Hà Nội: 28°C Hà Nội
Đà Nẵng: 28°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 27°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 27°C Thừa Thiên Huế

Giấy Dó vùng Bưởi - Dấu xưa còn lại

LNV - Kẻ Bưởi xưa (nay thuộc địa bàn quận Tây Hồ, Hà Nội) nổi tiếng là vùng đất “địa linh nhân kiệt”. Trước đây, bên cạnh nghề dệt Lĩnh, người dân địa phương còn nổi tiếng với nghề làm giấy Dó.
Làng Yên Thái chuyên sản xuất giấy viết và in, làng Hồ Khẩu và Đông Xã chuyên sản xuất giấy có khổ lớn hơn để dùng in tranh dân gian. Tuy nhiên, trong các sản phẩm của nghề làm giấy ở Kẻ Bưởi, giấy Dó làng Yên Thái là nổi tiếng hơn cả.

1. Các loại giấy Dó xưa kia ở Kẻ Bưởi

Thời trung đại, Việt Nam có một số làng nghề làm giấy, như: làng Xuân Ổ (làng Ó) ở Bắc Ninh; làng Mai Chử (làng Mơ) ở Thanh Hóa làm giấy Bản. Làng Lộc Tụy và Đại Phú ở Quảng Bình sản xuất giấy từ vỏ cây niết; giấy Bìa bổi được sản xuất từ làng Từ Vân - Thanh Oai - Hà Tây… Tuy vậy, giấy Dó vùng Kẻ Bưởi của Thăng Long được người tiêu dùng đương thời ưa chuộng nhất.

Chợ giấy trên đất Kinh kỳ xưa kia luôn nhộn nhịp vào những dịp cận Tết với giấy Dó. Người dân vùng Bưởi đã sáng tạo ra nhiều loại giấy với đặc tính, đặc trưng và các chức năng khác nhau, mà loại tốt nhất là giấy Dó lụa, giấy Quỳ, giấy Lệnh và giấy Sắc. Trong sách “Dư địa chí” (1435), Nguyễn Trãi cũng đã đề cập rất rõ về vấn đề này: “Đương thời, phường Yên Thái (Bưởi) chuyên làm giấy. Thợ ở đây có thể làm được giấy Thị, giấy Lệnh; còn làng Nghĩa Đô chuyên làm giấy Sắc màu, ngà vàng vẽ rồng và mây gọi là giấy Long án”.

Nghề làm giấy Dó xưa ở làng Bưởi.


Các bậc cao niên ở vùng Bưởi cho biết, giấy Quỳ sản xuất từ vỏ cây Cãnh dai. Trước đây, loại giấy này thuộc độc quyền sản xuất của dòng họ Nguyễn Thế. Dòng họ này sinh sống tập trung ở ở thôn An Đông thuộc phường Yên Thái. Người làng Kiêu Kị tại huyện Đông Anh (Hà Nội) bên kia sông Hồng thường chọn mua giấy Quỳ để dát “vàng bạc” lên đó. Đối tượng khách hàng mua thành phẩm của thợ thủ công Kiêu Kị là các nghệ nhân chạm khắc câu đối, hoành phi, phù điêu, tượng Phật và các đồ thờ tự. Giấy Kiêu Kị ánh vàng - ánh bạc sẽ làm nên những sắc màu lung linh, lộng lẫy, khiến cho những sản phẩm này trở nên thiêng liêng, cao quý.

Ngoài ra, còn có loại giấy Lệnh và giấy Sắc. Giấy Lệnh chỉ sử dụng trong công việc hành chính của Triều đình phong kiến (để viết các lệnh chỉ của Vua). Loại này dày hơn giấy Dó lụa và do tính năng sử dụng nên và nó được làm kĩ hơn.

Giấy Sắc được dân gian đánh giá là tốt và quý nhất trong các loại giấy Dó. Loại giấy này khổ to, với nhiều cỡ to nhỏ khác nhau và rộng nhất là khổ giấy 2m x 0,75m; cỡ nhỏ nhất là 1,3m x 0,52m. Giấy Sắc của người thợ vùng Bưởi dày và rất dai. Vì đặc tính này, người dùng không lo nếu như ai đó cố tình xé văn bản của họ. Đồng thời, giấy Sắc còn không bị thấm nước, không bị mối mọt xâm hại nên nó có thể lưu giữ trong vài trăm năm.

Với đặc tính dai, bền và không thấm nước, nên giấy Sắc được dành riêng cho Vua dùng để viết sắc chỉ, chuyên dùng để phong tước, phong công cho những triều thần có công với nước và các bậc thần linh có công được tôn Thánh. Có lẽ vì điều này, giấy Sắc khác với các loại giấy khác khi trên bề mặt có in nổi (nhẹ nhàng) hình Rồng phun mây và Rồng - Phượng. Sử dụng giấy mang hình nào cho việc viết sắc phong là tùy theo thứ cấp khi phong Công, phong Thần. Giấy Sắc được chúa Trịnh cho dòng học Lại độc quyền sản xuất với số lượng nhất định. Việc sản xuất giấy Sắc rất cầu kì. Người thợ đặt những tờ giấy trên mặt tảng đá để “nghè” - tức là dùng vồ gỗ nện khẽ, nhẹ, đều tay lên mặt tờ giấy, làm cho giấy thêm nhẵn, đanh (Có lẽ thế, giấy của làng được gọi là giấy Nghè và làng Nghĩa Đô được gọi tên là làng Nghè). Sau khi vẽ trang trí hoa văn (hình Rồng Phượng chìm), người thợ giấy phết một lớp hoàng liên lên giấy tạo nên màu vàng. Cuối cùng họ phủ một lớp keo lên trên với mục đích làm giấy đanh thêm và đồng thời chống ẩm và mối mọt.

Người dân làng Bưởi nay đã không còn làm giấy Dó. Ảnh: Báo Thanh Niên.


Giấy Dó lụa mỏng, mềm như tấm lụa Hà Đông. Người đương thời còn gọi loại này là giấy Bản. Giấy Dó lụa chuyên dùng để in sách, chép thơ, chép kinh. Thời trung đại, các thầy khóa và Nho sinh Việt thường dùng bút lông, mực tàu viết chữ Nho lên giấy mà không lo bị nhòe mực. Các nghệ sĩ, nghệ nhân dân gian trước kia thường sử dụng giấy Dó khổ lớn để vẽ tranh, cho chữ, viết thư pháp. Có thể nói, những tác phẩm văn hóa mang đậm tính nghệ thuật này vừa đẹp, bền; vừa tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc đậm đà.

Ngoài ra, thợ giấy Kẻ Bưởi cũng sản xuất loại giấy thô ráp dùng cho việc gói hàng, như: giấy Moi, giấy Phèn. Các loại giấy này được sản xuất bởi những nguyên liệu xấu hơn, là thành phần “đầu mặt” của vỏ Dó đã bị loại bỏ. Dân làng Kẻ Cót (tên chữ là làng “Thượng Yên Quyết”, nay thuộc phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội), cũng thường mua những phế liệu này về làm thứ giấy Xề thô và xấu.

2. Giá trị sử dụng của giấy Dó

Giấy Dó truyền thống ở Kẻ Bưởi được Henri Oger mô tả trong cuốn “Kỹ thuật của người An Nam” là loại giấy xốp nhẹ mà bền dai, không nhoè khi viết vẽ, ít bị mối mọt. Loại giấy này không bị dòn gẫy, ẩm nát mà mỏng, mềm như tấm lụa Hà Đông. Người dùng có thể vò nát tờ giấy, nhưng khi vuốt ra, lại phẳng như bình thường. Với chất lượng tốt, giấy Dó đã tạo được thương hiệu riêng cho mình. Tài liệu nghiên cứu của F. Claverie cho biết, năm 1903, bất cứ ai cũng có thể mua được hàng nghìn tờ giấy Dó loại tốt nhất (màu trắng) với 2$50 đến 3$ (đồng bạc); 2$ cho loại hai (vàng nhạt) và 1$50 để mua loại ba (màu xám dùng làm bao bì) 1.

Đến đầu thế kỷ XX, nhờ có kỹ thuật bóc kép nhiều lớp và kỹ thuật cán giấy hiện đại, giấy Dó vốn chỉ được bóc đơn, nay đã được chồng nhiều lớp, tạo nên những độ dày khác nhau. Những thớ sợi của vỏ cây Cãnh vốn đã rất dẻo dai, nay được liên kết nhiều lớp ngang, dọc, chéo, được cán chặt với nhau. Nhờ việc cán lại cho đanh chắc, tờ giấy Dó nếu bị xé cũng không thể rách. Hơn nữa, sản phẩm của người Kẻ Bưởi còn được tráng bề mặt bằng nhựa cây gỗ Mò đã tạo thành một thứ giấy bền bỉ độc nhất vô nhị. Nghiên cứu về giấy Dó của người Việt trước đây, một học giả Nhật Bản đã nhận định rằng, giấy Dó truyền thống làng Yên Thái không chỉ là “một loại giấy độc nhất vô nhị ở Việt Nam mà còn xứng đáng có được một tầm vóc lớn trong lịch sử ngành sản xuất giấy của thế giới”.

Theo các nhà nghiên cứu, giấy Dó lụa để trong điều kiện bình thường, không cần bảo quản cũng rất bền. Một số tài liệu cho rằng giấy Dó có độ tuổi thọ tới 500 năm. Có thể vì điều này, người xưa đã dùng giấy Dó để in kinh sách, viết chữ, in tranh dân gian và đặc biệt hơn cả khi các triều đại phong kiến Việt Nam dùng nó cho việc viết sắc phong. Đến nay, nhiều đình, chùa và làng xã vẫn còn lưu giữ được những sắc phong này. Các cụ cao niên ở Yên Thái cho biết, bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng in trên giấy Dó được sản xuất ở vùng Bưởi, bìa là giấy Dó được bóc kép 6 lần và những tờ giấy ruột bên trong văn bản này cũng được bóc kép 3 lần. Được biết đến nay, các trang giấy trong Di chúc vẫn còn nguyên vẹn, không bị nấm mốc, hư hại bởi thời gian.

Giấy Dó vùng Bưởi là một mặt hàng đắt khách của các tiểu thương phố Hàng Giấy xưa kia. Sản phẩm này đã làm hài lòng nhiều văn nhân, nghệ nhân các nơi, để đến hôm nay, hậu thế được chiêm ngưỡng những nét bút của tài hoa của các danh nhân đã được lưu lại trong các văn bản. Những tác phẩm hội họa dân gian, nhiều bức tranh quý có giá trị, ra đời vào những năm 40 của thế kỉ XX đến nay vẫn còn lưu giữ được. Vất vả là thế, nhưng hình ảnh các cô gái làm giấy Dó vẫn hiện lên rất duyên dáng trong những câu thơ của các văn nhân xưa kia:

Người ta bán vạn buôn ngàn
Em đây làm giấy cơ hàn vẫn tươi
Dám xin ai đó chớ cười
Vì em làm giấy cho người viết thơ.


Giấy Dó vùng Kẻ Bưởi đã đáp ứng cho nhiều nhu cầu khác nhau trong xã hội Việt xưa, đặc biệt đối với việc in ấn kinh sách để lưu truyền, tiêu biểu là những bộ kinh thư Phật giáo. Sự phát triển của nghề làm giấy đã góp phần thúc đẩy nghề in mộc bản. Nguồn tài liệu cổ sử cho biết, nhà sư Tín Học thời Lý đã cho làm nhiều ván khắc dùng cho việc in kinh Phật ở các chùa. Do sự phát triển của nghề làm giấy và nghề in, năm 1734, Chúa Trịnh Giang đã cho in Tứ Thư Ngũ Kinh và không mua tài liệu này do người Trung Quốc in nữa.

Sự phát triển về sản lượng và chất lượng của giấy Dó vùng Bưởi cùng các địa phương khác đã đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của xã hội nước ta đương thời. Giấy làm ra vừa đẹp lại bền. Vì lẽ này, Vua Lý Cao Tông (1176-1210) đã chọn giấy Dó là một trong những cống vật của Đại Việt đương thời cho Triều đình nhà Tống. Trong dân gian xưa có câu:

Tiếng đồn con gái Nghĩa Đô
Quanh năm làm giấy cho vua được nhờ .


Nghề làm giấy Dó ở vùng Bưởi đã đi vào ca dao xưa như một niềm tự hào, một nét tinh hoa. Ngày nay, công nghệ hiện đại được áp dụng trong quá trình sản xuất giấy, nên nghề làm giấy Dó không còn duy trì như trước. Mặc dù vậy, giữa ồn ào phố thị, nét duyên của Kẻ Bưởi xưa kia vẫn được người dân nơi đây âm thầm lưu giữ.

Theo Tạp chí Di sản

Tin liên quan

Tin mới hơn

Những thông điệp nghĩa tình trên chiếu cói làng Vũ Hạ

Những thông điệp nghĩa tình trên chiếu cói làng Vũ Hạ

LNV - Làng nghề dệt chiếu cói tại thôn Vũ Hạ, xã Phụ Dực, tỉnh Hưng Yên (trước đây là xã An Vũ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình) đã có tuổi đời hàng trăm năm. Những chiếc chiếu cói đỏ thắm nơi đây không chỉ phản ánh nếp sống văn hóa sinh hoạt truyền thống của dân tộc, mà còn gửi gắm những thông điệp nghĩa tình, phản ánh tâm tư, tình cảm và khát vọng hạnh phúc bình dị của người Việt Nam.
Hà Nội: Đưa sản phẩm làng nghề đến gần hơn với thế giới

Hà Nội: Đưa sản phẩm làng nghề đến gần hơn với thế giới

LNV - Hà Nội từ lâu được biết đến là vùng đất giàu truyền thống thủ công với mạng lưới làng nghề lớn và đa dạng bậc nhất cả nước. Trên địa bàn thành phố hiện có khoảng 1.350 làng nghề và làng có nghề, trong đó 334 làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận chính thức. Không chỉ góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa lâu đời, những làng nghề này còn đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế địa phương, với tổng giá trị sản xuất hàng năm vượt 24.000 tỷ đồng.
Trăn trở nghề hấp cá ở xã Cửa Việt

Trăn trở nghề hấp cá ở xã Cửa Việt

LNV - Hình thành cách đây khoảng 20 năm, nghề hấp cá xuất khẩu ở xã Cửa Việt mang lại thu nhập khá cao cho các cơ sở chế biến và tạo sinh kế ổn định cho hàng trăm lao động địa phương. Dù vậy, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, các cơ sở hấp cá nằm rải rác trong khu dân cư không còn phù hợp vì ảnh hưởng đến môi trường. Mong muốn của chính quyền địa phương và các hộ dân là sớm đưa các cơ sở vào khu làng nghề tập trung để hoạt động ổn định. Song nguyện vọng đó đến nay vẫn chưa thành hiện thực.
Đặc sản Hà Nội - Bánh gai làng Giá

Đặc sản Hà Nội - Bánh gai làng Giá

LNV - Làng Giá nằm ở xã Yên Đỗ, Hoài Đức, Hà Nội. Nơi này có một thứ bánh nức tiếng gần xa, đó là bánh gai làng Giá đến nỗi có câu ca dao về bánh gai ở đây đã ra đời: “Bánh gai làng Giá thơm ngon. Con gái làng Giá tươi giòn sắc xuân”.
Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận

LNV - Trong làn sóng phát triển nông nghiệp gắn với văn hóa bản địa và thương mại hóa sản phẩm truyền thống, bánh tráng làng Tày Đam Rông đang dần khẳng định vị thế như một sản phẩm đặc trưng tiêu biểu của vùng cao phía Bắc tỉnh Lâm Đồng. Việc xác lập nhãn hiệu chứng nhận không chỉ bảo hộ sở hữu trí tuệ mà còn mở ra cơ hội phát triển bền vững.
Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng

Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng

LNV - Vào một dịp cuối xuân, tôi đến thăm gia đình Nghệ nhân Đỗ Phi Thường. Nhà anh ở thôn 4, xã Chàng Sơn, huỵện Thạch Thất, Hà Nội (nay là xã Tây Phương, Hà Nội), địa danh này trước gọi là xóm Mã Lão, một xóm đã sinh ra nhiều người thợ mộc giỏi giang, nổi tiếng như cụ Cả Bỉnh, cụ Hai Thuyết, cụ Văn Kính, cụ Hai Xuân, Cụ cả Luân... góp phần làm đẹp và để lại cho đời nhiều tác phẩm nhà gỗ, đình, đền, chùa và những bức tranh, tượng tuyệt tác tồn tại đến ngày nay.

Tin khác

Nghề dệt lụa làng Đốc Tín vang bóng một thời

Nghề dệt lụa làng Đốc Tín vang bóng một thời

LNV - Nghề dệt lụa ở làng Đốc Tín, xã Đốc Tín, huyện Mỹ Đức, Hà Nội (nay là xã Hương Sơn, Hà Nội) đã có một thời gian phát triển mạnh mẽ.
Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025

Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025

LNV - Sáng 3/7, UBND thành phố Hà Nội và Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức Hội nghị chuẩn bị cho Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025.
Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên

LNV - Làng hoa giấy Thanh Tiên - cái nôi của nghệ thuật làm hoa giấy truyền thống - một nghề không chỉ tạo ra những đóa hoa rực rỡ mà còn chắt lọc tinh hoa của văn hóa tâm linh, của bàn tay khéo léo và tình yêu dành cho di sản dân tộc.
Giữ hồn quê qua từng mối đan

Giữ hồn quê qua từng mối đan

LNV - Giữa vùng núi rừng xã Tân Lĩnh, tỉnh Lào Cai (xã Phan Rang, Lục Yên , Yên Bái cũ), thôn Rầu Chang vẫn rộn ràng tiếng chẻ tre, vót nan – âm thanh thân quen của nghề đan rọ tôm. Nghề thủ công tưởng chừng chỉ gắn với miền sông nước nay đã bén rễ, lớn lên từ chính bàn tay cần mẫn của người vùng cao. Trải qua bao đổi thay, nghề không chỉ là kế sinh nhai mà còn là niềm tự hào, là nhịp sống không thể thiếu của người dân nơi đây.
Cổng làng trong lòng phố

Cổng làng trong lòng phố

LNV - Giữa nhịp sống hối hả của Hà Nội hôm nay, nơi những dòng xe cuồn cuộn lao đi như chẳng kịp níu giữ thời gian, đôi khi ta bắt gặp một khoảnh khắc chùng lại: một cổng làng cũ kỹ, rêu phong, âm thầm nép mình bên góc phố. Cổng làng - như dấu lặng giữa bản nhạ
Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng

LNV - Các sản phẩm của làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng (Lào Cai) mang nét riêng khó trộn lẫn: Họa tiết tinh xảo, màu sắc rực rỡ, vừa truyền thống vừa hiện đại, là món quà lưu niệm hấp dẫn du khách.
Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước

LNV - Được thiên nhiên ưu đãi chất đất đỏ độc đáo, Vĩnh Long từ lâu đã nổi tiếng là thủ phủ gốm của miền Tây Nam bộ. Giữa biến động thời cuộc và sự mai một của làng nghề truyền thống, nơi đây hiện đang thắp lại ngọn lửa nghề bằng sự kết hợp giữa di sản và đổi mới, với vai trò tiên phong của những người nghệ nhân giàu tâm huyết.
Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề

LNV - Nằm cách TP. Huế khoảng 7km về hướng Tây Nam, làng hương Thủy Xuân (TP Huế) ẩn mình dưới chân đồi Vọng Cảnh, bên dòng sông Hương thơ mộng. Nơi đây, từ lâu đã nổi tiếng với nghề làm hương trầm thơm trên đất thần kinh của người dân đã nức tiếng xa gần. Trong những năm trở lại đây, làng hương này còn trở thành địa điểm tham quan đặc sắc của du khách trong và ngoài nước.
Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên

LNV - Với định hướng và mong muốn phát triển dài hạn tại Việt Nam, thương hiệu trà sữa CHAGEE xem việc đồng hành giúp bà con nông dân xây dựng mô hình vùng nguyên liệu thí điểm là hành động cần thiết để góp phần thúc đẩy nông nghiệp bền vững, minh bạch và gắn kết với cộng đồng địa phương.
Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống

LNV - Sáng 3/7, UBND thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị về việc tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025. Đồng chí Nguyễn Mạnh Quyền, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội và đồng chí Võ Văn Hưng, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì hội nghị.
"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên

LNV - Nếu phải xác định một điểm khởi đầu cho hành trình chuyển đổi số tại huyện Phú Xuyên, thì đó không phải là hạ tầng, công nghệ hay những con số đầu tư hàng chục tỷ đồng, mà chính là yếu tố con người - những người dám nghĩ, dám làm, dám tiên phong.
Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ

LNV - Giữa dòng chảy hiện đại hóa, những nghề truyền thống như dệt thổ cẩm và đan lát của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi) vẫn được gìn giữ bền bỉ qua nhiều thế hệ. Không chỉ mang giá trị thẩm mỹ cao, các sản phẩm thủ công còn là biểu tượng văn hóa độc đáo, gắn liền với đời sống núi rừng và tâm hồn người Hrê. Nhờ đôi bàn tay khéo léo của những nghệ nhân, những nghề xưa không chỉ sống lại mà còn trở thành điểm nhấn trong phát triển du lịch cộng đồng địa phương.
Mùa sen ở hồ Tây

Mùa sen ở hồ Tây

LNV - Vào dịp tháng 6 này, trên khắp các ao, đầm trồng sen ở khu vực hồ Tây (quận Tây Hồ) rộn ràng không khí thu hoạch, chụp ảnh với hoa. Sen trồng ở đây là sen bách diệp với bông to có 100 cánh, mùi thơm đượm mang một nét đặc trưng riêng của hồ Tây mà không nơi nào có được.
Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh

LNV - Bắc Ninh là một tỉnh nổi tiếng với nhiều làng nghề truyền thống, trong đó phải kể đến làng nghề đúc đồng Đại Bái, trước đây gọi là làng Văn Lãng (hay còn gọi là làng Bưởi Nồi), thuộc xã Đại Bái, huyện Gia Bình. Từ lâu, làng đã nổi danh với nghề đúc đồng, chuyên sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo.
Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu

LNV - Việc đưa các sản phẩm làng nghề lồng ghép trong các cuốn sách là cách thức hiệu quả để quảng bá thương hiệu, tăng cơ hội xuất khẩu.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Những thông điệp nghĩa tình trên chiếu cói làng Vũ Hạ

Những thông điệp nghĩa tình trên chiếu cói làng Vũ Hạ

LNV - Làng nghề dệt chiếu cói tại thôn Vũ Hạ, xã Phụ Dực, tỉnh Hưng Yên (trước đây là xã An Vũ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình) đã có tuổi đời hàng trăm năm. Những chiếc chiếu cói đỏ thắm nơi đây không chỉ phản ánh nếp sống văn hóa sinh hoạt truyền thống
Cà Mau có 2 sản phẩm muối đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia

Cà Mau có 2 sản phẩm muối đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia

OVN - Vừa qua, trong đợt đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp quốc gia đợt 1 năm 2025, Hội đồng OCOP Trung ương đã công bố 47 sản phẩm mới đạt chuẩn OCOP 5 sao. Trong đó, tỉnh Cà Mau vinh dự có 2 sản phẩm đầu tiên được xếp hạng ở cấp quốc gia.
HTX năng động - động lực then chốt trong xây dựng nông thôn mới ở Tây Ninh

HTX năng động - động lực then chốt trong xây dựng nông thôn mới ở Tây Ninh

LNV - Với tinh thần đổi mới, chủ động, các HTX ở Tây Ninh đang đóng vai trò trụ cột trong phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới bền vững tại nhiều địa phương.
Phát triển OCOP: 3 thay đổi lớn

Phát triển OCOP: 3 thay đổi lớn

LNV - Sau 7 năm thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) không chỉ thúc đẩy kinh tế nông thôn mà còn bảo tồn văn hóa và trao quyền cho cộng đồng. Đây là minh chứng sống động cho sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại trong hành trình phát triển nông nghiệp Việt Nam.
Chương trình mục tiêu quốc gia tạo chuyển biến mạnh trong giáo dục vùng cao

Chương trình mục tiêu quốc gia tạo chuyển biến mạnh trong giáo dục vùng cao

LNV - GD&TĐ - Chương trình nông thôn mới không chỉ thay đổi diện mạo vùng quê mà còn nâng cao chất lượng học tập, mở ra nhiều cơ hội phát triển cho học sinh.
Giao diện di động