Hà Nội: 23°C Hà Nội
Đà Nẵng: 24°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 29°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 23°C Thừa Thiên Huế

Đồi hoa hồng vạn gốc, cô gái 8X Hà thành thu đều tiền tỷ

TBV - Vừa thỏa mãn đam mê của mình đối với hoa hồng, chị Hằng Karose vừa có thể có thu nhập khá nhờ bán các sản phẩm được chế biến từ hoa hồng trồng trong vườn của chị.

Người ta trồng rau sạch, mình trồng hoa sạch

Sau khi dẫn chúng tôi đi tham quan một vòng vườn hồng rộng bạt ngàn trên vườn đồi,chị Hằng Karose (Bùi Thị Thanh Hằng - sinh năm 1980) ở Xuân Mai (Chương Mỹ, Hà Nội) dừng lại, với tay hái mấy bông hồng nhung đỏ thắm rồi đưa chúng tôi và bảo: “Hồng nhung là giống hồng bản địa có mùi hương thơm nhất, đặc biệt, đây là hoa hồng tự nhiên, sạch 100% nên ngửi thoải mái mà không lo độc hại, thậm chí nếu thích có thể bứt cánh ăn luôn tại vườn”.

Chị Hằng chia sẻ, phần lớn mọi người đều nghĩ làm nông nghiệp sạch là trồng rau sạch, nuôi lợn sạch, nuôi gà sạch,... nhưng với chị, chị lại nghĩ ngay đến việc trồng hoa hồng sạch, vì chị yêu thích hoa hồng từ nhỏ.



Hoa hồng đang đua nhau nở trong vườn hồng của chị Hằng Karose


Chị tâm sự mình có niềm đam mê với nông nghiệp tự nhiên và thích sưu tầm và gìn giữ các giống cây, con bản địa. Chị cho biết, nếu sử dụng các loại phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật thì những chất độc hại sẽ ngấm dần xuống mạch nước ngầm gây ô nhiễm, làm chai đất và mất đi sự trong lành, tinh khiết của khu vườn. Chủ nhân và công nhân trong vườn sẽ là những người chịu ảnh hưởng đầu tiên, sau nữa là những khách hàng của mình.

“Nghĩ vậy, tôi quyết tâm trồng hoa hồng theo phương pháp tự nhiên, kiên quyết nói không với phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật”. Hoa được chăm bón bằng phân chuồng ủ hoai kết hợp phủ rơm để tạo mùn cho đất. Quả thật, từng lớp đất tơi xốp, đen láy, màu mỡ có thể cảm nhận được rõ dưới bước chân chúng tôi.

Chị kể, sâu bệnh được chị khống chế bằng việc đa dạng hoá các loại cây trong vườn, tránh độc canh để tạo sự cân bằng của khu vườn tự nhiên cũng như sử dụng các loại chế phẩm tự nhiên như quả bồ hòn, rượu tỏi... để xua đuổi. Nước tưới cây cũng là nước giếng khoan chứ không phải là nước mặt từ ao hồ.

Đặc biệt, xung quanh mỗi vườn, chị tổ chức hàng rào ngăn cách và tạo vùng đệm (khu đất bỏ không) để tránh lây nhiễm chéo từ những khu vườn nhà bên cạnh (đây là điều kiện bắt buộc của phương pháp trồng hữu cơ).

Nhờ được trồng và chăm sóc theo phương pháp tự nhiên nên vườn hoa của chị lúc nào cũng nở rực rỡ, hương thơm tỏa lan, ong bướm bay dập dìu.

Thu hàng tỷ từ vườn hồng

Chị Hằng tâm sự, từ khi còn nhỏ, nhà chị đã trồng cả vườn hoa hồng mấy trăm gốc. Tuy nhiên, khi vườn hoa càng ngày mở rộng và chị muốn kinh doanh từ hoa thì chị phân vân, nếu trồng để lấy bông bán thì không đem lại hiệu quả kinh tế cao. "Tôi muốn làm gì đó để tạo giá trị gia tăng trong nông nghiệp, cụ thể là giá trị gia tăng cho hoa hồng mà tôi trồng", chị nói. Khi đang lưỡng lự chưa biết làm thế nào, chị được một người bạn gợi ý thử chưng cất nước hoa hồng để dưỡng da.



Hoa hồng thu hái được đem chưng cất thành nước hoa hồng


“Tìm hiểu thêm, tôi thấy sản phẩm nước hoa hồng của nước ngoài giá thành khá đắt đỏ, trong khi đó, các loại hoa hồng bản địa tôi trồng trong vườn hoàn toàn có thể làm ra được những sản phẩm tương tự như vậy”, chị nói. Chị cho biết đọc tài liệu nước ngoài đều thấy nói hồng đỏ là loại hoa phù hợp nhất để dưỡng da, đứng trên cả loại hồng Damask nổi tiếng của Bulgaria (vốn chỉ cho trữ lượng tinh dầu cao). Từ đó chị càng tự tin hơn với giống hồng bản địa mình chọn.

Từ ý tưởng đó, suốt hai năm trở lại đây, chị tập trung phát triển vườn hoa hồng, dồn hết thời gian rảnh và tâm huyết của mình tạo ra những sản phẩm từ những đóa hồng tự nhiên trồng trong vườn.



Sản phẩm của chế biến từ hoa hồng của chị luôn trong tình trạng cung không đủ cầu


Khi mới bắt tay vào làm, chị gặp rất nhiều khó khăn vì phải tự mình lần mò. Từ chuyện lên mạng tìm kiếm, tham khảo tài liệu của nước ngoài đến cách chưng cất như thế nào cho thành công. Miệt mài nghiên cứu sản phẩm, tổ chức sản xuất, xây dựng hệ thống bán hàng, có những ngày chị lái xe cả trăm cây số và chỉ ngủ 2-3 tiếng đồng hồ.

Giai đoạn chưng cất thử, chị phải thử đi thử lại nhiều lần. Đơn cử, các giống hoa hồng khác nhau khi chưng cất sẽ cho ra mùi khác nhau, cách nấu khác nhau cho ra mùi khác nhau, thời điểm hái hoa khác nhau cũng cho ra mùi khác nhau,...

Thử đi thử lại, chị đã tìm ra cho mình một công thức chuẩn ưng ý nhất khiến nhiều khách hàng "nghiện".

Đem mẫu nước cất hoa hồng đi kiểm tra tại nhiều nơi chị đều nhận được cùng kết quả: nước hoa hồng của chị hoàn toàn không chứa kim loại nặng và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, không nhiễm nấm và các loại vi sinh vật gây hại. Sản phẩm 100% nguyên chất, không chứa cồn hay bất kỳ phụ gia hay chất bảo quản nào.

Cơ sở sản xuất của chị cũng được Sở Y tế Hà Nội cấp chứng nhận là cơ đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm và sản phẩm nước hoa hồng Karose cũng đã được phép công bố lưu hành.

Thành công với sản phẩm nước hoa hồng, chị lại tiếp tục làm cánh hoa hồng sấy (có thể uống như trà). Sản phẩm này có thể giúp người dùng xua đi nỗi lo sử dụng sản phẩm trà hoa trôi nổi trên thị trường.

Chị Hằng cho hay, sau 2 năm vật lộn để gây dựng vườn nguyên liệu với tổng cộng 4 héc-ta, từ năm nay chị sẽ tập trung vào nghiên cứu và phát triển, đa dạng hơn các sản phẩm từ hoa hồng. Bây giờ công việc đã đi vào quỹ đạo hơn, nhân viên quen việc hơn nên chị cũng đỡ vất vả.

Trung bình mỗi ngày chị thu hái khoảng 10 kg hoa hồng tươi (đã tách cuống chỉ lấy nguyên cánh hoa), thời điểm rộ hoa nhất chị thu hái khoảng 20 kg/ngày. Hoa trồng theo phương pháp tự nhiên nên sản phẩm làm ra phụ thuộc hoàn toàn vào lượng hoa nhiều hay ít, đúng rộ hay đợt cây nghỉ. Mỗi tháng, chị đang bán ra thị trường khoảng 2.000 lọ nước hoa hồng, doanh thu tới 250 triệu đồng/tháng.

Băng Dương

Theo Vietnamnet

Tin liên quan

Tin mới hơn

Giữ “lửa” cho nghề rèn Đa Sỹ

Giữ “lửa” cho nghề rèn Đa Sỹ

LNV - Mỗi năm, doanh thu đến từ các làng nghề trên địa bàn TP. Hà Nội đạt hơn 1 tỷ USD, đóng góp tích cực cho sự tăng trưởng kinh tế của Thủ đô. Tuy nhiên, trong bối cảnh sức cạnh tranh thị trường ngày càng tăng cao với sự góp mặt của hàng hóa ngoại nhập thì việc tìm hướng đi mới phù hợp xu thế hiện đại là hành động cấp thiết để bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống của Thành phố, trong đó có nghề rèn tại làng Đa Sỹ.
Làng nghề đúc đồng nghìn năm tuổi ở xứ Thanh

Làng nghề đúc đồng nghìn năm tuổi ở xứ Thanh

LNV - Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, nghề đúc đồng ở làng Trà Đông (Thanh Hóa) vẫn giữ được nét độc đáo, đặc trưng, tiếp tục phát triển mạnh mẽ cho tới ngày nay.
Làng nghề nuôi cá triệu đô

Làng nghề nuôi cá triệu đô

LNV - Huyện Bình Chánh đang triển khai kế hoạch bảo tồn và phát triển làng nghề cá kiểng tại xã Bình Lợi, nơi có tổng diện tích nuôi cá cảnh trên địa bàn khoảng 60ha. Riêng xã Bình Lợi, diện tích nuôi cá koi, chép Nam Dương và chép Nhật đã đạt khoảng 20ha. Đây được xem là mô hình kinh tế nông nghiệp đô thị hiệu quả, thu hút nhiều hộ dân tham gia sản xuất. Với lợi thế về điều kiện tự nhiên, nguồn nước dồi dào và kinh nghiệm nuôi cá kiểng lâu năm của người dân, Bình Lợi đang từng bước trở thành trung tâm sản xuất cá cảnh quy mô lớn của TP. Hồ Chí Minh.
Về Ninh Thuận ghé thăm làng gốm cổ nhất Đông Nam Á

Về Ninh Thuận ghé thăm làng gốm cổ nhất Đông Nam Á

LNV - Nằm nép mình bên dòng sông Quao hiền hòa, làng gốm Bàu Trúc, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, (tỉnh Ninh Thuận) như một viên ngọc thô sơ, mộc mạc, lưu giữ những giá trị văn hóa Chăm pa độc đáo. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, người dân nơi đây vẫn miệt mài giữ lửa nghề, tạo ra những sản phẩm gốm mang đậm dấu ấn thời gian, khiến bao du khách say mê.
Lung linh sắc màu bánh truyền thống “Xứ Nẫu”

Lung linh sắc màu bánh truyền thống “Xứ Nẫu”

Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước, Ngày giỗ tổ Hùng Vương 2025, sáng 3/4, tại thành phố Quy Nhơn, Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh Bình Định tổ chức Ngày hội bánh truyền thống Bình Định năm 2025 với chủ đề “Xứ Nẫu”.
Yên Thái - Bảo tồn và phục dựng nghề làm giấy dó

Yên Thái - Bảo tồn và phục dựng nghề làm giấy dó

LNV - Nằm nép mình bên bờ sông Tô Lịch, làng Yên Thái nay thuộc phường Bưởi, quận Tây Hồ, (Hà Nội) từng vang danh khắp kinh kỳ với nghề làm giấy dó truyền thống. Thứ giấy mỏng tang, dai bền, từng là "linh hồn" của những bức tranh Đông Hồ, những trang sách cổ, nay đang dần chìm vào quên lãng. Giữa nhịp sống hối hả của đô thị, những nghệ nhân cuối cùng vẫn miệt mài giữ lửa nghề, mong níu kéo một phần hồn cốt văn hóa dân tộc.

Tin khác

Đồng Tháp: Bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống

Đồng Tháp: Bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống

LNV - Tỉnh Đồng Tháp quan tâm bảo tồn và phát triển các nghề truyền thống, làng nghề truyền thống nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần bảo tồn giá trị văn hóa, truyền thống, phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
Phú Túc - Làng nghề truyền thống đan lát cỏ tế ở Hà Nội

Phú Túc - Làng nghề truyền thống đan lát cỏ tế ở Hà Nội

LNV - Gần 400 năm qua, làng nghề đan lát Phú Túc, huyện Phú Xuyên, (Hà Nội) đã trở thành nét chấm phá độc đáo giữa nhịp sống hiện đại, giữ trọn vẹn hồn quê thông qua những sản phẩm thủ công tinh xảo từ cỏ tế.
Yên Bái đẩy mạnh phát triển làng nghề gắn với bảo tồn văn hóa và bảo vệ môi trường

Yên Bái đẩy mạnh phát triển làng nghề gắn với bảo tồn văn hóa và bảo vệ môi trường

LNV - Yên Bái đang tập trung phát triển các làng nghề nhằm thúc đẩy kinh tế nông thôn một cách bền vững. Địa phương ưu tiên các ngành nghề như sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, chế biến và bảo quản nông - lâm - thủy sản, kinh doanh sinh vật cảnh, cơ khí nhỏ và các loại hình dịch vụ nông thôn. Đồng thời, tỉnh cũng kiên quyết không khuyến khích phát triển những ngành nghề có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, hướng đến sự phát triển hài hòa giữa kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái.
Làng đá dưới chân Ngũ Hành Sơn

Làng đá dưới chân Ngũ Hành Sơn

LNV - Mấy trăm năm tạc dựng từ đá núi, từng người thợ truyền nối những tinh hoa của ông cha để lại cho cơ nghiệp bám đá dựng tượng của mình, để nguyên vẹn một sức sống mãnh liệt với thời gian và không ngừng phát triển cho đến ngày nay.
Nghệ nhân Đặng Hồng Khánh và hành trình hồi sinh chữ Nôm Dao

Nghệ nhân Đặng Hồng Khánh và hành trình hồi sinh chữ Nôm Dao

LNV - Sinh ra và lớn lên tại xã Trì Quang, huyện Bảo Thắng, (tỉnh Lào Cai), thấu hiểu giá trị của văn hóa dân tộc, nghệ nhân Đặng Hồng Khánh đã dành nhiều tâm huyết sưu tầm, lưu giữ và giảng dạy chữ Nôm Dao - loại chữ cổ đang dần mai một theo thời gian.
Rèn Phúc Sen - Giữ gìn giá trị xây dựng thương hiệu

Rèn Phúc Sen - Giữ gìn giá trị xây dựng thương hiệu

LNV - Nằm giữa những dãy núi đá vôi hùng vĩ của huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng, xã Phúc Sen nổi danh với cái nôi của nghề rèn truyền thống với lịch sử hơn 1.000 năm. Đây là nơi mà người dân Nùng An đã giữ gìn và phát triển nghề rèn qua bao thế hệ, tạo nên những sản phẩm sắc bén, bền bỉ và chất lượng cao, được tin dùng trên khắp cả nước.
Quảng Nam: Mãn nhãn với sản phẩm nghệ thuật làm từ vỏ ốc, sò biển

Quảng Nam: Mãn nhãn với sản phẩm nghệ thuật làm từ vỏ ốc, sò biển

LNV - Trong không gian quán cà phê nhỏ, anh Võ Cao Đỉnh (40 tuổi), ở thôn Lộc Hà, xã Tam Tiến, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam trưng bày hàng trăm tác phẩm, sản phẩm nghệ thuật độc đáo mà chính anh làm ra từ chất liệu vỏ ốc, vỏ sò và vỏ chai cũ trôi dạt trên bờ biển.
Hà Nội sẽ tổ chức Festival bảo tồn và phát triển làng nghề quốc tế

Hà Nội sẽ tổ chức Festival bảo tồn và phát triển làng nghề quốc tế

LNV - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 81/KH-UBND về phát triển ngành nghề nông thôn thành phố Hà Nội năm 2025.
Bến Tre: Giữ lửa làng nghề đan đát Ba Tri

Bến Tre: Giữ lửa làng nghề đan đát Ba Tri

LNV - Hơn trăm năm trước, vùng đất Ba Tri, tỉnh Bến Tre, đã hình thành nhiều làng nghề đan đát nổi tiếng. Chính quyền địa phương đang tìm cách bảo tồn làng nghề đan đát gắn với phát triển du lịch.
Làng gốm Thanh Hà

Làng gốm Thanh Hà

LNV - Làng gốm Thanh Hà là làng gốm Hội An có quy mô lớn, được hình thành từ cuối thế kỷ XV. Người dân sinh sống ở làng gốm Thanh Hà chủ yếu có nguồn gốc từ Thanh Hóa, Hải Dương và Nam Định di cư vào Hội An, tiếp tục duy trì, phát triển nghề làm gốm của cha ông.
Lâm Đồng: Bảo tồn và phát triển Làng nghề thổ cẩm K’Long

Lâm Đồng: Bảo tồn và phát triển Làng nghề thổ cẩm K’Long

LNV - Làng nghề thổ cẩm K’Long xã Hiệp An, huyện Đức Trọng, (tỉnh Lâm Đồng) có vai trò rất lớn đối với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn, đem lại nguồn thu nhập, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động ở địa phương. Trong thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục phát triển, mở rộng quy mô hoạt động, đầu tư thêm trang thiết bị máy móc, xây dựng thêm nhà xưởng, gian trưng bày sản phẩm, tuyển dụng thêm nhiều nghệ nhân có tâm huyết, có tay nghề cao phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và phát triển làng nghề K’Long.
Người nâng tầm nghệ thuật tỉa hoa đu đủ chẻ cánh

Người nâng tầm nghệ thuật tỉa hoa đu đủ chẻ cánh

LNV - Giữa dòng chảy hối hả của cuộc sống hiện đại, Hà Nội vẫn gìn giữ được những nét tinh hoa của văn hóa truyền thống nhờ vào những con người thầm lặng, trong đó có nghệ nhân Nguyễn Thị Thu - người phụ nữ kiên trì theo đuổi và nâng tầm nghệ thuật tỉa hoa đu đủ chẻ cánh.
Chương trình OCOP - Nâng cao giá trị sản phẩm làng nghề

Chương trình OCOP - Nâng cao giá trị sản phẩm làng nghề

LNV - Chương trình OCOP không chỉ giúp các làng nghề phát triển kinh tế mà còn góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, từ đó tạo nên một thương hiệu mạnh mẽ và rộng rãi trên thị trường, mở ra cơ hội mới, đưa sản phẩm làng nghề vươn xa hơn, thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế nông thôn.
Giỗ Tổ ngành tóc Việt Nam 2025: Tri ân tiền nhân, gắn kết cộng đồng

Giỗ Tổ ngành tóc Việt Nam 2025: Tri ân tiền nhân, gắn kết cộng đồng

LNV - Sáng 20/3 tại đình Kim Liên (Đống Đa, Hà Nội), Ban tổ chức chương trình “Giỗ tổ ngành tóc Việt Nam 2025” đã tổ chức họp báo thông tin về kế hoạch triển khai sự kiện năm nay. Đây là dịp quan trọng để tri ân các bậc tiền nhân đã khai sáng nghề cắt tóc, đồng thời tạo cơ hội giao lưu, kết nối giữa các thợ tóc trên cả nước.
Linh thiêng nghi lễ rước nước Bạch Hạc

Linh thiêng nghi lễ rước nước Bạch Hạc

LNV - Ngày 17/3, tại TP Việt Trì (Phú Thọ), nghi lễ rước nước từ ngã ba sông Bạch Hạc với chủ đề “Nước Thiêng Hun Đúc Tinh Hoa” do Gốm Sứ Vạn Linh An tổ chức đã góp phần tôn vinh di sản văn hóa tâm linh độc đáo vùng đất Tổ.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Phú Yên đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

Phú Yên đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

LNV - Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Phú Yên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc trao tặng Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Phú Yên Huân chương Lao động hạng Nhất vì những đóng góp x
Giữ “lửa” cho nghề rèn Đa Sỹ

Giữ “lửa” cho nghề rèn Đa Sỹ

LNV - Mỗi năm, doanh thu đến từ các làng nghề trên địa bàn TP. Hà Nội đạt hơn 1 tỷ USD, đóng góp tích cực cho sự tăng trưởng kinh tế của Thủ đô. Tuy nhiên, trong bối cảnh sức cạnh tranh thị trường ngày càng tăng cao với sự góp mặt của hàng hóa ngoại nhập thì việc tìm hướng đi mới phù hợp xu thế hiện đại là hành động cấp thiết để bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống của Thành phố, trong đó có nghề rèn tại làng Đa Sỹ.
Sức sống ở làng nghề Yên Bái

Sức sống ở làng nghề Yên Bái

LNV - Mang trong mình những giá trị văn hóa, phong tục, tập quán, đời sống sinh hoạt của người dân mỗi địa phương, mỗi vùng đất; thế nên không ít nghề truyền thống và các sản phẩm của làng nghề ở Yên Bái không những không bị mai một mà ngày càng khẳng định giá trị nhờ đổi mới sáng tạo, kết hợp du lịch, thương mại điện tử và xu hướng tiêu dùng xanh.
Làng nghề đúc đồng nghìn năm tuổi ở xứ Thanh

Làng nghề đúc đồng nghìn năm tuổi ở xứ Thanh

LNV - Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, nghề đúc đồng ở làng Trà Đông (Thanh Hóa) vẫn giữ được nét độc đáo, đặc trưng, tiếp tục phát triển mạnh mẽ cho tới ngày nay.
Làng nghề nuôi cá triệu đô

Làng nghề nuôi cá triệu đô

LNV - Huyện Bình Chánh đang triển khai kế hoạch bảo tồn và phát triển làng nghề cá kiểng tại xã Bình Lợi, nơi có tổng diện tích nuôi cá cảnh trên địa bàn khoảng 60ha. Riêng xã Bình Lợi, diện tích nuôi cá koi, chép Nam Dương và chép Nhật đã đạt khoảng 20ha. Đây được xem là mô hình kinh tế nông nghiệp đô thị hiệu quả, thu hút nhiều hộ dân tham gia sản xuất. Với lợi thế về điều kiện tự nhiên, nguồn nước dồi dào và kinh nghiệm nuôi cá kiểng lâu năm của người dân, Bình Lợi đang từng bước trở thành trung tâm sản xuất cá cảnh quy mô lớn của TP. Hồ Chí Minh.
Giao diện di động