Hà Nội: 29°C Hà Nội
Đà Nẵng: 29°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 26°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 27°C Thừa Thiên Huế

Giải pháp nào cho ngành thủ công mỹ nghệ tỉnh Bắc Giang phát triển ổn định bền vững

LNV - Bắc Giang là tỉnh nằm trên hành lang phát triển kinh tế có nhiều tuyến du lịch quan trọng, trong các ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của tỉnh thì ngành hàng thủ công mỹ nghệ có tiềm năng phát triển mạnh trong tương lai, đóng vai trò quan trọng trong tổng giá trị xuất khẩu, mang lại giá trị gia tăng cao, tiêu thụ sử dụng được nhiều nguyên vật liệu trong nước. Đồng thời, cũng mang lại nhiều công ăn việc làm cho khu vực nông thôn, nâng cao thu nhập, dần góp phần giảm khoảng cách giầu nghèo giữa khu vực đô thị và khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh.


Với khoảng 500 làng nghề và làng có nghề trên địa bàn, trong đó có 39 làng nghề đã được công nhận là làng nghề và làng nghề truyền thống. Sản phẩm thủ công mỹ nghệ được sản xuất tại các làng nghề của tỉnh đã có mặt trên nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, nhiều nhóm sản phẩm được đánh giá cao như: Mây tre đan, gốm sứ mỹ nghệ, đồ mộc mỹ nghệ, may hàng thổ cẩm, thêu ren, trạm khắc bạc.... và chủ yếu phục vụ cho khách du lịch, xuất khẩu.

Tuy nhiên, hiện nay sản lượng sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của tỉnh chưa đáp ứng được nhu cầu thị hiếu và tiêu dùng, chưa tạo được sức cạnh tranh so với sản phẩm của một số tỉnh thành khác; trình độ lao động các ngành thủ công mỹ nghệ chưa được đồng đều; các doanh nghiệp sản xuất còn manh mún, mẫu mã chưa thực sự bắt mắt....chưa tạo được thương hiệu uy tín trên thị trường; nguồn nguyên liệu dần bị cạn kiệt..., mặt khác, một số nghề sản xuất thủ công mỹ nghệ còn bị mai một và khó phát triển như nghề dệt thổ cẩm, trạm khắc bạc...đang là những thách thức lớn để phát triển làng nghề nói chung và ngành hàng thủ công mỹ nghệ nói riêng.

Để khắc phục những tồn tại nói trên, tạo điều kiện cho ngành thủ công mỹ nghệ phát triển mạnh và bền vững, trong thời gian tới cần tập trung vào những nhiệm vụ và giải pháp cơ bản sau:

Thứ nhất: Tăng cường công tác đào tạo nghề, tạo điều kiện cho lao động ngành thủ công mỹ nghệ trau dồi tay nghề, đáp ứng được những nhu cầu mới về thiết kế mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm. Chủ động tổ chức có hiệu quả công tác bảo tồn và phát triển các ngành nghề thủ công mỹ nghệ đã mai một thông qua việc đào tạo, đào tạo lại người lao động. Tích cực du nhập những ngành nghề mới mà nguồn nguyên liệu và lao động trên địa bàn đủ điều kiện đáp ứng.

Thứ hai: Tập trung vào công tác thiết kế mẫu mã sản phẩm, bao bì sản phẩm đảm bảo kỹ, mỹ thuật, bắt mắt người tiêu dùng trong nước và quốc tế. Tổ chức các cuộc thi thiết kế sáng tạo mẫu mã cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ, sản phẩm phải tạo được sự khác biệt, thể hiện tính sáng tạo, thẩm mỹ, kỹ thuật và tạo được hiệu quả về kinh tế; vinh danh các nghệ nhân làng nghề thủ công mỹ nghệ. Xem xét khuyến khích cải tiến công nghệ, chuyển đổi nguyên liệu đối với một số sản phẩm mà nguồn nguyên liệu trong nước đã cạn kiệt, phải nhập nguyên liệu từ nước ngoài.

Thứ ba: Tích cực tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho doanh nghiệp trong việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu cho sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ. Tập trung quy hoạch vùng nguyên liệu, chuyển đổi cơ cấu cây lâm nghiệp sang trồng cây nguyên liệu cho ngành thủ công mỹ nghệ, đặc biệt đối với các mặt hàng mây tre đan, nhằm hạn chế việc nhập nguyên liệu từ các tỉnh thành khác trong khi khả năng về rừng trồng của tỉnh còn rộng mở. Tạo cơ hội thuận lợi cho các đơn vị khai thác nguyên liệu phục vụ sản xuất sản phẩm gốm sứ mỹ nghệ; lựa chọn đơn vị khai thác có đầy đủ công nghệ, kỹ thuật để khai thác Cao lanh nguyên liệu cho ngành Gốm.

Thứ tư: Nâng cao chất lượng công tác khuyến công, xúc tiến thương mại, hỗ trợ có hiệu quả cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Tăng cường công tác quảng bá tiêu thụ sản phẩm, tổ chức các Hội nghị kết nối cung cầu, tham gia các hội chợ triển lãm quốc tế nhằm tạo cơ hội cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh sản phẩm thủ công mỹ nghệ của tỉnh kết nối với các doanh nghiệp, nhà phân phối trong và ngoài nước nhằm góp phần hình thành chuỗi liên kết sản xuất, cung ứng, tiêu thụ hàng hoá ổn định, bền vững. Hỗ trợ chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tiếp cận với các nhà thiết kế có uy tin để cùng phối hợp thiết kế sản phẩm, bao bì nhãn mác đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ theo từng thời điểm.

Thứ năm: Nâng cao tầm nhìn chiến lược cho các nhà quản trị thông qua việc tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn về cơ chế chính sách phát triển ngành hàng, các rào cản thương mại trong xuất nhập khẩu đến các thị trường mới. Khuyến khích các chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tham gia các chương trình thiết kế sản phẩm, mẫu mã sản phẩm...được tổ chức trên địa bàn hoặc trong khu vực.

Bài và ảnh Phạm Quốc Tuấn

Tin liên quan

Tin mới hơn

Các làng nghề nước mắm ở Hà Tĩnh hút khách du lịch

Các làng nghề nước mắm ở Hà Tĩnh hút khách du lịch

LNV - Các làng nghề nước mắm truyền thống ở Hà Tĩnh hút khách du lịch nhờ hương vị đậm đà, quy trình chế biến thủ công và trải nghiệm văn hóa độc đáo ven biển.
Giữ làng nghề truyền thống thời 4.0

Giữ làng nghề truyền thống thời 4.0

LNV - Vùng Đông Nam Bộ có tốc độ đô thị hóa nhanh. Nhiều năm qua, nhiều hộ sản xuất, kinh doanh nghề truyền thống dần dần chuyển sang nghề khác, chủ yếu là thương mại - dịch vụ.
Chả cá Lã Vọng -  đặc sản đất Hà thành

Chả cá Lã Vọng - đặc sản đất Hà thành

LNV - Chả cá Lã Vọng - một món ẩm thực đặc trưng của Hà Nội. Miếng chả cá vàng ruộm, thơm lừng ăn kèm húng láng, thìa là, rau mùi cùng ớt tươi và mắm tôm - những thứ gia vị độc đáo chỉ có ở món này.
Nghề làm bún Đa Mai

Nghề làm bún Đa Mai

LNV - Trong khi nhiều làng nghề thủ công truyền thống đang phải đối mặt với nguy cơ mai một bởi khó khăn về đầu ra sản phẩm thì nghề làm bún tại phường Đa Mai, Bắc Giang (nay là Bắc Ninh) lại ngày càng phát triển, tạo thu nhập ổn định và đem lại cuộc sống khấm khá cho nhiều hộ dân.
Về An Giang thăm làng nghề bánh phồng Phú Mỹ

Về An Giang thăm làng nghề bánh phồng Phú Mỹ

LNV - Làng nghề bánh phồng Phú Mỹ nằm tại xã Phú Tân, tỉnh An Giang (mới), có lịch sử hàng trăm năm. Trải qua nhiều thế hệ lưu giữ và kế thừa, nghề làm bánh phồng không chỉ là sinh kế của người dân địa phương mà còn là nét văn hóa truyền thống đặc trưng, góp phần giữ gìn bản sắc làng nghề xưa.
Đặc sắc gốm Gia Thuỷ

Đặc sắc gốm Gia Thuỷ

LNV - Làng nghề gốm Gia Thuỷ được hình thành và phát triển đến nay hơn 60 năm, trong suốt ngần ấy thời gian, gốm Gia Thuỷ đã cho ra đời nhiều tác phẩm nghệ thuật thủ công đặc sắc được hình thành từ đất.

Tin khác

Xã Tân Hưng – “Kho báu” nhãn đặc sản của Hưng Yên

Xã Tân Hưng – “Kho báu” nhãn đặc sản của Hưng Yên

LNV - Vừa là vùng trồng nhãn lớn nhất tỉnh, vừa lưu giữ nhiều giống nhãn cổ quý, xã Tân Hưng đang trở thành điểm sáng trong phát triển nông nghiệp đặc sản.
Hà Nội nâng tầm giá trị cây sen

Hà Nội nâng tầm giá trị cây sen

LNV - Chiều 11-7, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội Nguyễn Xuân Đại kiểm tra mô hình "Sản xuất hoa sen gắn với xây dựng nhãn hiệu và phát triển du lịch tại một số tỉnh Đồng bằng sông Hồng" tại xã Chuyên Mỹ (Hà Nội).
Những thông điệp nghĩa tình trên chiếu cói làng Vũ Hạ

Những thông điệp nghĩa tình trên chiếu cói làng Vũ Hạ

LNV - Làng nghề dệt chiếu cói tại thôn Vũ Hạ, xã Phụ Dực, tỉnh Hưng Yên (trước đây là xã An Vũ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình) đã có tuổi đời hàng trăm năm. Những chiếc chiếu cói đỏ thắm nơi đây không chỉ phản ánh nếp sống văn hóa sinh hoạt truyền thống của dân tộc, mà còn gửi gắm những thông điệp nghĩa tình, phản ánh tâm tư, tình cảm và khát vọng hạnh phúc bình dị của người Việt Nam.
Hà Nội: Đưa sản phẩm làng nghề đến gần hơn với thế giới

Hà Nội: Đưa sản phẩm làng nghề đến gần hơn với thế giới

LNV - Hà Nội từ lâu được biết đến là vùng đất giàu truyền thống thủ công với mạng lưới làng nghề lớn và đa dạng bậc nhất cả nước. Trên địa bàn thành phố hiện có khoảng 1.350 làng nghề và làng có nghề, trong đó 334 làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận chính thức. Không chỉ góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa lâu đời, những làng nghề này còn đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế địa phương, với tổng giá trị sản xuất hàng năm vượt 24.000 tỷ đồng.
Trăn trở nghề hấp cá ở xã Cửa Việt

Trăn trở nghề hấp cá ở xã Cửa Việt

LNV - Hình thành cách đây khoảng 20 năm, nghề hấp cá xuất khẩu ở xã Cửa Việt mang lại thu nhập khá cao cho các cơ sở chế biến và tạo sinh kế ổn định cho hàng trăm lao động địa phương. Dù vậy, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, các cơ sở hấp cá nằm rải rác trong khu dân cư không còn phù hợp vì ảnh hưởng đến môi trường. Mong muốn của chính quyền địa phương và các hộ dân là sớm đưa các cơ sở vào khu làng nghề tập trung để hoạt động ổn định. Song nguyện vọng đó đến nay vẫn chưa thành hiện thực.
Đặc sản Hà Nội - Bánh gai làng Giá

Đặc sản Hà Nội - Bánh gai làng Giá

LNV - Làng Giá nằm ở xã Yên Đỗ, Hoài Đức, Hà Nội. Nơi này có một thứ bánh nức tiếng gần xa, đó là bánh gai làng Giá đến nỗi có câu ca dao về bánh gai ở đây đã ra đời: “Bánh gai làng Giá thơm ngon. Con gái làng Giá tươi giòn sắc xuân”.
Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận

LNV - Trong làn sóng phát triển nông nghiệp gắn với văn hóa bản địa và thương mại hóa sản phẩm truyền thống, bánh tráng làng Tày Đam Rông đang dần khẳng định vị thế như một sản phẩm đặc trưng tiêu biểu của vùng cao phía Bắc tỉnh Lâm Đồng. Việc xác lập nhãn hiệu chứng nhận không chỉ bảo hộ sở hữu trí tuệ mà còn mở ra cơ hội phát triển bền vững.
Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng

Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng

LNV - Vào một dịp cuối xuân, tôi đến thăm gia đình Nghệ nhân Đỗ Phi Thường. Nhà anh ở thôn 4, xã Chàng Sơn, huỵện Thạch Thất, Hà Nội (nay là xã Tây Phương, Hà Nội), địa danh này trước gọi là xóm Mã Lão, một xóm đã sinh ra nhiều người thợ mộc giỏi giang, nổi tiếng như cụ Cả Bỉnh, cụ Hai Thuyết, cụ Văn Kính, cụ Hai Xuân, Cụ cả Luân... góp phần làm đẹp và để lại cho đời nhiều tác phẩm nhà gỗ, đình, đền, chùa và những bức tranh, tượng tuyệt tác tồn tại đến ngày nay.
Nghề dệt lụa làng Đốc Tín vang bóng một thời

Nghề dệt lụa làng Đốc Tín vang bóng một thời

LNV - Nghề dệt lụa ở làng Đốc Tín, xã Đốc Tín, huyện Mỹ Đức, Hà Nội (nay là xã Hương Sơn, Hà Nội) đã có một thời gian phát triển mạnh mẽ.
Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025

Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025

LNV - Sáng 3/7, UBND thành phố Hà Nội và Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức Hội nghị chuẩn bị cho Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025.
Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên

LNV - Làng hoa giấy Thanh Tiên - cái nôi của nghệ thuật làm hoa giấy truyền thống - một nghề không chỉ tạo ra những đóa hoa rực rỡ mà còn chắt lọc tinh hoa của văn hóa tâm linh, của bàn tay khéo léo và tình yêu dành cho di sản dân tộc.
Giữ hồn quê qua từng mối đan

Giữ hồn quê qua từng mối đan

LNV - Giữa vùng núi rừng xã Tân Lĩnh, tỉnh Lào Cai (xã Phan Rang, Lục Yên , Yên Bái cũ), thôn Rầu Chang vẫn rộn ràng tiếng chẻ tre, vót nan – âm thanh thân quen của nghề đan rọ tôm. Nghề thủ công tưởng chừng chỉ gắn với miền sông nước nay đã bén rễ, lớn lên từ chính bàn tay cần mẫn của người vùng cao. Trải qua bao đổi thay, nghề không chỉ là kế sinh nhai mà còn là niềm tự hào, là nhịp sống không thể thiếu của người dân nơi đây.
Cổng làng trong lòng phố

Cổng làng trong lòng phố

LNV - Giữa nhịp sống hối hả của Hà Nội hôm nay, nơi những dòng xe cuồn cuộn lao đi như chẳng kịp níu giữ thời gian, đôi khi ta bắt gặp một khoảnh khắc chùng lại: một cổng làng cũ kỹ, rêu phong, âm thầm nép mình bên góc phố. Cổng làng - như dấu lặng giữa bản nhạ
Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng

LNV - Các sản phẩm của làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng (Lào Cai) mang nét riêng khó trộn lẫn: Họa tiết tinh xảo, màu sắc rực rỡ, vừa truyền thống vừa hiện đại, là món quà lưu niệm hấp dẫn du khách.
Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước

LNV - Được thiên nhiên ưu đãi chất đất đỏ độc đáo, Vĩnh Long từ lâu đã nổi tiếng là thủ phủ gốm của miền Tây Nam bộ. Giữa biến động thời cuộc và sự mai một của làng nghề truyền thống, nơi đây hiện đang thắp lại ngọn lửa nghề bằng sự kết hợp giữa di sản và đổi mới, với vai trò tiên phong của những người nghệ nhân giàu tâm huyết.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Khai mạc Hội nghị Trung ương 12

Khai mạc Hội nghị Trung ương 12

LNV – Hội nghị Trung ương 12 chính thức khai mạc sáng nay (18/7) tại Thủ đô Hà Nội. Hội nghị diễn ra trong không khí cả nước đang tràn đầy phấn khởi, thi đua lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn, các sự kiện trọng đại của dân tộc và quyết tâm thực hiệ
Hà Nội: Hàng loạt biệt thự, nhà cao tầng xây trái phép trên đất cụm công nghiệp làng nghề

Hà Nội: Hàng loạt biệt thự, nhà cao tầng xây trái phép trên đất cụm công nghiệp làng nghề

LNV - Lợi dụng quá trình chuyển đổi, một số cá nhân đã xây dựng nhà kiên cố cao 5-7 tầng, rộng hàng nghìn mét vuông tại Cụm công nghiệp làng nghề Tân Triều.
Các làng nghề nước mắm ở Hà Tĩnh hút khách du lịch

Các làng nghề nước mắm ở Hà Tĩnh hút khách du lịch

LNV - Các làng nghề nước mắm truyền thống ở Hà Tĩnh hút khách du lịch nhờ hương vị đậm đà, quy trình chế biến thủ công và trải nghiệm văn hóa độc đáo ven biển.
Giữ làng nghề truyền thống thời 4.0

Giữ làng nghề truyền thống thời 4.0

LNV - Vùng Đông Nam Bộ có tốc độ đô thị hóa nhanh. Nhiều năm qua, nhiều hộ sản xuất, kinh doanh nghề truyền thống dần dần chuyển sang nghề khác, chủ yếu là thương mại - dịch vụ.
Hà Nội tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025

Hà Nội tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025

LNV - UBND Thành phố Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Môi trường ban hành Kế hoạch liên tịch số 185/KHLT-UBND-BNNMT về việc phối hợp tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025.
Giao diện di động