Giữ gìn mạch sống làng nghề nón lá Trà Lộc
Để cho ra đời một sản phẩm nón lá Trà Lộc hoàn thiện, người thợ làm nón phải tỉ mỉ từng đường kim mũi chỉ
Theo thống kê, thôn Trà Lộc có hơn 540 hộ thì có tới 80% số hộ tham gia làm nón lá, trong đó đa số là phụ nữ. Nghề nón dù không mang lại thu nhập cao, nhưng lại ổn định và tận dụng được nhiều lao động trong gia đình. Mỗi năm, thôn Trà Lộc làm ra khoảng gần 150 ngàn chiếc nón, đem lại thu nhập từ 20 - 25 triệu đồng/người/năm. Những năm gần đây, các hình thức tổ chức sản xuất ở địa phương đã ngày càng hợp lý hơn, góp phần tạo việc làm ổn định, phát triển ngành nghề thủ công và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Không chỉ mang lại nguồn thu cho các hộ gia đình, chiếc nón lá còn giúp danh tiếng thôn Trà Lộc lan khắp gần xa. Với phương châm “Gắn phát triển làng nghề với khai thác tốt tiềm năng du lịch”, tại Khu du lịch sinh thái trằm Trà Lộc, Ban điều hành làng nghề nón lá Trà Lộc đang quyết tâm đưa nón lá thành một sản phẩm du lịch phù hợp với xu thế hội nhập hiện nay.
Vừa thoăn thoắt đôi bàn tay chằm nón, bà Lê Thị Tâm (73 tuổi), một người có hơn 50 năm gắn bó với nghề làm nón lá ở đây chia sẻ: “Ngoài công việc nhà nông, tôi làm nón lá vào những lúc rảnh rỗi và dạy con gái cùng làm nón để thế hệ trẻ giữ gìn và duy trì nghề truyền thống của làng. Nón lá Trà Lộc được làm thủ công hoàn toàn, nguồn nguyên liệu là lá nón tự nhiên mọc ở rừng và nguyên liệu phụ là tre, mùng có sẵn ở địa phương. Tùy vào từng loại nón 2 lớp, 1 lớp, nón 16 vành hay nón 17 vành, mà thời gian để làm ra một chiếc nón khác nhau. Thoạt trông, chiếc nón lá có vẻ đơn giản; tuy nhiên, để làm được một chiếc nón đẹp, nhẹ, bền đòi hỏi sự khéo tay, đam mê của những người làm nón. Từ khâu khai thác vật liệu, gia công lá nón, thiết kế khung, làm vành, sáng tác hoa văn đến khâu nón…tất cả đều cần sự khéo léo, kiên trì và tỉ mỉ, bởi nếu chỉ cần sai bất cứ khâu nào thì chiếc nón sẽ bị lỗi”.
Theo đó, làm khung chuốt vành là công đoạn đầu tiên quyết định độ khum, độ tròn, hình dáng, kích cỡ của chiếc nón. Khung nón được làm bằng gỗ nhẹ, có mái cong đều với nhiều kích cỡ, thường khung nón được làm một lần dùng vài chục năm, nếu không có sự thay đổi mẫu mã theo nhu cầu thị trường. Vành nón được làm bằng thân cây lồ ô, cây mung, được chẻ, chuốt tròn thanh thoát. Lá làm nón cũng là loại lá nón được tuyển lựa, xử lí qua nhiều khâu, hấp, sấy, phơi sương, ủi phẳng sao cho mặt lá giữ được màu trắng xanh mới đạt tiêu chuẩn. Sau khi mua lá nón về, người thợ làm cho mềm và đem sấy khô bằng than kín hoặc ủi (là) để đảm bảo được màu xanh của lá. Lá nón sấy khô trước khi đem ủi phải trải xuống nền đất trong một ngày cho lá dịu để bóc ra khỏi bị rách lá. Xong công đoạn đó, người thợ dùng bàn là có độ nóng vừa phải ủi từng chiếc lá cho phẳng ra. Lá ủi xong có 2 loại, loại sưa bẹ chọn làm lá ngoài, loại dày bẹ chọn làm lá trong.
Sau khi đặt lên khuôn, dùng kim thanh, gấc thanh để chằm nón. Để bảo vệ lá nón đượm màu và đẹp, người làm nón sơn lên nón một lớp dầu trong để cho nón được bóng đẹp và không thấm nước vào các lỗ kim chằm. Khâu (chằm) nón là công đoạn quyết định đến sự hình thành và vẻ đẹp của cả chiếc nón. Người thợ sẽ khâu từ trên xuống đến vành 15, cứ 1 cm 3 mũi cước trong suốt. Vành cuối cùng khâu cước trắng, 2 mũi kim cách nhau 2 cm. Đường chằm phải mềm mại, thanh nhẹ, dịu dàng. Bàn tay khéo léo của những nghệ nhân các làng nón đã làm được điều đó bằng tài năng và sự khổ luyện của mình, có khi phải chong đèn thâu đêm, suốt sáng, miệt mài, dường như không biết mệt mõi là gì. Khâu xong nón, đánh quai, chải dầu. Lớp dầu bóng bằng nhựa thông pha cồn làm cho nón thêm sáng, đẹp và chống thấm nước. Từ đây, chiếc nón bắt đầu cuộc hành trình của mình đến với người tiêu dùng gần xa.
Nón ở Trà Lộc làm ra ngày nào là được thu mua ngày đó vì chất lượng nón bền, hình thức đẹp, giá cả lại hợp lí. Hiện nay, mỗi chiếc nón loại tốt có giá khoảng 70.000 đồng/chiếc, loại bình thường dao động từ 50.000 - 55.000 đồng/chiếc. “Tôi làm nghề thu gom nón rồi bỏ mối cho thương lái mấy năm nay. Nói chung nón Trà Lộc làm ra có chất lượng, được khách hàng đánh giá cao và ưa chuộng nên đầu ra rất ổn định. Ngày nào tôi cũng đi gom nón mà vẫn không đủ bán. Đặc biệt sau mỗi dịp tết là chúng tôi càng khan hiếm nón vì người vào miền Nam ai cũng mua nón làm quà”, chị Lê Thị Cúc, một người thợ chằm nón, đồng thời chủ một đại lý thu mua nón trong thôn chia sẻ.
Ông Lê Duy Tân, Chi hội trưởng Hội Người cao tuổi thôn Trà Lộc cho biết trước đây, các cháu khi chỉ mới lên 6, lên 7 tuổi đã được bố mẹ dạy cách làm nón. Thời điểm hưng thịnh thì từ đường làng, ngõ xóm, sân đình, dưới gốc cây... đâu đâu cũng bắt gặp các bà, các cô, các em nhỏ tay thì làm nón, miệng thì cười đùa, quây quần bên nhau, không khí sôi nổi và hăng say lao động. Nhưng đến nay, chủ yếu là phụ nữ trung niên làm nón ở trong nhà, các cháu nhỏ khi đi học về cũng tranh thủ làm nhưng không được như trước đây nữa.
Bảo tồn làng nghề truyền thống, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho lao động nông thôn là công việc vô cùng cần thiết trong thời kì hội nhập hiện nay. Để bảo vệ danh tiếng cho làng nghề phát triển bền vững, sản phẩm có cơ hội tiếp cận những thị trường tiềm năng mới, thiết nghĩ nón lá Trà Lộc rất cần được các cấp chính quyền quan tâm xây dựng thương hiệu cho làng nghề, giúp người dân có thể dựa vào đó để làm giàu, đồng thời gìn giữ, bảo tồn và phát triển nghề truyền thống của quê hương.
Bài, ảnh: Thu Hạ
Tin liên quan
Tin mới hơn

Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen
10:39 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề làm cờ Tổ quốc tất bật trước dịp kỉ niệm ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước
10:18 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

10 làng nghề lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

5 làng nghề miền Tây có truyền thống lâu đời
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người đàn ông thổi hồn vào từng thớ gỗ
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề làm dưa bồn bồn
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Những người giữ hồn đất nung tại Lò lu Đại Hưng
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thúng chai với 'tuyệt chiêu' chống thấm
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lào Cai: Nghề làm nón lá cọ Bản Liền
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025: Lan toả tinh hoa làng nghề
10:01 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hoà Bình: Đường làng sạch, làng nghề xanh
09:24 | 21/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Khó nhọc nghề làm chổi đót Mỹ Thành
09:22 | 21/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng 151 nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề
20:09 | 19/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên
10:12 | 18/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

100 hợp tác xã được trao giải thưởng “Ngôi sao hợp tác xã - Coops Award năm 2025"
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chàng trai bỏ phố về quê phục hồi nghề truyền thống
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Lát Càng Long” – Khẳng định vị thế, mở rộng thị trường cho sản phẩm làng nghề
13:36 | 16/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Phát triển bền vững Làng nghề trồng dâu nuôi tằm xã Hòa Phong
13:30 | 16/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen
10:39 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Dân làng Canh Tiến phấn khởi đón điện lưới quốc gia
10:19 Nông thôn mới

Làng nghề làm cờ Tổ quốc tất bật trước dịp kỉ niệm ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước
10:18 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Giang: Du lịch cộng đồng gắn với làng nghề truyền thống ở Hà Giang
10:09 Du lịch làng nghề

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp 30/4
10:07 Tin tức