Đến Huế, đừng quên “check in” phố làng hương
Những bó tăm hương đầy màu sắc rất ấn tượng với du khách.
Dừng chân ở cửa hàng Hoàng Hạnh đúng vào dịp đầu năm 2019, trời mưa rét nhưng cũng nhộn nhịp khách Tây tham quan, mua hàng. Chị chủ quán kể rằng: không chỉ có khách tham quan, tìm hiểu sản phẩm để mua mà nhiều vị khách còn muốn trải nghiệm cách se hương. Vừa nói, tay chị vừa liến thoắng thực hành cách se hương cho khách xem. Mùi của hương thơm dễ chịu, với đủ vị của quế chi, đinh hương, nụ tùng, hoa hồi, bạch đàn… và cũng có loại hương “đẳng cấp” có mùi của trầm rừng tự nhiên.
Ông Jordan, một du khách Pháp bày tỏ thích thú với các bước làm hương của người dân, nhất là công đoạn se hương. Trong khi đó, những vị khách khác thì tìm hiểu các sản phẩm để chọn mua loại có mùi hương phù hợp. Có khách mua để lưu niệm, nhưng cũng không ít khách mua để sử dụng dâng hương dâng hoa ở các điểm di tích, chùa chiền lân cận trong khu vực. Những cơ sở này không chỉ trưng bày và quảng bá các sản phẩm hương mà còn trình diễn nghề chằm nón và giới thiệu đến du khách sản phẩm nón lá nổi tiếng của xứ Huế. Con đường Huyền Trân Công Chúa hay thường được gọi là làng hương xứ Huế, nằm trên trục đường du lịch của địa phương, gắn với điểm tham quan lăng Tự Đức, đồi Vọng Cảnh, chùa Từ Hiếu… nên trở thành điểm dừng chân lý tưởng của du khách.
Vào mùa hè, khi bước chân lên con đường này, du khách sẽ “choáng ngợp” với hàng hàng lớp lớp những bó tăm hương đủ màu sắc. Không chỉ chú trọng đến chất lượng nguyên liệu tạo nên mùi thơm của hương, người sản xuất cũng rất tinh tế để làm ra những tăm hương với những que tre nhỏ được vót nhọn và nhuộm thành nhiều màu xanh, đỏ, tím, vàng… rất bắt mắt. Những ngày nắng, hàng loạt cơ sở sản xuất sẽ phơi tăm hương dọc cả tuyến phố, và cũng là thời điểm lý tưởng mà nhiều du khách, nhất là các bạn trẻ “check-in”.
Theo người dân ở đây, nghề làm hương ở Thủy Xuân đã tồn tại hàng trăm năm dưới thời Triều Nguyễn. Đây là nơi cung cấp hương cho Triều đình, các phủ quan lại và nhân dân trong vùng sử dụng. Sau này, dù chế độ quân chủ không còn nữa, nhiều hộ dân ở Thủy Xuân vẫn duy trì nghề truyền thống để phục vụ nhu cầu tâm linh của người dân khắp tỉnh. Hiện, nhiều cơ sở đã sản xuất đóng đi tỉnh thành khác; có cơ sở cũng làm sản phẩm cao cấp để phục vụ dòng khách cao cấp ở các khu du lịch tâm linh về thiền. Cơ sở Hoàng Hạnh, ngoài làm hương bình dân để bỏ cho các cơ sở kinh doanh ở chợ lớn trên địa bàn như Đông Ba, An Cựu, Bến Ngự…thì còn sản xuất hương trầm theo “đặt hàng”. Giá của hương trầm này chênh lệch rất lớn so với loại hương được sử dụng trong thờ cúng thường ngày, bởi trầm ở đây là trầm rừng tự nhiên với giá đã hơn 10 triệu đồng/kg nguyên liệu thô. Chỉ tính giá tiền thì mỗi cây đã bán ra 8.000-10.000 đồng, gần bằng với một bó hương loại thường. Nhưng bù lại, mặt hàng này rất được các doanh nghiệp lớn ưa chuộng, và sử dụng nó như một loại thảo dược để giúp du khách giảm stress, thoải mái tinh thần…
Khách quốc tế tìm hiểu về cách làm hương ở Thủy Xuân.
“Thực tế là cơ sở trưng bày của chúng tôi phục vụ điểm dừng chân, tham quan tìm hiểu và trải nghiệm cho khách du lịch, chứ sức mua của khách đến đây không lớn. Những sản phẩm chúng tôi làm ra ở đây phần lớn đều nhập đi các nơi tiêu thụ. Tuy nhiên, nhiều gia đình đã xây dựng cơ sở trưng bày dọc đường Huyền Trân Công Chúa, vừa là nơi sản xuất và cũng để quảng bá cho làng nghề truyền thống lâu đời của mình”- chủ cơ sở làm hương Hoàng Hạnh cho biết.
Theo bà Phạm Quỳnh Giao, Trưởng phòng VHTT TP. Huế thì hiện nay làng hương Thủy Xuân còn hơn 40 cơ sở sản xuất, trong đó có các cơ sở lớn đã làm nên thương hiệu như Công ty TNHH Kỳ Nam Anh và cơ sở nhang trầm Đức Thành. Nhiều năm qua, làng nghề hương Thủy Xuân đã tham gia các kỳ Festival Nghề truyền thống Huế và đã quảng bá hình ảnh, điểm đến về du lịch đến bạn bè trong nước và quốc tế. “Ngoài ra, vào các dịp lễ hội ở địa phương, ngành kinh tế và ngành văn hóa vẫn luôn tạo điều kiện để hỗ trợ các cơ sở sản xuất hương ở Thủy Xuân tham gia giới thiệu, quảng bá sản phẩm làng nghề của mình. Qua đó, không chỉ góp phần kết nối để tiêu thụ sản phẩm nghề mà còn đưa hình ảnh du lịch về làng nghề làm hương Thủy Xuân đến với khách du lịch” - bà Giao nói.
Theo Thế giới di sản
Tin liên quan
Tin mới hơn

Đặc sản Hà Nội - Bánh gai làng Giá
10:11 | 14/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận
11:56 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng
11:56 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề dệt lụa làng Đốc Tín vang bóng một thời
11:55 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
13:58 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên
09:47 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cổng làng trong lòng phố
08:55 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lai: Từ đại ngàn hùng vĩ đến thiên đường biển xanh
20:20 Du lịch làng nghề

Gia Lai: Hợp tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực năng lượng tái tạo
20:20 Đào tạo nghề

“Mạch nghề” - Lan tỏa hình ảnh làng nghề trong thời đại số
20:17 Tin tức

Thuận An triển khai hiệu quả nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp
10:32 Khuyến nông

6 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản ước tăng trên 14%
10:30 Kinh tế