Hà Nội: 19°C Hà Nội
Đà Nẵng: 23°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 32°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 18°C Thừa Thiên Huế

Giữ "lửa" nghề truyền thống

LNV - Đa dạng về vị trí địa lý, cảnh quan và văn hóa, Quảng Ninh là nơi hình thành, lưu giữ nhiều nghề truyền thống mang đậm bản sắc vùng miền. Theo thời gian và phát triển KT-XH, nhiều nơi đang bị mai một dần các làng nghề. Do đó, cùng với nỗ lực của chính quyền, tại nhiều gia đình, dòng họ, địa phương, việc giữ nghề như một kế sinh nhai, vừa góp phần gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa cốt lõi.

Những người giữ "lửa" nghề

Nói về nghề truyền thống, Quảng Yên có lẽ là địa phương còn giữ được nhiều nghề nhất trên địa bàn tỉnh. Từ những làng nghề gắn bó với chài lưới đặc thù địa phương như làng nghề ngư cụ Hưng Học, làng nghề đóng thuyền vỏ gỗ... đến những nghề làm bánh gio, bánh mật, bánh đa, làm bún...

Về làng Yên Trì, khu vực đảo Hà Nam (TX Quảng Yên) vào những ngày thời tiết hanh khô, nắng ráo, không khó để bắt gặp những khoảng sân rộng, đặt các phên tre phơi bánh đa và được hít hà hương thơm của những chiếc bánh đa rắc vừng nướng thơm nức mũi. Nghề làm bánh đa đã gắn bó với người dân Yên Trì từ lâu đời, tuy nhiên ngày nay đã dần mai một, chỉ một vài gia đình còn lưu giữ. Cách làm bánh đa thoạt nhìn có vẻ đơn giản, nhưng thực tế đòi hỏi nhiều sự công phu, khéo léo.


Các công đoạn làm bánh đa Yên Trì (TX Quảng Yên) đều phải khéo léo, nhanh nhẹn.

Ông Vũ Khắc Lợi (thôn Yên Trì, xã Hiệp Hòa, TX Quảng Yên), cho biết: Ở đây chúng tôi phần lớn làm thủ công, từ khâu xay bột đến khi tráng bánh. Người thợ luôn phải làm việc trong không khí nóng nực của bếp, hoạt động liên tục, thuần thục. Trước kia, nếu gặp trời mưa, bánh đa không phơi được, để bánh không bị hỏng, phải hong khô bằng hơi nóng từ việc đốt than, sẽ khiến bánh không nở, chai bánh và đương nhiên bánh sẽ không đảm bảo chất lượng, không ngon. Vì thế, ngày nay, nhiều gia đình đã đầu tư máy sấy, nhưng theo đánh gia của người dùng, bánh sấy bằng mày vẫn kém độ thơm, ngon so với bánh phơi truyền thống.

Chất lượng gạo sẽ quyết định độ thơm ngon, dẻo của bánh. Sau công đoạn vo, gạo sẽ được ngâm từ 6-7 tiếng trước khi đem xay. Trước kia, người ta thường ngâm gạo trong những chiếc chum to, giờ đây có thể ngâm bằng chậu, xô. Khi gạo ngậm đủ nước, đạt đến độ căng mọng thì cho vào xay, nếu ngâm quá giờ, gạo sẽ bị chua, cả mẻ bánh coi như hỏng.

Chị Vũ Thị Huế có 30 năm gắn bó với nghề làm bánh, chia sẻ: Gạo xay phải đảm bảo nhuyễn, mịn. Khi tráng, luôn phải nhanh tay, nhanh mắt, lấy bánh ra cũng phải khéo léo để bánh không bị rách hoặc méo mó. Bánh sau khi tráng được rắc một lớp mỏng vừng, sợi dừa và lạc sống xay rối lên trên, sau khi phơi khô sẽ được nướng bằng than củi. Để bánh chín đều thì người thợ phải lật bánh liên tục, một tay quạt, một tay lật bánh.

Gia đình ông Vũ Khắc Lợi là một trong số ít những gia đình còn lưu giữ nghề làm bánh đa Yên Trì vốn nổi tiếng xưa kia. Cũng giống như Yên Trì, các làng nghề ở TX Quảng Yên nói riêng và trên địa bàn tỉnh nói chung hầu hết đều có quy mô sản xuất nhỏ lẻ, chủ yếu theo hộ gia đình; còn thiếu sự liên kết giữa các nhóm hộ với nhau, nên rất ít nghề, làng nghề đạt tiêu chí công nhận nghề, làng nghề truyền thống.


Mô hình thuyền nan mỹ nghệ của làng nghề đan ngư cụ Hưng Học (TX Quảng Yên).

Tìm hướng đổi mới và phát triển

Tính đến nay, Quảng Yên mới được công nhận 3 nghề truyền thống và 2 làng nghề truyền thống vào năm 2014, đó là: Nghề làm bánh gio Phong Cốc, nghề làm bún Hiệp Hoà và nghề đóng tàu thuyền vỏ gỗ Đò Chanh. 2 làng nghề truyền thống là: Làng nghề đan ngư cụ Hưng Học và làng nghề đóng tàu thuyền vỏ gỗ Cống Mương. Tuy nhiên, những người còn làm theo cách truyền thống, nếu không có sự thay đổi cho phù hợp với thị trường, thường khó trong tiêu thụ, dẫn đến thu nhập thấp. Đó cũng là một trong những nguyên nhân thực tế khiến các ngành nghề truyền thống đang dần bị thu hẹp và mai một.


Nghề làm bánh gật gù tại huyện Tiên Yên.

Tình trạng tương tự cũng dễ thấy tại Hải Hà, Đầm Hà, Móng Cái, Ba Chẽ, Bình Liêu, Tiên Yên... Tại các khu vực trồng chè Hải Hà, Đầm Hà cũng đang phải đối mặt với những khó khăn trong việc duy trì, phát triển diện tích trồng chè hiện tại thay vì thay thế dần bằng các cây lấy gỗ ngắn hạn như keo... Mặc dù tỉnh đã có phương án hỗ trợ nông dân 12 triệu đồng/ha so với yêu cầu cần khoảng 40 triệu đồng mỗi ha chè trồng mới, nhưng đến nay, mới chỉ áp dụng được 20% diện tích, phần còn lại, người dân vẫn tự ý chuyển đổi cây trồng phục vụ mục đích kinh tế. Tại Bình Liêu, Ba Chẽ, Đầm Hà, các nghề chạm bạc, thêu thổ cẩm dân tộc Dao cũng gặp phải số phận tương tự...

Theo quy hoạch phát triển KT-XH của Quảng Ninh đến năm 2020, tỷ trọng sản xuất công nghiệp chiếm ưu thế so với các loại hình sản xuất khác. Tuy nhiên, ngành sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp mang đậm dấu ấn của các làng nghề truyền thống, như nghề làm ngư cụ, nghề đan lưới... Cùng với phát triển kinh tế, Quảng Ninh cũng luôn chú trọng giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, trong đó có việc khôi phục các nghề, làng nghề truyền thống.


Truyền dạy nghề thêu thổ cẩm Dao Thanh Phán với cách thêu hiện đại tại Nhà văn hóa thôn Nà Bắp, xã Đồn Đạc, huyện Ba Chẽ.


Minh chứng rõ nét là việc huyện Ba Chẽ triển khai đề án Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa người Dao, gắn với phát triển du lịch cộng đồng, bằng cách khôi phục nghề thêu thổ cẩm truyền thống của người Dao Thanh Y, Dao Thanh Phán... với kỳ vọng biến nơi đây trở thành một trung tâm du lịch trải nghiệm, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thúc đẩy phát triển KT-XH của địa phương. Cùng với Ba Chẽ, Quảng Yên cũng xây dựng đề án Bảo tồn, phát triển nghề và làng nghề truyền thống giai đoạn 2021-2025. Đây được coi là yêu cầu bức thiết hiện nay để nâng cao giá trị kinh tế cho người dân, thu hút việc làm, bảo tồn và gìn giữ các giá trị văn hóa, tinh thần của địa phương.


Nghệ nhân Nguyễn Tuấn Quyết (TP Hạ Long) tỉ mẩn trang trí họa tiết cho sản phẩm bình hoa làm bằng than đá. Ảnh: Nguyễn Dung


Rõ ràng, nếu các làng nghề được tổ chức lại một cách bài bản, có sự hỗ trợ đầu tư, định hướng của Nhà nước, nhất là nguồn vốn, xúc tiến thương mại, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, truyền dạy nghề, thu hút doanh nghiệp đầu tư... sẽ là giải pháp quan trọng để ổn định đời sống của một bộ phận lớn người dân, đặc biệt là ở nông thôn. Mặc khác, có thể phát triển nghề, làng nghề truyền thống như một sản phẩm, địa chỉ du lịch đặc sắc ở những mảnh đất tiềm năng này.

Theo Báo Quảng Ninh


Tin liên quan

Tin mới hơn

Bàn tay vàng trong nghệ thuật khảm xà cừ - Từ tinh xảo đến tinh hoa

Bàn tay vàng trong nghệ thuật khảm xà cừ - Từ tinh xảo đến tinh hoa

LNV - Tinh hoa của nghề khảm xà cừ nằm trong từng chi tiết nhỏ, được chế tác một cách tỉ mỉ, thể hiện kỹ năng tinh xảo của người nghệ nhân. Với đôi bàn tay khéo léo của mình, nghệ nhân Nguyễn Phú Hà tại xã Xuân Thới Thượng (Hóc Môn, Hồ Chí Minh) đã tạo ra những sản phẩm mỹ nghệ không chỉ có giá trị kinh tế mà còn mang giá trị văn hóa, có sự kết nối sâu sắc giữa quá khứ, hiện tại và tương lai.
Thúc đẩy kinh tế từ mô hình làng nghề

Thúc đẩy kinh tế từ mô hình làng nghề

LNV - Trong bối cảnh các làng nghề tại Hà Nội đang có đóng góp tích cực cho sự tăng trưởng kinh tế cũng như tạo ra công việc cho hàng vạn lao động trên địa bàn Thủ đô, thời gian qua, TP Hà Nội đã có nhiều giải pháp để hỗ trợ gìn giữ và phát triển hiệu quả mô hình kinh tế từ các làng nghề trên địa bàn.
Bước chuyển mới của làng gốm Phù Lãng

Bước chuyển mới của làng gốm Phù Lãng

LNV - Những chính sách liên kết, hỗ trợ mở rộng thị trường và sự năng động, sáng tạo của những nghệ nhân, gốm Phù Lãng ( huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh) đang có bước chuyển mình mạnh mẽ để đưa sản phẩm truyền thống Kinh Bắc đến với khách hàng trong và ngoài nước.
Làng nghề chuối khô Cà Mau

Làng nghề chuối khô Cà Mau

LNV - Không chỉ nổi tiếng với tôm khô, Cà Mau còn là vùng đất trồng chuối và có đặc sản chuối ép khô nổi tiếng vùng đồng bằng sông Cửu Long.
An Giang: Sức sống mới ở làng nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Khmer

An Giang: Sức sống mới ở làng nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Khmer

LNV - Liên kết cùng nhau sản xuất, hỗ trợ nâng cao tay nghề, phát triển các sản phẩm dệt truyền thống đạt chuẩn OCOP là cách mà các nghệ nhân làng dệt thổ cẩm Khmer (xã Văn Giáo, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang) đang thực hiện nhằm bảo tồn và mang lại sức sống mới cho nghề dệt truyền thống tồn tại hàng thế kỷ ở vùng Bảy Núi An Giang.
Hải Dương: Đưa bánh đa Lộ Cương vươn xa

Hải Dương: Đưa bánh đa Lộ Cương vươn xa

LNV - Làng bánh đa Lộ Cương, một trong những làng nghề lâu đời ở thành phố Hải Dương (tỉnh Hải Dương) mang đậm nét văn hóa đặc sắc của một không gian làng nghề Việt. Những năm gần đây, cùng với sự phát triển và mở rộng mạnh mẽ của thành phố Hải Dương. Làng nghề bánh đa Lộ Cương cũng có nhiều thay đổi với những hướng đi, cách làm phù hợp nhằm giữ gìn và phát huy nghề truyền thống.

Tin khác

Nghệ An: Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Thái

Nghệ An: Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Thái

LNV - Ngày nay, trong cuộc sống hiện đại, với sự đa dạng của các sản phẩm hàng hóa khác nhau, nhưng những sản phẩm được làm từ thổ cẩm với hoa văn truyền thống như khăn piêu, những chiếc đệm, những tấm rèm che… vẫn được đồng bào giữ gìn phục vụ nhu cầu sinh hoạt của gia đình đồng thời giúp bảo lưu giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Đến nay, các sản phẩm này đã trở thành mặt hàng được nhiều du khách lựa chọn khi đến với Nghệ An.
Bình Định: Làng nghề truyền thống đan đát Trung Chánh mang sắc thái, hình dáng đặc trưng riêng

Bình Định: Làng nghề truyền thống đan đát Trung Chánh mang sắc thái, hình dáng đặc trưng riêng

LNV - Làng nghề truyền thống đan đát Trung Chánh, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hóa đại diện vùng miền, thể hiện đời sống văn hóa lễ hội truyền thống, sinh hoạt cộng đồng góp phần tạo diện mạo, bản sắc riêng của địa phương đạt tiêu chí bản sắc văn hóa dân tộc.
Lễ hội Đình Hậu: Sắc màu truyền thống và tinh hoa Cốm Làng Vòng

Lễ hội Đình Hậu: Sắc màu truyền thống và tinh hoa Cốm Làng Vòng

LNV - Sáng ngày 09/3/2025, trong không khí phấn khởi của mùa xuân mới, phường Dịch Vọng Hậu (quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ hội truyền thống Đình Hậu - Xuân Ất Tỵ 2025 và đón bằng công nhận "Nghề truyền thống Hà Nội" với nghề sản xuất Cốm Làng Vòng. Đây là sự kiện văn hóa quan trọng, không chỉ thể hiện sự tôn vinh các giá trị lịch sử mà còn khẳng định niềm tự hào về nghề cốm đặc trưng của người dân nơi đây.
Vĩnh Phúc: Phát triển và bảo tồn các làng nghề truyền thống: Thực trạng và giải pháp

Vĩnh Phúc: Phát triển và bảo tồn các làng nghề truyền thống: Thực trạng và giải pháp

LNV - Làng nghề truyền thống luôn đóng vai trò quan trọng trong việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc và tạo dựng cơ hội việc làm cho người dân. Để các làng nghề có thể phát triển bền vững, ngoài sự hỗ trợ của chính quyền, cộng đồng và các nghệ nhân cần có những bước đi đồng bộ trong việc bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng sản phẩm và ứng dụng công nghệ vào sản xuất.
Hải Phòng: Phát huy bản sắc, giá trị làng nghề

Hải Phòng: Phát huy bản sắc, giá trị làng nghề

LNV - Thành phố Hải Phòng có nhiều nghề và làng nghề truyền thống mang đậm nét văn hóa bản địa, góp phần quan trọng tạo việc làm, hiệu quả kinh tế phục vụ đời sống nhân dân. Bên cạnh một số nghề truyền thống có xu hướng mai một dần thì cũng có nhiều làng nghề, nghề truyền thống chủ động tìm được hướng đi đúng đắn, phù hợp nhu cầu phát triển của thị trường nhờ sự hỗ trợ hiệu quả của các cấp, ngành, địa phương. Qua đó, góp phần gìn giữ, phát huy giá trị truyền thống, nét đặc trưng, riêng biệt, bản sắc độc đáo của các địa phương.
Làng nghề đan lát ở Vĩnh Long

Làng nghề đan lát ở Vĩnh Long

LNV - Nằm bên bờ sông Long Hồ, xã Hòa Tịnh, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long là xóm nghề đan đát rổ, rế từ tre trúc. Đây là một nghề truyền thống đã có từ lâu đời của người dân nơi đây. Nhờ sự tỉ mỉ, khéo léo của đôi bàn tay của người thợ, những chiếc rổ, rế từ tre trúc đã trở thành những sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa của vùng sông nước miền Tây.
Điện Biên: Giữ lửa cho nghề rèn của người Mông

Điện Biên: Giữ lửa cho nghề rèn của người Mông

LNV - Nghề rèn của đồng bào dân tộc Mông ở tỉnh Điện Biên không chỉ thể hiện sự tài hoa khéo léo của người thợ khi cho ra lò những sản phẩm tinh xảo, có giá trị sử dụng cao, mà còn thể hiện nét riêng có về bản sắc văn hóa.
Cà Mau: Những người tâm huyết giữ nghề truyền thống lờ, lọp

Cà Mau: Những người tâm huyết giữ nghề truyền thống lờ, lọp

LNV - Về miền Tây Nam Bộ ai cũng biết nơi đây có một nét rất riêng biệt đó là lắm sông nhiều cá, nên nơi đây cũng sản sinh ra một làng nghề mang đậm chất đặc trưng sông nước đó là làng nghề đan lờ, lợp.
“Đòn bẩy” để Hà Nội bảo tồn, phát huy giá trị làng nghề

“Đòn bẩy” để Hà Nội bảo tồn, phát huy giá trị làng nghề

LNV - Làng nghề gốm sứ Bát Tràng và làng dệt Vạn Phúc là 2 làng nghề đầu tiên của Việt Nam trở thành thành viên Mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo thế giới.
Nghề làm ngói Âm Dương ở Lũng Rì

Nghề làm ngói Âm Dương ở Lũng Rì

LNV - Xóm Lũng Rì, xã Tự Do, huyện Quảng Hòa cách TP. Cao Bằng khoảng trên 30km, đây là làng nghề làm ngói âm dương đã có hàng trăm năm tuổi. Ngói Lũng Rì được làm thủ công rất cẩn thận, màu sắc đẹp, dùng lợp mái nhà mát vào mùa hè ấm về mùa đông.
Trù phú làng nghề

Trù phú làng nghề

LNV - Toàn tỉnh Cà Mau có gần 40 làng nghề tiểu thủ công nghiệp được công nhận và nhiều làng nghề thực hiện mô hình gắn với phát triển du lịch như: chuối khô, tôm khô, khô cá bổi, dưa bồn bồn, trồng bí đỏ, đan mê bồ truyền thống, làm bánh phồng tôm, muối ba khía, nuôi thuỷ sản...
Bình Định: Làng nghề đan đát Phú Hiệp tạo ra sản phẩm mang bản sắc văn hóa

Bình Định: Làng nghề đan đát Phú Hiệp tạo ra sản phẩm mang bản sắc văn hóa

LNV - Thôn Phú Hiệp, xã Cát Tài, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định được coi là cái nôi của nghề đan đát, đây là một nghề bản địa với nguyên liệu sẵn có ở địa phương để làm ra các sản phẩm quen thuộc như: Thúng, nong, nia, rổ, sàn, dừng, lồng sen, cơi trầu, xiểng đám cưới.
Bắc Ninh: Các cơ sở sản xuất giấy ở làng nghề Phong Khê dừng hoạt động

Bắc Ninh: Các cơ sở sản xuất giấy ở làng nghề Phong Khê dừng hoạt động

LNV - Đến nay, 100% cơ sở sản xuất giấy trong khu vực làng nghề Phong Khê; 135/137 cơ sở sản xuất giấy trong cụm công nghiệp Phong Khê I và Phong Khê II, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh đã dừng hoạt động.
Thái Bình: Đưa nghề dệt đũi vươn xa

Thái Bình: Đưa nghề dệt đũi vươn xa

LNV - Thái Bình được biết đến không chỉ là “vựa lúa” của miền bắc Việt Nam mà còn là tỉnh có nhiều làng nghề truyền thống được hình thành và phát triển từ nhiều đời nay. Trong đó, phải kể đến làng nghề dệt đũi xã Nam Cao, huyện Kiến Xương, (tỉnh Thái Bình) trước đây, xã Thống Nhất ngày nay. Nghề dệt đũi Nam Cao được Bộ VH-TT&DL cấp chứng nhận đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào tháng 11/2023.
Làng hương Cao Thôn

Làng hương Cao Thôn

LNV - Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên dịp lễ Tết chính là một trong những nét đẹp văn hóa của người Việt. Những nén hương thơm thành kính như cầu nối trao gửi những tâm nguyện lời ước mong của người sống với những tổ tiên đã khuất. Để có một nén hương thơm là không biết bao nhiêu công sức của những người làm nghề làm hương xạ. Làng hương Cao Thôn, xã Bảo Khê, (TP. Hưng Yên), là một trong những làng nghề làm hương xạ lâu đời nhất cả nước với lịch sử hơn 200 năm. Thời điểm Tết là lúc không khí của làng nghề nhộn nhịp hơn hẳn.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Làng Hương Thủy Xuân – Vẻ đẹp truyền thống giữa lòng Huế

Làng Hương Thủy Xuân – Vẻ đẹp truyền thống giữa lòng Huế

LNV - Làng hương Thủy Xuân, nằm ở ngoại ô thành phố Huế, nổi tiếng với nghề sản xuất hương truyền thống lâu đời. Đây là một trong những làng nghề đặc sắc, lưu giữ những giá trị văn hóa và tín ngưỡng của người dân xứ Huế. Với những làn hương trầm dịu nhẹ, hương sắc ngọt ngào, làng hương Thủy Xuân không chỉ là nơi cung cấp sản phẩm cho các tín đồ Phật giáo mà còn là điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước.
Bàn tay vàng trong nghệ thuật khảm xà cừ - Từ tinh xảo đến tinh hoa

Bàn tay vàng trong nghệ thuật khảm xà cừ - Từ tinh xảo đến tinh hoa

LNV - Tinh hoa của nghề khảm xà cừ nằm trong từng chi tiết nhỏ, được chế tác một cách tỉ mỉ, thể hiện kỹ năng tinh xảo của người nghệ nhân. Với đôi bàn tay khéo léo của mình, nghệ nhân Nguyễn Phú Hà tại xã Xuân Thới Thượng (Hóc Môn, Hồ Chí Minh)
Bình Định sẽ bắn pháo hoa chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng

Bình Định sẽ bắn pháo hoa chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng

LNV - Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định (31/3/1975 - 31/3/2025), tỉnh Bình Định sẽ bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp tại thành phố Quy Nhơn và thị xã Hoài Nhơn.
Bình Định hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025

Bình Định hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025

LNV - UBND tỉnh Bình Định vừa tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025. Đây là hoạt động thường niên của tỉnh Bình Định hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam do Bộ Công Thương phát động.
Thúc đẩy kinh tế từ mô hình làng nghề

Thúc đẩy kinh tế từ mô hình làng nghề

LNV - Trong bối cảnh các làng nghề tại Hà Nội đang có đóng góp tích cực cho sự tăng trưởng kinh tế cũng như tạo ra công việc cho hàng vạn lao động trên địa bàn Thủ đô, thời gian qua, TP Hà Nội đã có nhiều giải pháp để hỗ trợ gìn giữ và phát triển hiệu quả mô hình kinh tế từ các làng nghề trên địa bàn.
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-61
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-66
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-67
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-91
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-32
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-50
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-33
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-51
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-54
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-75
Giao diện di động