Doanh nghiệp làng nghề với Hiệp định EVFTA - Thời cơ và thách thức
Cơ hội cho các Doanh nghiệp làng nghề
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành phố Hà Nội, toàn thành phố hiện có 1.350 làng nghề và làng có nghề, chiếm số lượng làng nghề lớn nhất toàn quốc. Trong số đó có 308 làng nghề đã được UBND Thành phố Hà Nội công nhận. Ước tính, khu vực làng nghề của Hà Nội tạo việc làm cho khoảng 1 triệu lao động; Giá trị sản xuất đạt khoảng 22.000 tỷ đồng, tương đương gần 1 tỷ USD, trong đó, giá trị kim ngạch xuất khẩu khoảng 200 triệu USD/năm.
Theo Sở Công thương Thành phố Hà Nội cho biết, theo kết quả thống kê, ước tính trên địa bàn các quận, huyện, thị xã của Thành phố Hà Nội có trên 7.000 sản phẩm địa phương. Nhiều sản phẩm làng nghề, thủ công mỹ nghệ của Hà Nội đã xuất khẩu ra thị trường quốc tế như: Gốm sứ Bát Tràng (huyện Gia Lâm), mây tre giang đan Phú Nghĩa (huyện Chương Mỹ), sơn mài Duyên Thái (huyện Thường Tín)... Ở những làng có nghề, đặc biệt là các làng nghề phát triển, thu nhập bình quân của người dân cao hơn rất nhiều so với các làng thuần nông.
Hiệp định EVFTA có hiệu lực sẽ tác động đến nhiều lĩnh vực. Riêng với khu vực làng nghề, các sản phẩm làng nghề nói chung và sản phẩm thủ công mỹ nghệ nói riêng đều nằm trong diện được miễn thuế ngay. Điều này giúp làng nghề đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất khẩu sản phẩm sang thị trường EU mà không có giới hạn về mặt thuế quan và định lượng. Đây sẽ là bệ phóng giúp sản phẩm làng nghề của Hà Nội thâm nhập vào các thị trường khác.
Hiệp định EVFTA có hiệu lực, các nhà nhập khẩu nước ngoài sẽ tìm đến các nước sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ nhiều hơn. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ nói chung và của Hà Nội nói riêng tiếp cận thị trường nhanh hơn, số lượng nhiều hơn. Không dừng lại ở đó, các nhà nhập khẩu vào Việt Nam sẽ mang theo ý tưởng thiết kế, quy trình sản xuất của nước ngoài để đặt hàng doanh nghiệp trong nước - đây là những cơ hội rất lớn để các doanh nghiệp làng nghề phát triển dòng sản phẩm phù hợp thị trường xuất khẩu.
Nắm bắt nhanh cơ hội phát triển mới, những ngày sau dịch Covid-19, làng nghề Hạ Thái, xã Duyên Thái (huyện Thường Tín) sản xuất nhộn nhịp trở lại với nhiều sản phẩm sơn mài đặc sắc, hiện làng nghề Hạ Thái có khoảng 300 hộ sản xuất với khoảng 500 lao động. Người dân Hạ Thái sản xuất hàng nghìn sản phẩm theo nhu cầu thị trường, trong đó nhiều sản phẩm được xuất khẩu tới nhiều quốc gia trên thế giới.
Làng nghề mây tre đan Phú Vinh, Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ thì cho rằng, Hiệp định EVFTA không tác động nhiều đối với xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Bởi, trước khi có Hiệp định này, thuế xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đã “bằng 0”. Trong khi đó, Việt Nam gần như không nhập khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ nước ngoài nên khó ảnh hưởng đến sản xuất trong nước. Hiện nay, các doanh nghiệp vừa duy trì sản xuất để xuất khẩu, vừa cải tiến mẫu mã sản phẩm, đáp ứng chất lượng ngày một cao hơn của thị trường.
Nâng chất lượng sản phẩm để tháo gỡ rào cản
Hiệp định EVFTA mang đến nhiều cơ hội nhưng cũng đi kèm không ít thách thức. Châu Âu là thị trường kỹ tính, do vậy, để đáp ứng yêu cầu xuất khẩu tới thị trường này, yêu cầu bắt buộc đối với sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam không chỉ là chất lượng sản phẩm mà còn phải đáp ứng nhiều tiêu chí khác… đồng nghĩa với các doanh nghiệp làng nghề phải nỗ lực rất lớn để đáp ứng các yêu cầu của đối tác nhập khẩu. Từ thực tiễn, muốn vào được thị trường châu Âu, các doanh nghiệp phải đáp ứng được “hàng rào kỹ thuật” rất khắt khe. Ví dụ như, sản phẩm phải có tính văn hóa, không sử dụng lao động trẻ em trong sản xuất, sản phẩm có môi trường lao động tốt, bảo đảm thu nhập và cuộc sống của người lao động (từ bữa ăn đến khu vệ sinh, tiêu chuẩn tiếng ồn, an toàn lao động...).
Bên cạnh đó, làng nghề Hà Nội còn có điểm yếu đó là sự liên kết lỏng lẻo, mô hình kinh doanh của các hộ gia đình mang tính chất nhỏ lẻ, manh mún; Cách thức quản lý, công nghệ sản xuất hàng hóa tại các làng nghề Hà Nội còn lạc hậu, bởi vậy, để nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm trong thời gian ngắn là điều rất khó. Tuy khó khăn, song đó là việc lâu dài của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tại làng nghề hướng tới trong chiến lược phát triển bền vững. Một số các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm sơn mài trực tiếp, thời gian qua, các doanh nghiệp phải tính toán kỹ lưỡng tỷ lệ chì, sắt, kim loại nặng... trong sơn theo tiêu chuẩn nơi nhập khẩu; Sản phẩm phải thân thiện với môi trường, không hại đến môi trường khi hết vòng đời... Do nắm bắt được nhu cầu thị trường nên trong những năm qua, các doanh nghiệp vẫn duy trì khá hiệu quả trong hoạt động xuất khẩu. Một số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất của làng nghề khác cũng chú tâm hơn đến tự đổi mới công nghệ, tư duy quản trị doanh nghiệp và xây dựng thương hiệu, thiết kế mẫu mã, bao bì... để tạo sức cạnh tranh trên thị trường. Trong đó, nhiều doanh nghiệp đã thay đổi thiết kế theo mùa hoặc từng năm để hợp “gu” thị trường.
Tận dụng cơ hội để tạo đột phá cho làng nghề là việc đã được Thành phố Hà Nội quan tâm từ nhiều năm qua. Từ nhiều năm qua, Thành phố Hà Nội đã quan tâm, đầu tư cho phát triển làng nghề; Hỗ trợ phát triển làng nghề. Gần như tất cả các sở, ngành của Hà Nội đã tham gia vào thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến phát triển làng nghề. Nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho các làng nghề, đón cơ hội mới từ Hiệp định EVFTA, trong năm 2020, Hà Nội sẽ đào tạo nghề cho 13.100 lao động nông thôn; Nâng cao năng lực quản lý cho 2.400 lượt cán bộ quản lý doanh nghiệp, chủ cơ sở sản xuất, người lao động tại các làng nghề…Các sở, ngành của Hà Nội cũng tiếp tục thực hiện công tác quy hoạch, xử lý môi trường, đổi mới công nghệ, kết nối du lịch... tại các làng nghề. Với rất nhiều giải pháp được Thành phố Hà Nội và mỗi doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tại các làng nghề đã và đang triển khai, hy vọng các làng nghề vượt qua thách thức, hội nhập thành công trong thời kỳ mới.
Hà Thị Vinh
Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề TCMN và Làng nghề Hà Nội
Tin liên quan
Tin mới hơn

Một số nghề thủ công truyền thống của dân tộc Khơ Mú ở vùng núi Tây Bắc Việt Nam
09:49 | 25/06/2025 Nghiên cứu trao đổi

Làng nghề - “mắt xích” cho công nghiệp văn hóa
10:50 | 23/06/2025 Nghiên cứu trao đổi

Nghị quyết 57 mở đường phát triển làng nghề
09:39 | 09/06/2025 Nghiên cứu trao đổi

Ứng dụng công nghệ số phát triển làng nghề
09:18 | 30/05/2025 Nghiên cứu trao đổi

Làng nghề với bài toán “chuyển đổi xanh”
14:25 | 23/05/2025 Nghiên cứu trao đổi

Đề xuất một số giải pháp để phát triển du lịch làng nghề Việt Nam
09:15 | 13/05/2025 Nghiên cứu trao đổi
Tin khác

Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng
09:40 | 09/05/2025 Nghiên cứu trao đổi

Bảo tồn làng nghề truyền thống trước thách thức của thời đại
09:08 | 15/04/2025 Nghiên cứu trao đổi

Những yếu tố sống còn của làng nghề
14:31 | 10/04/2025 Nghiên cứu trao đổi

Sức sống ở làng nghề Yên Bái
09:31 | 04/04/2025 Nghiên cứu trao đổi

Đồng Tháp: Bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống
11:34 | 02/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một việt nam thịnh vượng
10:03 | 21/03/2025 Nghiên cứu trao đổi

Bảo tồn và phát triển không gian kiến trúc làng nghề truyền thống
09:45 | 13/03/2025 Nghiên cứu trao đổi

Nâng cao năng lực marketing xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề Việt nam
15:44 | 06/03/2025 Nghiên cứu trao đổi

Bảo tồn, phát huy giá trị làng nghề truyền thống tích hợp văn hóa đa giá trị
11:40 | 01/03/2025 Nghiên cứu trao đổi

Bao bì và thương hiệu sản phẩm làng nghề
21:08 | 20/02/2025 Nghiên cứu trao đổi

Giải bài toán bảo vệ môi trường làng nghề
19:28 | 13/02/2025 Nghiên cứu trao đổi

Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ
15:29 | 21/01/2025 Nghiên cứu trao đổi

Gian nan hành trình vươn tầm đặc sản OCOP 5 sao
14:44 | 14/01/2025 Nghiên cứu trao đổi

Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ
15:28 | 05/01/2025 Nghiên cứu trao đổi

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu nghệ nhân thủ công mỹ nghệ
09:22 | 17/12/2024 Nghiên cứu trao đổi

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị
11:13 Văn hóa - Xã hội

Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước
11:12 Tin tức

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP
14:57 OCOP