Đề xuất giải pháp để làng nghề vượt qua khó khăn do Covid
Hai là, kinh tế làng nghề mang bản sắc cốt lõi là văn hóa dân tộc được lưu truyền từ nhiều đời nay, một số sản phẩm và nghề thủ công đã là di sản vật thể và phi vật thể quốc gia hoặc được UNESCO công nhận; nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu tới nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Ba là, kinh tế làng nghề tạo việc làm trong các ngành nghề thủ công cho cư dân nông thôn, với thu nhập gấp 2 -3 lần so với nơi thuần nông, góp phần cải thiện đời sống, bảo đảm an sinh xã hội. Thanh niên nông thôn có việc làm và trưởng thành ngay tại quê hương, khỏi phải ra thành phố hoặc đi bán sức ở nước ngoài, gây ra nhiều thảm cảnh.
Bốn là, kinh tế làng nghề góp phần xây dựng nông thôn mới thịnh vượng, cộng đồng dân cư gắn kết, ấm no, hạnh phúc, có đủ điện, đường, trường, trạm; quang cảnh khang trang, xanh, sạch, đẹp; tạo nhịp sống nhộn nhịp, tươi vui, hình thành “một miền quê đáng sống”. Tại các làng nghề truyền thống, hầu như không có tệ nạn xã hội, bảo đảm an toàn, an ninh cho làng xóm.
Năm là, kinh tế làng nghề tạo ra những sản phẩm du lịch, nhất là du lịch văn hóa, tâm linh, với các di tích văn hóa, lễ hội truyền thống, lịch sử các vị Tổ nghề; là nơi khách du lịch tiếp xúc, giao lưu với các nghệ nhân, tìm hiểu kỹ thuật, công nghệ chế tác sản phẩm thủ công mỹ nghệ.
Có thể nói, văn hóa làng nghề có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế làng nghề. Văn hóa đó cũng phần nào là nguồn nội lực quan trọng giúp người dân làng nghề vượt lên khó khăn trong mọi hoàn cảnh, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19.
Trong điều kiện hiện nay, có thể thấy, văn hóa làng nghề về cơ bản vẫn tiếp nối những tinh hoa của làng truyền thống, song đang được vận dụng, phát huy trong tình hình mới. Có thể nêu ra những yếu tố cấu thành văn hóa làng nghề như sau.
Về cơ cấu tổ chức: đó là việc duy trì các quan hệ làng xóm – dòng họ - gia đình – thợ thủ công; là việc hình thành những hội nghề nghiệp trong quá trình bảo tồn và phát triển làng nghề; v.v… Những quan hệ nói trên cần được duy trì và phát triển theo yêu cầu của kinh tế thị trường, mà chủ yếu là củng cố quản lý nội bộ đi đôi với đẩy mạnh liên kết liên doanh, nhất là liên kết theo chuỗi giá trị để khắc phục những yếu kém của từng hộ kinh doanh, tăng thêm sức mạnh, cùng phát huy tài năng, sáng tạo mẫu mã, kiểu dáng mới, nâng cao chất lượng của sản phẩm hàng hóa, mở rộng thị trường, v.v…
Về văn hóa vật thể: đó là những sản phẩm thủ công mỹ nghệ đặc trưng cho văn hóa từng làng nghề từng vùng miền; là các đình, đền, miếu, nơi thờ Tổ nghề, nhà thờ họ, là các nhà truyền thống, bảo tàng làng nghề, v.v…Các nhà truyền thống, các bảo tàng (kể cả bảo tàng tư nhân) là rất cần được xây dựng, trong đó có những công trình có tính tổng hợp của một làng nghề hoặc công trình chuyên đề về một nghề thủ công (ví dụ chuyên về gốm sứ, mây tre đan, tơ lụa, thổ cẩm …).
- Về văn hóa phi vật thể, đó là: (i) tính cộng đồng của các luật tục, phong tục tập quán, cung cách ứng xử trong làng xóm; (ii) các lễ hội, tôn vinh Tổ nghề; tổ chức các sinh hoạt văn hóa – tín ngưỡng cộng đồng (lễ hội, rước sách, tế lễ, các trò chơi dân gian …); tôn vinh những di tích, địa danh truyền thống làng nghề gắn với danh lam, thắng cảnh, di tích cách mạng; (iii) dạy nghề, truyền nghề, giữ gìn các bí quyết và kỹ sảo nghề, tôn vinh và phát huy tài năng và sức sáng tạo của các nghệ nhân; (iv) phát huy “vốn xã hội” trong các làng nghề, v.v…
Bản sắc văn hóa – cũng là đặc trưng của kinh tế làng nghề, là cái tạo nên SỰ KHÁC BIỆT của làng nghề so với các nền kinh tế khác đã được bồi đắp, giữ vững và phát triển qua chiều dài lịch sử của dân tộc. Xin nhấn mạnh về giá trị của NGHỀ THỦ CÔNG TRUYỀN THỐNG đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể, trongg đó có nhiều biểu hiện, như công cụ sản xuất, quần áo, đồ trang sức, trang phục và đạo cụ cho các lễ hội và biểu diễn nghệ thuật, đồ vật được sử dụng để lưu trữ (như hũ, vại), phương tiện vận chuyển, nghệ thuật trang trí và các đồ vật nghi lễ, nhạc cụ và đồ dùng gia đình, đồ chơi, đồ giải trí và giáo dục... Nhiều vật thể trong số nói trên có thứ chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn, song cũng có những hiện vật trở thành gia truyền, được lưu giữ như kỷ vật từ thế hệ này sang thế hệ khác. Song, điều quan trọng nhất, theo các nhà nghiên cứu, mục tiêu của việc bảo vệ các nghề thủ công truyền thống – di sản văn hóa phi vật thể chính là bảo đảm cho các kiến thức và kỹ năng liên quan đến nghề truyền thống được truyền lại cho các thế hệ tương lai, để các nghề thủ công có thể được thực hành sản xuất trong cộng đồng của họ, vừa cung cấp sinh kế cho người làm vừa phát huy tính sáng tạo. Chính vì thế, khuynh hướng của khách du lịch thời nay cũng là thích thú nhiều hơn đến những đồ vật thủ công thấm nhuần kiến thức và giá trị văn hóa tích lũy trong bàn tay, khối óc của người thợ thủ công. Khách du lịch thường muốn trải nghiệm bằng cách tự tay chế tác hàng thủ công, thích thú giao lưu với các nghệ nhân để tìm hiếu sâu về kỹ năng chế tác.
Tóm lại, với những tín hiệu rất đáng mừng trong thời gian gần dây, có thể tin tưởng và hy vọng kinh tế tư nhân nước ta sẽ có bước phát triển mới mạnh mẽ, trong đó kinh tế làng nghề nói chung và các đơn vị của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam nói riêng tiếp tục phát huy bản sắc riêng của mình, đóng góp nhiều hơn và xứng đáng hơn nữa cho kinh tế tư nhân và cho sự phát triển của đất nước.
Bài, ảnh: Lam Lam
Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ
Tin liên quan
Tin mới hơn
Phú Yên: Đưa thổ cẩm Xí Thoại trở thành sản phẩm du lịch
10:01 | 09/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Chi cục PTNT tỉnh Thái Nguyên tham dự Hội chợ Làng nghề Việt Nam 2024
14:14 | 07/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hưng Yên: Làng nghề cây cảnh ảnh hưởng nặng sau mưa lũ
09:17 | 07/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hồi sinh nghề gốm cổ tại buôn Dơng Bắk
09:16 | 07/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bắc Ninh: 12 cơ sở ở làng nghề giấy Phong Khê dừng hoạt động
09:24 | 04/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội An đón nhận “Nghề làm nhà tre, dừa ở Cẩm Thanh” danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia
09:24 | 04/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Công nhận nghề truyền thống Hà Nội đối với nghề kim hoàn, đậu bạc Định Công
09:08 | 04/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Về miền cổ tích gốm Thanh Hà truyền thống 500 năm tuổi
10:23 | 03/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam Trịnh Quốc Đạt làm việc với đơn vị trực thuộc tại thành phố Hải Phòng
15:12 | 02/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Lập Đề án phát triển Làng nghề trồng hoa Gia An Nam
13:30 | 02/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Kiên Giang
10:07 | 30/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Trăm năm kể chuyện nghề rèn
10:07 | 30/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ nhân ẩm thực nâng tầm món ăn truyền thống Việt
15:06 | 27/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề chè Ba Trại Phát triển bền vững
09:38 | 27/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nâng cao giá trị sản phẩm từ nghề đan võng gai của đồng bào người Thổ
10:32 | 25/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bún, phở gạo lứt khô - Đặc sản của làng nghề truyền thống Minh Khai
09:42 | 25/09/2024 OCOP
Bình Định bảo tồn và phát triển làng nghề
11:11 | 24/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hơn 100 đơn vị, doanh nghiệp sẽ tham gia Hội chợ Làng nghề năm 2024
11:04 | 24/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề chằm nón lá
09:23 | 23/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phát triển làng nghề theo hướng du lịch xanh và sạch
09:23 | 23/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Bến Tre
14:01 | 20/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Âm nhạc huyền thoại của ABBA đến với nơi hội ngộ miền di sản
20:36 Tin tức
Phú Yên: Đưa thổ cẩm Xí Thoại trở thành sản phẩm du lịch
10:01 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Ổn định sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
09:54 Khuyến nông
Bộ NN và PTNT giới thiệu cuốn sách “Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn, những ký ức và kỷ niệm”
17:00 Nông thôn mới
Sống động chương trình “Ký ức Hà Nội - 70 năm”
14:32 Văn hiến Hà Thành