Dịch tạm lắng, dân xứ biển Bạc Liêu trở lại với nghề… "trời nắng mới ngon"
Bà Hường cho biết: "Xưa nay, nghề này chỉ "sợ" trời mưa" là khó làm ăn chứ bình thường vào những tháng "trời nắng mới ngon".
Bình thường, nghề ruốc khô "trúng mánh" được khoảng 3-4 tháng/năm, nhiều nhất là vào các tháng 4, tháng 7, tháng 8 âm lịch, tùy theo mùa gió, con nước.
Theo người dân địa phương, con ruốc có nhiều loại với kích cỡ khác nhau, từ loại con bằng cây tăm đến bằng đầu đũa ăn (Ảnh: Huỳnh Hải).
"Con ruốc thì đủ loại nhỏ đến lớn. Như 10 ký ruốc tươi loại lớn cỡ đầu đũa ăn mình mua từ các ghe cào khoảng 200.000 đồng. 10 ký tươi này làm ra được 3 ký ruốc khô, giá 120.000 đồng/kg. Nếu trừ đi một số chi phí, tôi còn được hơn 150.000 đồng", bà Hường chia sẻ.
Đó là nói thời điểm trời nắng, còn trời mưa thì những người làm nghề ruốc khô phải bỏ dép chạy may ra mới kịp bảo quản ruốc
Ruốc được phơi ở đê biển Gành Hào vào những lúc trời nắng tốt (Ảnh: Huỳnh Hải).
Những ngày tháng 7, tháng 8 vừa qua dịch bùng phát, chính quyền địa phương áp dụng các Chỉ thị hạn chế dân ra đường nên nghề làm ruốc khô cũng phải ngưng lại.
Gia đình bà Hường và nhiều hộ dân khác mất nguồn thu nhập cả mấy tháng, phải nhờ vào hỗ trợ mất việc của Nhà nước.
Theo bà Hường, với những gia đình ở xứ biển không có cơ sở như tàu ghe thì nghề làm ruốc khô cũng tạm đủ sống (Ảnh: Huỳnh Hải).
Mấy ngày cuối tháng 9 (giữa tháng 8 âm lịch), tạm thời dịch Covid-19 ở Bạc Liêu đã lắng xuống, gia đình bà Hường và nhiều hộ dân khác ở xứ biển Gành Hào mới ra mua lại ruốc tươi rồi phơi khô để tiếp tục với nghề.
"Dịch cũng vẫn còn diễn biến phức tạp nên trước mắt mình cũng dè chừng để làm nên không làm số lượng nhiều. Mỗi ngày cố gắng dự tính phơi và bán ruốc khô kiếm thu nhập khoảng 150.000 đồng đến 200.000 đồng tạm sinh sống.
Hy vọng dịch bệnh sớm được đẩy lùi để cuộc sống trở lại như xưa, nghề làm khô ruốc cũng hoạt động thoải mái hơn", bà Hường mong mỏi.
Một số người dân ở Gành Hào làm nghề cá khô cũng bắt đầu quay lại làm sau khi dịch tạm lắng (Ảnh: Huỳnh Hải).
Không chỉ có nghề làm ruốc khô mà nghề làm cá khô ở xứ biển Gành Hào cũng từng bước quay lại. Cá khô ở đây có nhiều loại được đánh bắt từ biển, nhiều nhất là cá lù đù, cá lưỡi trâu, cá khoai...
Bà Nguyễn Thị Huệ (ngụ thị trấn Gành Hào) cho biết, nghề làm cá khô ở xứ biển Gành Hào có từ rất lâu. Cá tươi được người dân mua từ các ghe đánh bắt hải sản, từ các vựa... rồi làm khô các loại để xuất bán ngay tại chỗ cũng như đưa đi nhiều nơi.
Cá khô được phơi nắng trên những sàn bằng dây thép (Ảnh: Huỳnh Hải).
"Nghề này cũng phụ thuộc nhiều vào thời tiết, nắng thì ngon, mưa thì khó ăn lắm. Nhìn chung giá cả vẫn vừa phải, trung bình vài chục ngàn đến hơn trăm ngàn một ký tùy loại khô. Ở đây cá khô lù đù một nắng thường được ưa chuộng", bà Huệ chia sẻ.
Tùy vào nhu cầu người dùng, cá khô ở Gành Hào có thể phơi một nắng hoặc phơi thật khô để bảo quản lâu dài. Nghề này cũng đã giúp nhiều người dân ở đây có cuộc sống ổn định (Ảnh: Huỳnh Hải).
Trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Trọng Hán, Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Hải, cho biết thời gian qua do dịch bùng phát nên đời sống người dân gặp không ít khó khăn. Với những người mất việc làm thì địa phương hỗ trợ theo quy định.
"Khi dịch tạm ổn, địa phương nới lỏng giãn cách thì địa phương cũng tạo điều kiện cho người dân làm khô bắt đầu quay lại tiếp tục với nghề và hoạt động đảm bảo phòng, chống dịch", ông Hán chia sẻ.
Huỳnh Hải
Dân trí
Tin liên quan
Tin mới hơn

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Cao Bằng gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống: Nét đẹp văn hóa gắn liền phát triển kinh tế
09:17 | 12/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Xây dựng Cụm công nghiệp làng nghề nhìn từ huyện Phú Xuyên
14:48 | 11/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Khám phá nghề chằm áo tơi Yên Lạc – Nét đẹp văn hóa truyền thống Hà Tĩnh
15:19 | 10/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa công nghệ số phát triển ngành ong Việt
15:19 | 10/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển nghề nuôi ong ở Nghĩa Đồng
09:42 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Nghệ nhân Nhân dân Đinh Chương “di sản sống” giữa đại ngàn Vĩnh Sơn
09:42 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Nhóm yêu thích nghề làm men lá” giữ gìn và phát triển nghề truyền thống
09:41 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề bánh pía Vũng Thơm
09:39 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cao Bằng: Nghề nhuộm vải chàm của người Nùng An
09:39 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Lê Mạnh Tuấn – Người giữ hồn đất, thổi hồn cho “đất nở hoa”
22:13 | 07/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Nguyễn Văn Lưu: Người đưa gốm sứ Chu Đậu trở về từ đáy biển
11:03 | 06/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thanh Hóa: Gắn kết chương trình OCOP với du lịch làng nghề – Hướng đi bền vững cho kinh tế nông thôn
09:06 | 04/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đánh thức làng nghề truyền thống bằng du lịch và sản phẩm OCOP
10:50 | 03/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa gốm Quảng Đức
10:09 | 02/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đóng thuyền gỗ truyền thống của người Tày Hà Giang
09:52 | 30/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề trầm hương Vạn Thắng hơn trăm năm tuổi
09:18 | 29/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Phát triển Làng nghề bún, bánh An Phong theo hướng bền vững
09:15 | 29/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Ấn tượng đêm chung kết Hoa hậu và Nam vương siêu mẫu thể hình thế giới 2025
23:09 Văn hóa - Xã hội

Bí thư Tỉnh ủy Bình Định trao Giấy chứng nhận đầu tư dự án 1 tỷ USD tại Thụy Điển
23:09 Kinh tế

Bình Định và Gia Lai kiến tạo nên một vùng du lịch giàu bản sắc
23:09 Du lịch làng nghề

Bình Định: Mô hình “Tàu cá mang rác nhựa về bờ” thu hút sự tham gia của 200 tàu cá
15:45 Môi trường

Hội Nhà văn Hà Nội: Bàn về sáng tác văn học viết cho trẻ em
15:45 Văn hóa - Xã hội