Đồng Tháp: Đa sắc làng dệt choàng
Những chiếc khăn thành phẩm thường có hai màu đen trắng hoặc nâu trắng được đan chéo nhau, tạo thành ô vuông nhỏ, trải dài khắp mặt khăn thành các lằn ngang dọc, và có chiều dài khoảng 1,2 m, rộng từ 40 đến 50 cm. Không cầu kỳ, sặc sỡ mà bình dị, đơn giản, chiếc khăn rằn trở nên gần gũi hơn với người dân lao động khi dùng để quấn quanh trán lau mồ hôi rơi lúc làm việc. Đặc biệt, chiếc khăn này còn có một điểm độc đáo là khi sử dụng khăn, khăn sẽ càng thêm mềm, dù trước đó khăn bị cứng do bị ngâm qua hồ. Bởi có lẽ, những giọt mồ hôi của người nông dân cần cù khi rơi xuống có thể sẽ hóa mềm mọi thứ, làm mềm mại đi chất vải khô cứng của chiếc khăn.
Một công đoạn dệt
Được biết, trước đây do làng nghề chỉ có thể hoạt động vào hai mùa lúa (thời điểm người nông dân cần sử dụng khăn để lao động sản xuất) dẫn đến thiếu thị trường tiêu thụ và không đủ đáp ứng kinh tế của nghệ nhân làm nghề nên từng có thời gian làng dệt choàng Đồng Tháp phải đứng trước nguy cơ bị mai một. Hơn hết, quá trình dệt, hình thành nên sản phẩm cũng không dễ, mỗi hộ gia đình trong làng chỉ có thể thực hiện một khâu như: Đảo chỉ, nấu, nhuộm màu, hồ chỉ, phơi khô, quay chỉ, móc cửi, dệt....;
Tuy nhiên, ngày nay với xu hướng tìm về những vẻ đẹp bình dị trong văn hóa, số người yêu thích khăn rằn càng ngày càng tăng và chiếm số đông trong đó là giới trẻ. Chiếc khăn rằn không chỉ xuất hiện trên những cánh đồng mà còn xuất hiện khắp nơi ở những chuyến đi chơi của mọi người. Nắm bắt cơ hội đó, chính quyền địa phương đã ban hành nhiều chính sách tuyên truyền, giúp làng nghề dệt choàng dần khôi phục, mỗi ngày xuất ra thị trường hàng ngàn chiếc khăn.
Cụ thể, các ban ngành lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp cũng luôn cố gắng tạo nhiều điều kiện để kết nối làng nghề với du lịch nhằm đẩy mạnh sản xuất, kinh tế địa phương. Ông Nguyễn Hữu Lý, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh cho biết, hiện làng nghề dệt choàng ở xã Long Khánh A đang là một trong 40 làng nghề tiểu thủ công nghiệp đã được tỉnh Đồng Tháp công nhận. Đặc biệt, vào năm 2014, làng nghề dệt choàng Long Khánh A – Đồng Tháp đã được UBND tỉnh Đồng Tháp chọn làm sản phẩm công nghiệp nông nghiệp tiêu biểu và tiến hành đầu tư hướng tới phát triển du lịch. Đến năm 2020, hai bộ sản phẩm là bộ quà tặng của Hợp tác xã dệt choàng Long Khánh và bộ sản phẩm quà tặng của cơ sở dệt choàng Kim Chiều cũng được công nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của huyện Hồng Ngự.
Để đáp ứng lại nhu cầu ngày càng cao từ khách hàng, những nghệ nhân dân nơi đây đã chủ động đổi mới phương thức sản xuất bằng cách cơ giới hóa các công đoạn. Máy móc dần thay thế sức người trong nhiều khâu sản xuất phức tạp, tỉ mỉ để kịp cho ra đời nhiều sản phẩm mang tính đột phá từ màu sắc đến chủng loại như cà vạt, túi xách, quần áo,… phục vụ người tiêu dùng. Việc thay đổi này không chỉ góp phần gìn giữ làng nghề truyền thống mà còn mang nghề dệt choàng Đồng Tháp đến gần hơn với du khách thông qua những món quà lưu niệm ý nghĩa, mang đậm nét làng nghề.
Theo thống kê từ Hợp tác xã dệt khăn rằn ấp Long Tả, hiện nay trong làng có khoảng 150 khung dệt các loại của gần 50 hộ sản xuất, mỗi năm xuất bán ra thị trường hàng triệu chiếc khăn và các sản phẩm họa tiết khăn rằn. Trong không khí sôi động ấy của làng nghề, máy móc hoạt động liên tục, khắp nhà đều là những cuộn sợi đủ màu sắc đã cho thấy những khởi sắc đáng mừng từ làng nghề. Bên cạnh đó, không chỉ là nơi cung cấp khăn rằn cho khắp miền Nam Bộ, các sản phẩm của dệt choàng Đồng Tháp còn được xuất khẩu sang các nước bạn, trong đó Campuchia chiếm thị phần khá lớn.
Đặc biệt, dựa vào tình hình phát triển và tiềm năng sẵn có của các làng nghề trong tương lai, tỉnh Đồng Tháp đã ban hành Kế hoạch về việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể nghề, làng nghề truyền thống giai đoạn 2018 – 2020. Đây được xem là điều kiện thuận lợi, hỗ trợ làng nghề dệt choàng Đồng Tháp ngày càng phát triển hơn.
Trải qua bao thăng trầm của thời gian, những sản phẩm từ làng dệt choàng Đồng Tháp không chỉ mang nét đặt trưng văn hóa, mà còn đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân địa phương. Tuy mộc mạc nhưng lại được dệt hết sức kỳ công, tỉ mỉ, đây sẽ là món quà vô cùng độc đáo của vùng đất sen hồng thân thương, điểm tô thêm vào văn hóa phương Nam những màu sắc mới mẻ, độc đáo.
Bài, ảnh: Di Khanh
Tin liên quan
Tin mới hơn
Hà Nội: Công nhận danh hiệu 3 làng nghề và làng nghề truyền thống
09:41 | 30/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hiệp hội Làng nghề Hải Phòng Khai trương hoạt động văn phòng đại diện Hiệp hội Làng nghề thành phố tại huyện Kiến Thụy, quận Dương Kinh, quận Đồ Sơn
09:54 | 29/10/2024 Tin tức
Hội làng nghề dệt lụa Vạn Phúc tổ chức Đại hội II, nhiệm kỳ 2024 - 2029
19:07 | 27/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa huyện Hoài Đức tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2024 - 2029
19:09 | 26/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Nam thu hồi bằng công nhận làng nghề dệt chiếu hơn 500 tuổi
09:23 | 25/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Đắk Lắk: Gốm đen cổ Yang Tao khắc khoải hồi sinh
19:59 | 21/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Làng nghề Mây tre đan trăm tuổi ở Hoằng Thịnh
19:59 | 21/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Về Trù Sơn, nghe chuyện làng nồi
11:14 | 14/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Có 331 làng nghề, truyền thống được công nhận
11:13 | 14/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bắc Ninh: Làng nghề mộc Bình Cầu hồi sinh
11:13 | 14/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bát Tràng đưa thương hiệu gốm Việt ngày càng vươn xa
11:13 | 14/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội chợ Làng nghề Việt Nam 2024: Hội tụ hàng nghìn sản phẩm đặc sắc
11:13 | 14/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Đà Nẵng: Nghề làm bánh tráng Tuý Loan là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.
11:12 | 14/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Luồng sinh khí mới cho các làng nghề ở Hải Dương
14:34 | 11/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Khai mạc Hội chợ quốc tế Quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội 2024
14:16 | 11/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Lễ trao giải cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ năm 2024
14:12 | 11/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tháo gỡ khó khăn cho làng nghề
13:49 | 11/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hoạ sĩ trẻ đam mê nghệ thuật sơn mài truyền thống
13:48 | 11/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề truyền thống Minh Khai có nhiều sản phẩm OCOP
13:43 | 11/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Đẩy mạnh hoạt động marketing để xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề Việt Nam
11:07 | 10/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phú Yên: Đưa thổ cẩm Xí Thoại trở thành sản phẩm du lịch
10:01 | 09/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Huyện Hoài Đức (Hà Nội): Sơn Đồng xây dựng NTM kiểu mẫu kết hợp nâng cao năng lực marketing xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ
10:17 Nông thôn mới
Vĩnh Phúc: Thúc đẩy phát triển hoạt động khuyến công
10:05 Khuyến công
Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu từ ngày 31-10 đến ngày 4-11
10:04 Tin tức
Xuất khẩu rau, quả lập kỷ lục mới
10:01 Kinh tế
Trà vỏ chuối hỗ trợ giấc ngủ ngon ít người biết
09:49 Sức khỏe - Đời sống