Hà Nội: 30°C Hà Nội
Đà Nẵng: 32°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 27°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 33°C Thừa Thiên Huế

Gìn giữ và phát triển thương hiệu nón lá Huế

LNV - Từ lâu, chiếc nón lá Huế luôn là một trong những sản phẩm đặc sắc của các làng nghề truyền thống, thể hiện được nét đẹp bản sắc của người dân xứ Huế. Ðể bảo tồn và phát triển, tỉnh Thừa Thiên Huế đã và đang đưa ra, nhiều giải pháp mang tính sáng tạo để vừa phát triển thương hiệu cho làng nghề nhưng vẫn bảo tồn được nghề làm nón thủ công, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống trong thời kỳ hội nhập.

Nón lá Huế là sản phẩm truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa, phản ánh sinh động dòng chảy lịch sử lâu đời của vùng đất cố đô. Nón lá từ lâu đã ghi dấu ấn đậm sâu trong thơ ca, văn học nghệ thuật và cả trong nếp sinh hoạt hằng ngày của người dân, trở thành biểu trưng cho vẻ đẹp, sự dịu dàng, thanh lịch, duyên dáng của người con gái Huế với nét đặc trưng riêng so với nón của một số địa phương khác. Nghề làm nón lá hình thành và phát triển ở Huế từ hàng trăm năm nay với rất nhiều làng nón nổi tiếng như: Dạ Lê, Phú Cam, Ðốc Sơ,...


Nón lá Huế là sản phẩm truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc

Ngày nay, các làng nghề nổi tiếng như Tây Hồ, xã Phú Hồ; Mỹ Lam, xã Phú Mỹ (huyện Phú Vang); Phú Cam, Phước Vĩnh, Ðốc Sơ, Triều Tây, Hương Sơ (thành phố Huế)... cho ra thị trường hàng triệu chiếc nón, không chỉ đáp ứng nhu cầu của người dân, mà còn là món quà lưu niệm đặc sắc cho du khách.

Hiện nay, ngoài nón bài thơ, nón lá kè, các nghệ nhân Huế đã cho ra đời thêm nón lá bàng, nón lá sen, nón trúc chỉ, tinh tế và đẹp mắt... Từ những chiếc lá bàng rừng tưởng chừng bỏ đi, với bàn tay tài hoa, vợ chồng ông Võ Ngọc Hùng, ở phường Kim Long (thành phố Huế), đã tạo ra những chiếc nón xương lá bàng mới lạ, độc đáo. Ở làng Ðốc Sơ, thuộc phường An Hòa (thành phố Huế), nón lá sen là ý tưởng của một chàng trai xứ Huế - Nguyễn Thanh Thảo. Sản phẩm nón lá sen đã đoạt giải A cuộc thi “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2017.


Tiết mục biểu diễn nghệ thuật sử dụng nón lá Huế làm đạo cụ.

Nghề làm nón lá ở Huế và những người làm nghề nón đang đứng trước những thách thức, do thu nhập thấp và không ổn định. Giá trị ngày công lao động thấp, trung bình từ 30.000-50.000 đồng. Rất nhiều người đã từ bỏ nghề làm nón. Khảo sát ở làng Mỹ Lam (huyện Phú Vang) cho thấy, trước đây có hơn 300 hộ làm nghề chằm nón, nhưng nay chưa đến 20 chị phụ nữ tham gia và phần lớn là người già, neo đơn, tàn tật. Ở làng nón xã Phú Hồ (Phú Vang) cũng tương tự, giờ chỉ còn khoảng dưới 15 hộ chằm nón...

Một trong những nguyên nhân là thị trường tiêu thụ nón bài thơ ngay tại Thừa Thiên Huế vẫn chưa ổn định, nhiều sản phẩm cũng khó tiêu thụ. Ngay ở chợ Ðông Ba, ngôi chợ trung tâm thành phố, đầu mối lớn về buôn bán nón Huế, tỷ lệ nón Huế chỉ chiếm 10-40%, còn phần lớn nón lá nhập từ Quảng Bình và Bình Ðịnh.

Với những giá trị truyền thống, văn hóa, nón lá Huế là sản phẩm thủ công mỹ nghệ đầu tiên được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp chứng nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lý vào tháng 8/2010. Hội nón lá Huế được giao quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý Huế cho sản phẩm nón lá Huế với vùng chỉ dẫn địa lý nón lá Huế (vùng nguyên liệu lá nón, vành nón, sơ chế nguyên liệu lá nón, vùng sản xuất khung chằm,...).

Ðể gìn giữ, tôn vinh, phát huy giá trị truyền thống nón lá Huế phù hợp cuộc sống hiện đại, với sự tài trợ của Viện Friedrich Naunamn Foundation For Freedom - Cộng hòa Liên bang Ðức tại Việt Nam (FNF Việt Nam) Hội Nón lá Huế vừa tổ chức hội thảo về “Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững nón lá Huế”. Nhiều ý kiến cho rằng, cần quy hoạch, phát triển các làng nghề truyền thống làm nón lá, khai thác không gian, cảnh quan văn hóa, hình thành các điểm tham quan, du lịch. Hình thành trung tâm trưng bày, thao diễn nghề làm nón lá gắn với trung tâm trưng bày, trình diễn và may đo áo dài Huế, tạo thành chuỗi sản phẩm văn hóa, du lịch đặc sắc phục vụ khách du lịch. Ngoài ra, cần có các giải pháp hỗ trợ nguồn vốn, khuyến khích tiểu thủ công, xúc tiến thương mại, quảng bá, truyền thông từ nhiều góc độ, quan tâm đào tạo nghề, quan tâm tiếp thị và tìm kiếm đầu ra.

Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phúc chia sẻ, Thừa Thiên Huế đặt ra trong quy hoạch, kế hoạch, chương trình khôi phục, phát triển nghề và làng nghề truyền thống ở Huế là phải gắn bó chặt chẽ với phát triển du lịch. Phát triển du lịch làng nghề sẽ tạo ra quá trình sản xuất tại chỗ thông qua việc cung ứng các sản phẩm hàng hóa của các làng nghề cũng như các dịch vụ phục vụ hoạt động du lịch, tạo thêm việc làm cho bộ phận dân cư làng, xã, phường, hội. Ðối với làng nghề nón lá truyền thống, từ năm 2012 đến nay, UBND tỉnh đã công nhận 3 nghề và làng nghề nón lá truyền thống: nghề nón lá Vân Thê, làng nghề nón lá Mỹ Lam và Thanh Tân.

Tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã hình thành Hội Nón lá Huế và điều cần làm vào lúc này là hội cần làm đầu mối giúp các hội viên liên kết, phối hợp với các khách sạn, đơn vị lữ hành và điểm du lịch để giới thiệu và bán sản phẩm nón lá làm quà lưu niệm; nghiên cứu kinh nghiệm kinh doanh để tư vấn các hội viên hợp tác với các đơn vị du lịch. “Cần liên kết (ký thỏa thuận hợp tác) với Ban quản lý các chợ trên địa bàn thành phố Huế, nhất là chợ Ðông Ba, để vận động các tiểu thương kinh doanh hàng nón ưu tiên mua/nhận hàng từ các hội viên của Hội Nón lá. Ðồng thời, cam kết bảo đảm chất lượng tốt, giá cả ổn định đối với các sản phẩm nón của Hội”, Phó Chủ tịch Hội Nón lá Huế Phạm Thị Lan cho biết.

“Thời gian tới, cần ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện số hóa dữ liệu về lịch sử hình thành, phát triển của nón lá Huế. Hình thành trung tâm trưng bày, thao diễn nghề làm nón lá gắn với Trung tâm trưng bày, trình diễn và may đo Áo dài Huế, tạo thành chuỗi sản phẩm văn hóa, du lịch đặc sắc phục vụ khách du lịch”, ông Nguyễn Văn Phúc cho biết.

Nguyễn Công Hậu/ND

Tin liên quan

Tin mới hơn

Quy định xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề và làng nghề truyền thống

Quy định xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề và làng nghề truyền thống

LNV - Trong Nghị định 52/2018/NĐ-CP của Chính phủ ban hành về các quy định về phát triển ngành nghề nông thôn, trong đó đã nêu rõ về tiêu chí, hồ sơ, trình tự để được xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống.
Tình yêu với hoa khô

Tình yêu với hoa khô

LNV - Với mỗi dịp quan trong, những khoảnh khắc đặc biệt như sinh nhật, cưới hỏi, lễ kỷ niệm thì không thể thiếu những bó hoa tươi thắm. Nó chứa đựng những tâm tư, tình cảm mà người tặng hoa muốn gửi tới người nhận vì đơn giản mỗi loài hoa mang một màu sắc, một vẻ đẹp và ý nghĩa riêng của nó. Đối với những người yêu thích hoa sẽ cảm thấy tiếc nuối khi thấy những cánh hoa úa tàn và không thể khoe sắc được nữa. Chính vì lý do đó cô gái trẻ Nguyễn Thị Thu Thủy đã nghĩ ra cách để lưu lại vẻ đẹp của những bông hoa.
Nghệ nhân nâng tầm giá trị sản phẩm lụa Vạn Phúc

Nghệ nhân nâng tầm giá trị sản phẩm lụa Vạn Phúc

LNV - Nghệ nhân Nghiêm Thị Thu Hương – Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Đông Hương (Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội) đã dày công sáng tạo ra nhiều sản phẩm độc đáo từ lụa tơ tằm. Nhằm cung cấp cho thị trường trong nước và quốc tế, góp phần giữ gìn, nâng cao giá trị sản phẩm lụa truyền thống của quê hương Vạn Phúc.
Làm giàu từ gìn giữ và phát triển nghề làm rượu cần

Làm giàu từ gìn giữ và phát triển nghề làm rượu cần

LNV - Không chén chú chén anh, người đồng bào Ê Đê sinh sống trong dải đất Tây Nguyên lại thể hiện sự đoàn kết và sum họp với nhau qua văn hóa trong uống rượu cần. Trải qua hàng trăm năm lịch sử, thức uống đấy dần trở nên phổ biến, đem lại thu nhập và là nét văn hóa đặc trưng của người đồng bào Ê Đê.
Làng nghề truyền thống Trung Thu nơi những đốm lửa nghề bền bỉ gìn giữ tuổi thơ cho trẻ em Việt Nam

Làng nghề truyền thống Trung Thu nơi những đốm lửa nghề bền bỉ gìn giữ tuổi thơ cho trẻ em Việt Nam

LNV - Dịp tết Đoàn viên cận kề cũng là lúc các làng nghề làm đồ chơi Trung Thu truyền thống tất bật, rôm rả hơn. Những món đồ chơi thủ công được các nghệ nhân khéo léo làm nên như một món quà Trung Thu dành cho con trẻ đầy ấm áp. Qua năm tháng, chính bàn tay tài hoa của những nghệ nhân và lòng kiên trì theo nghề qua năm tháng đã giữ vững nét nguyên bản của lễ hội Trung thu hàng năm cho đến tận bây giờ.
Nghề dệt thổ cẩm truyền thống ở Cẩm Thủy nguy cơ mai một

Nghề dệt thổ cẩm truyền thống ở Cẩm Thủy nguy cơ mai một

LNV - Dệt thổ cẩm là một nghề truyền thống của dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung, của người Mường nói riêng. Tuy nhiên hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp may mặc, nghề thổ cẩm đang dần mai một. Nhiều phụ nữ dân tộc Mường ở huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa đã không còn mặn mà với nghề truyền thống của dân tộc mình.

Tin khác

Làng nghề mây tre đan Tăng Tiến

Làng nghề mây tre đan Tăng Tiến

LNV - Làng nghề mây tre đan Tăng Tiến, xã Tăng Tiến, Việt Yên (Bắc Giang) là nơi có nghề đan lát truyền thống nổi tiếng từ rất lâu đời. Làng có lịch sử hình thành khoảng hơn 300 năm, khoảng vào thời nhà Hậu Lê và ngày một phát triển lớn mạnh.
Sản phẩm làng nghề cần chú trọng sản xuất theo thị hiếu của người tiêu dùng

Sản phẩm làng nghề cần chú trọng sản xuất theo thị hiếu của người tiêu dùng

LNV - Hiện nay, cả nước có hơn 5.400 làng nghề và làng có nghề, thu hút hơn 13 triệu lao động, mang lại giá trị xuất khẩu hơn 1,7 tỷ USD/năm. Tuy nhiên, việc chưa coi trọng đầu tư khâu thiết kế mẫu mã khiến sản phẩm thủ công chưa đổi mới nhiều. Để nâng cao vị thế cho các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu thủ công mỹ nghệ cần quan tâm hơn đến thị hiếu của người tiêu dùng.
“Xóm thủ công” ở phố Hội

“Xóm thủ công” ở phố Hội

LNV - Tại Hội An, một nhóm bạn trẻ yêu nghề truyền thống và mong muốn phục hồi vẻ đẹp cuộc sống nguyên bản trong khu phố cổ đã tạo ra “Xóm thủ công” với phiên chợ vô cùng độc đáo. Họ đã nỗ lực tái hiện lại những nghề thủ công lâu đời của cư dân sống trong các kiệt nhỏ của phố cổ Hội An. Hầu hết họ là những thế hệ thứ ba, thứ tư còn tham gia làm và giữ gìn nghề thủ công truyền thống hơn 100 năm trước của thành phố bên bờ sông Hoài.
Phát triển du lịch làng nghề gốm sứ ở Đông Triều

Phát triển du lịch làng nghề gốm sứ ở Đông Triều

LNV - Nghề gốm sứ không đơn thuần là làm bạn với bàn xoay mà là nghề tôi rèn sự kiên nhẫn, sự chỉn chu, khéo léo, là nghề của những người biết trân trọng đất, nước và lửa. Đến với Đông Triều chắc chắn du khách sẽ được cảm nhận tinh hoa của đất, nước và lửa rõ nét nhất khi tham quan và trải nghiệm làng nghề gốm sứ Đông Triều.
Chuyện về một làng nghề chè truyền thống

Chuyện về một làng nghề chè truyền thống

LNV - Tổ dân phố 5, thị trấn Sông Cầu (Đồng Hỷ), được bao phủ bởi một màu xanh bát ngát của những đồi chè. Nhưng ít ai biết được, có một giai đoạn, bà con nơi đây từng ồ ạt chặt bỏ chè để trồng loại cây khác do gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm chè.
Bình Định: Kế hoạch bảo tồn, phát triển làng nghề

Bình Định: Kế hoạch bảo tồn, phát triển làng nghề

LNV - Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định đã ban hành Kế hoạch bảo tồn và phát triển làng nghề đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Tăng cường đảm bảo an toàn vệ sinh lao động tại các làng nghề

Tăng cường đảm bảo an toàn vệ sinh lao động tại các làng nghề

LNV - Sự phát triển của các làng nghề góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích, người lao động cũng đang phải đối diện với nhiều nguy cơ về vấn đề an toàn vệ sinh lao động.
Thanh Hóa: Nâng cao năng suất tại các làng nghề nhờ ứng dụng khoa học công nghệ

Thanh Hóa: Nâng cao năng suất tại các làng nghề nhờ ứng dụng khoa học công nghệ

LNV - Nhờ việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN) trong sản xuất, nhiều cơ sở, doanh nghiệp tại các làng nghề truyền thống trong tỉnh Thanh Hóa đã nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm bớt chi phí lao động. Từ đó, mang lại thu nhập cao và đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Huyện Ứng Hoà: Gắn du lịch với trải nghiệm làng nghề và lịch sử cách mạng

Huyện Ứng Hoà: Gắn du lịch với trải nghiệm làng nghề và lịch sử cách mạng

LNV - Huyện Ứng Hòa (Hà Nội) là nơi có truyền thống văn hóa, lịch sử cách mạng phong phú. Để khai thác lợi thế du lịch, hiện nay, huyện đang tập trung xây dựng các tuyến du lịch lịch sử cách mạng, trải nghiệm văn hóa làng nghề.
Điêu khắc từ gốc cà phê Tây Nguyên

Điêu khắc từ gốc cà phê Tây Nguyên

LNV - Nhằm khắc phục tình trạng hoang phí khi tiến hành cải tạo vườn và loại bỏ những cây cà phê già cỗi, anh Nguyễn Ngọc Duy đã tận dụng gốc cây để chế tác nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ có giá trị cao. Đồng thời, hợp tác cùng Công ty TNHH SX & TM Vương Thành Công (Đắk Lắk) giúp sản phẩm có cơ hội đến gần hơn với người tiêu dùng.
Vĩnh Long: Khai mạc Con đường Nghệ thuật Gốm đỏ

Vĩnh Long: Khai mạc Con đường Nghệ thuật Gốm đỏ

LNV - Ngày 11/9, Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long phối hợp với Ban Tổ chức Festival Nông sản Việt Nam-Vĩnh Long năm 2023 tổ chức khai mạc “Con đường Nghệ thuật Gốm đỏ."
Đề xuất công nhận làng nghề, làng nghề truyền thống cho Làng muối Lý Nhơn

Đề xuất công nhận làng nghề, làng nghề truyền thống cho Làng muối Lý Nhơn

LNV - Ngày 6/9, UBND huyện Cần Giờ đã có hồ sơ gửi Sở NNPTNT TP.HCM và Chi cục PTNT TP về việc đề xuất công nhận làng nghề, làng nghề truyền thống cho Làng muối xã Lý Nhơn (huyện Cần Giờ).
Cốm làng Thạc nồng nàn hương vị của mùa thu

Cốm làng Thạc nồng nàn hương vị của mùa thu

LNV - Mùa thu về cũng là lúc cốm ở làng Thạc vào mùa thu hoạch, mùi thơm của gạo nếp non tỏa đi khắp các con đường. Món ăn tuy dân dã, bình dị nhưng ẩn chứa hồn quê sâu sắc, cốm vừa là món ăn vặt tao nhã, vừa phù hợp để làm quà tặng vào như một cách chia sẻ mùa thu tới mọi người.
Các làng nghề chế biến gỗ phải tuân thủ quy định của pháp luật về lâm nghiệp

Các làng nghề chế biến gỗ phải tuân thủ quy định của pháp luật về lâm nghiệp

LNV - Trong 8 tháng đầu năm 2023, lực lượng kiểm lâm Thành phố Hà Nội đã phát hiện 15 vụ vi phạm về lâm nghiệp, tịch thu hơn 5,8m3 gỗ thông thường quy tròn, gần 1,6m3 gỗ quý hiếm và nhiều sản phẩm đồ gỗ không có giấy tờ hợp pháp...
Phát triển mô hình Làng - Nghề du lịch gắn với xây dựng hình ảnh đất nước con người Việt Nam

Phát triển mô hình Làng - Nghề du lịch gắn với xây dựng hình ảnh đất nước con người Việt Nam

LNV - Truyền thống và hiện đại trong phát triển các làng nghề truyền thống được coi là một trong những nguồn lực thúc đẩy sự phát triển xã hội, đồng thời là nhân tố góp phần tạo nên hệ giá trị mới trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
qc-trang-trai-sinh-thai-vinamilk-green-farm
Mới nhất Đọc nhiều
Chú trọng HTX làm OCOP để tạo sức bật xây dựng nông thôn mới

Chú trọng HTX làm OCOP để tạo sức bật xây dựng nông thôn mới

OVN - Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đang được nhiều HTX thực hiện khá tốt, nhiều sản phẩm được công nhận đạt từ 3, 4 và cả 5 sao. Tuy nhiên, nhiều HTX luôn đau đáu với việc làm sao để phát triển bền vững, có thể đưa sản phẩm OCOP vào các hệ thống phân phối hiện đại nhiều hơn.
Phục dựng các mẫu đèn Trung thu cổ đã bị thất truyền

Phục dựng các mẫu đèn Trung thu cổ đã bị thất truyền

LNV - Trong dịp lễ Tết Trung thu năm nay, tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội, du khách sẽ được tham quan không gian trưng bày các loại đèn trung thu cổ truyền dưới hình thức là các gian hàng trên phố cổ xưa.
Hà Nội tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các làng nghề

Hà Nội tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các làng nghề

LNV - Thành phố Hà Nội thực hiện kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ môi trường tại các doanh nghiệp, cơ sở hoạt động sản xuất, làng nghề nhằm hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra sự cố đặc biệt gây ô nhiễm môi trường.
Quy định xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề và làng nghề truyền thống

Quy định xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề và làng nghề truyền thống

LNV - Trong Nghị định 52/2018/NĐ-CP của Chính phủ ban hành về các quy định về phát triển ngành nghề nông thôn, trong đó đã nêu rõ về tiêu chí, hồ sơ, trình tự để được xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống.
Đắk Lắk: Kết nối giao thương, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông sản

Đắk Lắk: Kết nối giao thương, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông sản

LNV - Ngày 8/9, Sở Công Thương tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị kết nối giao thương giữa nhà cung cấp các sản phẩm nông sản với doanh nghiệp phân phối, tiêu thụ xuất khẩu năm 2023.
qc-fruit-love
qc-viglacera
qc-ao-dai
qc-brg-hapro
qc-vinfast
qc-vietmake
qc-vfresh
qc-bidv
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
qc-cse
qc-vinfast-thue-pin
Giao diện di động