải trải qua những công đoạn khác nhau mà công đoạn nào cũng cần sự công phu, tỉ mỉ. Từ cây trúc, cây tre, người lao động phải cắt khúc, chẻ nan, lách nan, vót nan, gầy mê, đan, đát, lận vành và cuối cùng là nứt bằng dây nilon để vành tre được dính chặt vào mê. Nếu tính ra chắc khoảng 9, 10 công đoạn. Mỗi tháng, một hộ gia đình có thể sản xuất dao động 50 - 60 cái thúng, 150 - 200 cái rổ. Thúng và rổ là hai sản phẩm chính, còn nia, xịa, xề, rá khi được đặt hàng người lao động mới sản xuất, thường số lượng sản xuất ít hơn so với thúng, rổ.
Công phu, vất vả như thế, song đồ nan thành phẩm ngày càng rớt giá. Chị Võ Hồng Phỉ (44 tuổi, ngụ tại Rạch Chệt) chia sẻ: “Mỗi cái rổ bán ra chỉ được 7.000 - 10.000 đồng, đó là loại đồ hàng. Còn đồ đặt để đem đi triển lãm, làm quà tặng thì được hơn 15.000 đồng/ cái. Làm đồ hàng nhanh hơn đồ đặt vì nó không cần sự trau chuốt kỹ lưỡng, chỉ cần chắc chắn. Còn đồ đặt phải trau chuốt từng sợi nan cho bóng mượt, cho đều, mang tính thẩm mỹ, có khi mỗi tháng chỉ làm ra 40 - 50 cái là cùng”. Với giá thành 7.000 - 10.000 đồng/ cái rổ, 25.000 - 30.000/ cái thúng, mỗi tháng thu nhập bình quân của một gia đình chỉ khoảng 2 - 4 triệu đồng. Mặc dù vật liệu (chủ yếu là cây trúc, tre) khá rẻ, nhưng số tiền thu lại đó thật sự ít ỏi, tỉ lệ nghịch với công sức người lao động bỏ ra.
“GIỮ NGHỀ VÌ TÌNH YÊU…”
Ngày nay, khi những sản phẩm bằng nhựa, inox, nhôm… lên ngôi, đồ nan không còn giữ vị trí độc tôn như mười năm về trước. Những chuyến ghe chở đồ nan đi bán ở các tỉnh khác bắt đầu thưa thớt dần, nhiều người cũng bỏ nghề đan lát để làm công việc khác vì đồ nan ế ẩm, thu nhập ít ỏi. Thế nhưng, ở Rạch Chệt và những con rạch lân cận khác như Rạch Sộp, Rạch Tắc… bên dòng sông Cái Tàu vẫn còn văng vẳng tiếng chẻ trúc, dọng nan.
Gặp chị Trần Ngọc Bích (40 tuổi, ngụ tại Rạch Chệt) đang ngồi vót nan dưới bóng mát của căn chòi tạm dựng bên bờ sông, chúng tôi hỏi động lực nào để chị giữ lấy nghề đan lát trong khi chị vẫn còn nhiều sự lựa chọn khác. Nở nụ cười tươi rói, chị Bích tâm sự: “Mẹ dạy chị em tôi đan rổ từ hồi tôi còn nhỏ xíu, khi tôi lấy chồng, chồng tôi làm vuông tôm, thu nhập cũng kha khá, nhưng tôi vẫn theo nghề đan lát. Ở xứ này, chúng tôi giữ nghề vì tình yêu là chính. Nghề truyền thống mà, bỏ sao được”.
Chị Võ Hồng Phỉ (44 tuổi) theo chồng về Rạch Chệt đã hơn 20 năm, thử qua nhiều nghề mưu sinh, cuối cùng chị Phỉ cũng chọn nghề đan lát. Không quá khó để học cách đan lát cái thúng, cái rổ, chỉ cần chú tâm, chịu khó và nhớ kỹ từng đường luồng nan. Nhờ tích góp từ tiền đan lát nhiều năm cùng với mấy vụ tôm trúng mùa, vợ chồng chị cũng đã cất được nhà, tuy không quá khang trang nhưng chắc chắn. Căn nhà từ lâu là ước mơ của vợ chồng chị. Gia đình ông Phạm Sơn Hà (74 tuổi, ngụ tại Rạch Chệt) dù chật vật vẫn nỗ lực giữ nghề truyền thống. Con ông Hà người nào cũng biết đan rổ, đan thúng, có người nhờ chăm chỉ đan lát mà nuôi được con cho đến khi vào đại học. Những người lao động nơi đây đã giữ gìn nghề đan lát bằng tình yêu và niềm tri ân sâu sắc. Nghề đan lát tuy khó làm giàu nhưng vẫn đảm bảo cuộc sống của họ.
Du lịch Cà Mau ngày càng phát triển, du khách đến với “thành phố cực Nam” thường theo sông Cái Tàu về U Minh để thưởng thức những đặc sản nổi tiếng như dâu da, mật ong rừng tràm,… và thâm nhập vào những xóm đan đát sót lại. Thúng, rổ, rá được quan tâm với tư cách là đồ thủ công mỹ nghệ tạo thành từ đôi bàn tay khéo của những người yêu và khát khao giữ gìn nghề truyền thống. Những sản phẩm đan lát ngày một được nâng giá, cuộc sống người dân ngày càng ấm no hơn. Trong những dịp Hội chợ Du lịch ở Cà Mau và nhiều tỉnh, thành phố khác, sản phẩm đan lát Cái Tàu được trưng bày trang trọng, được giới thiệu đến bạn bè trong nước và quốc tế. Đó chẳng những là niềm tự hào của người Cà Mau nói chung, “miệt Cái Tàu” nói riêng mà còn góp phần thúc đẩy du lịch Cà Mau phát triển.
Một sự thật đáng buồn là nhiều người không còn thiết tha với nghề đan lát truyền thống. Nói đúng hơn, nghề đan lát đang đứng trước nguy cơ mai một. Với tình yêu dành cho những giá trị truyền thống, chúng tôi hy vọng rằng nghề đan lát sẽ có điều kiện phát triển, thương hiệu “Đồ nan Cái Tàu” được lan xa và chất lượng cuộc sống của người lao động được nâng cao hơn.
Hoàng Khánh Duy
Tin liên quan
Tin mới hơn
Luồng sinh khí mới cho các làng nghề ở Hải Dương
14:34 | 11/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Khai mạc Hội chợ quốc tế Quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội 2024
14:16 | 11/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Lễ trao giải cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ năm 2024
14:12 | 11/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tháo gỡ khó khăn cho làng nghề
13:49 | 11/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hoạ sĩ trẻ đam mê nghệ thuật sơn mài truyền thống
13:48 | 11/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề truyền thống Minh Khai có nhiều sản phẩm OCOP
13:43 | 11/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Đẩy mạnh hoạt động marketing để xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề Việt Nam
11:07 | 10/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phú Yên: Đưa thổ cẩm Xí Thoại trở thành sản phẩm du lịch
10:01 | 09/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Chi cục PTNT tỉnh Thái Nguyên tham dự Hội chợ Làng nghề Việt Nam 2024
14:14 | 07/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hưng Yên: Làng nghề cây cảnh ảnh hưởng nặng sau mưa lũ
09:17 | 07/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hồi sinh nghề gốm cổ tại buôn Dơng Bắk
09:16 | 07/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bắc Ninh: 12 cơ sở ở làng nghề giấy Phong Khê dừng hoạt động
09:24 | 04/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội An đón nhận “Nghề làm nhà tre, dừa ở Cẩm Thanh” danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia
09:24 | 04/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Công nhận nghề truyền thống Hà Nội đối với nghề kim hoàn, đậu bạc Định Công
09:08 | 04/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội thi làng nghề thành phố Hà Nội năm 2024: Tôn vinh nét đẹp của nghề truyền thống
07:00 | 04/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Về miền cổ tích gốm Thanh Hà truyền thống 500 năm tuổi
10:23 | 03/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam Trịnh Quốc Đạt làm việc với đơn vị trực thuộc tại thành phố Hải Phòng
15:12 | 02/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Lập Đề án phát triển Làng nghề trồng hoa Gia An Nam
13:30 | 02/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Kiên Giang
10:07 | 30/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Trăm năm kể chuyện nghề rèn
10:07 | 30/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ nhân ẩm thực nâng tầm món ăn truyền thống Việt
15:06 | 27/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Luồng sinh khí mới cho các làng nghề ở Hải Dương
14:34 Làng nghề, nghệ nhân
TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Vùng Duyên hải Trung bộ hợp tác xúc tiến đầu tư
14:25 Xúc tiến thương mại
Khai mạc Hội chợ quốc tế Quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội 2024
14:16 Làng nghề, nghệ nhân
Lễ trao giải cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ năm 2024
14:12 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Đến cảng cá Đề Gi, người dân vẫn đảm bảo nguồn sinh kế
13:56 Kinh tế