Hà Nội: 17°C Hà Nội
Đà Nẵng: 24°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 30°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 24°C Thừa Thiên Huế

Đan quyện tinh hoa và sáng tạo

LNV - Hà Nội đang từng bước nâng tầm sản phẩm thủ công, kết hợp hài hòa giữa tinh hoa văn hóa truyền thống và sáng tạo hiện đại

Là “đất trăm nghề”, Hà Nội đang từng bước nâng tầm sản phẩm thủ công, thổi làn gió mới vào giá trị truyền thống; sự kết hợp hài hòa giữa tinh hoa văn hóa truyền thống và sáng tạo hiện đại không chỉ giúp bảo tồn bản sắc thủ đô, mà còn tạo ra những sản phẩm có giá trị, tìm lại sức sống cho làng nghề.

Kể chuyện lịch sử và văn hóa làng nghề

Triển lãm The La - Ngàn năm canh cửi” đang diễn ra tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội, kể câu chuyện lịch sử và văn hóa của La Khê, làng nghề dệt truyền thống nổi tiếng của Hà Nội. Từ những tấm vải the, sa, lụa mềm mại đến những bó tơ, khung cửi và dụng cụ gắn liền với nghề dệt qua thời gian được giới thiệu làm toát lên vẻ đẹp của sự tỉ mỉ, sự tài hoa, sáng tạo của thợ thủ công làng nghề qua bao đời. Bên cạnh đó là những trang phục hiện đại, cho thấy tính ứng dụng rộng rãi của vải dệt truyền thống trong đời sống hiện nay.

Đan quyện tinh hoa và sáng tạo
Giữ truyền thống và tạo sức sống mới cho làng nghề

Làng dệt La Khê từng được nhắc tới trong các câu ca dao xưa như: The La, lĩnh Bưởi, chổi Phùng/ Lụa vân Vạn Phúc, nhiễu vùng Mỗ Bôn. Theo các cụ cao tuổi của làng, đến đầu thế kỷ thứ XVII, nhiều sản phẩm the, sa, vân, địa, quế, gấm, vóc của La Khê với họa tiết, hoa văn tinh xảo đã được sử dụng rộng rãi từ trong cung đình tới đời sống thường dân…

Qua thời gian dài chiến tranh, nghề dệt the, lụa bị gián đoạn. Đến những năm 2000, mô hình Hợp tác xã bảo tồn, phát triển nghề dệt lụa La Khê ra đời, tuy nhiên, việc tìm lại sức sống cho nghề dệt cổ truyền vô cùng khó khăn; ông Nguyễn Bao Hoàng, từng là thành viên Hợp tác xã cho biết, Ban Chủ nhiệm Hợp tác xã và nghệ nhân trong làng đã bỏ nhiều công sức, song thực tế triển khai không dễ dàng bởi kỹ thuật dệt công phu, tỉ mỉ, trong khi làng không còn mấy người biết cách dệt the lụa truyền thống, sản phẩm cũng kén người sử dụng. Hơn nữa, sản phẩm thủ công với 100% chất liệu tơ tằm không cạnh tranh được về giá so với dệt công nghiệp và vải chất liệu khác. Bởi vậy, chẳng mấy ai mặn mà tiếp nối, mấy chục khung cửi bị phá bỏ; trong làng chỉ còn nghệ nhân Lê Đăng Toản mải miết phục dựng các kỹ thuật dệt, gìn giữ nghề.

Nghệ nhân Lê Đăng Toản cho biết, the lụa La Khê dệt bằng sợi tơ tằm, điểm đặc biệt là cách dệt thưa thoáng hơn lụa, nhưng không xô, dạt. Đó là tuyệt kỹ mà chỉ người La Khê mới làm được. Tuy nhiên, nghề dệt the rất công phu, đòi hỏi thợ dệt phải tỉ mỉ và kiên trì, trong đó dệt hoa văn, họa tiết được coi là khó nhất…

Gần 10 năm gắn bó với nghề, nghệ nhân Lê Đăng Toản đã khôi phục được hàng chục mẫu dệt hoa văn the cổ, trong đó có những mẫu hoa văn cầu kỳ với họa tiết cách điệu như tứ linh, tứ quý hay hình song hạc, mây trời, hoa sen, chữ thọ… Vải the lụa La Khê cũng bước đầu được các nhà thiết kế trẻ sử dụng trên một số mẫu thiết kế áo dài ngũ thân, trang phục hiện đại, thu hút sự quan tâm của công chúng…

Truyền cảm hứng vào sáng tạo đương đại

Câu chuyện làng dệt làng La Khê cũng tương tự nhiều làng nghề thủ công truyền thống của Hà Nội. Thành phố có số lượng làng nghề nhiều nhất cả nước với trên 1.350 làng nghề và làng có nghề, trong đó có hơn 300 làng nghề thủ công truyền thống tiêu biểu. Tuy nhiên, còn nhiều rào cản cần vượt qua để khai thác tiềm năng và phát triển bền vững làng nghề, góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa.

TS. Nguyễn Thu Thủy, giảng viên Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật, Đại học Quốc gia Hà Nội, cho rằng, đứng về góc độ thị trường, sản phẩm thủ công sẽ gặp khó bởi không cạnh tranh được về giá cả. Để nghề truyền thống có thể được bảo tồn và phát triển, doanh nghiệp cũng như nghệ nhân, nhà thiết kế phải hướng tới tạo ra các sản phẩm cao cấp. Phải kể được câu chuyện truyền cảm hứng, gắn với truyền thống và sự độc đáo của sản phẩm. Chẳng hạn, sử dụng vải lụa, the La Khê, sinh viên Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật đã nghiên cứu, sáng tạo thiết kế các bộ sưu tập khác biệt, ứng dụng được vào đời sống… "Có thể thấy, không đơn thuần là kể câu chuyện chất liệu, truyền thống, mà cách thức sử dụng kỹ thuật, thiết kế mang lại sự đặc sắc cũng cần phải được coi trọng".

Câu chuyện thiết kế đã được đặt ra từ lâu, tuy nhiên, hiện nay chỉ một số làng nghề có sự phối hợp với nghệ sĩ, người làm sáng tạo để phát triển mẫu mã mới. Bên cạnh đó, theo TS. Nguyễn Thu Thủy, tình trạng sao chép mẫu thiết kế diễn ra tràn lan, bản quyền chưa được chú trọng đúng mức. Chẳng hạn, tại làng gốm Bát Tràng, một cơ sở ra mẫu mới và bán được thì những nhà khác cũng sao chép. Đây là tình trạng phổ biến mà các làng nghề đều gặp phải. Bởi vậy, người sản xuất phải nâng cao ý thức về việc sáng tạo các sản phẩm riêng có của mình.

Hà Nội từng nổi tiếng với 36 phố nghề và sản phẩm thủ công mỹ nghệ của thủ đô đang từng bước “lột xác” để trở thành những món đồ sáng tạo có giá trị cao, xuất hiện ở nhiều quốc gia. Nhận định như vậy, GS.TS. Từ Thị Loan, thành viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia cho rằng, để củng cố và phát triển bền vững ngành thủ công mỹ nghệ tại Hà Nội như một nguồn vốn văn hóa, cần có chiến lược dài hạn, triển khai các giải pháp đồng bộ, thiết thực và hiệu quả. Theo đó, cần tiếp tục ban hành các chính sách khuyến khích phát triển, hoàn thiện công tác quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủ công mỹ nghệ. Đẩy mạnh cải tiến mẫu mã, đa dạng hóa sản phẩm; tăng cường ứng dụng khoa học - công nghệ, kỹ thuật số; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; bảo đảm an ninh nguyên liệu cho sản xuất… Đặc biệt, tăng cường xây dựng tour, tuyến du lịch gắn với làng nghề truyền thống, gắn sản xuất kinh doanh với giữ gìn bản sắc văn hóa, lịch sử phát triển làng nghề để mỗi làng nghề trở thành một địa chỉ du lịch văn hóa sống động…

Làng nghề truyền thống không chỉ là những xưởng sản xuất đơn thuần mà còn là những bảo tàng sống động, lưu giữ hồn cốt văn hóa của dân tộc, đặc biệt là của Thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến. Kết hợp hài hòa giữa tri thức xưa và sự sáng tạo nay sẽ giúp các làng nghề phát triển bền vững.

Thảo Nguyên

Tin liên quan

Tin khác

Bình Định: Làng nghề trồng mai tất bật chuẩn bị vụ Tết

Bình Định: Làng nghề trồng mai tất bật chuẩn bị vụ Tết

LNV - Thời gian này, các Làng nghề trồng mai cảnh ở thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định đang tất bật cho việc chăm sóc mai cảnh để giữ lá xanh tốt chờ đến ngày lặt lá. Bởi, cuối tháng 11 âm lịch là thời điểm cây mai cảnh bắt đầu bước vào giai đoạn lặt lá để chuẩn bị đơm hoa đón Tết chào Xuân mới Ất Tỵ năm 2025.
Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Cụm kinh tế của các tổ chức thành viên năm 2024

Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Cụm kinh tế của các tổ chức thành viên năm 2024

LNV - Sáng ngày 8/12, tại Hải Phòng, UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Cụm kinh tế của các tổ chức thành viên năm 2024.
Làng nghề hối hả vào vụ sản xuất phục vụ Tết

Làng nghề hối hả vào vụ sản xuất phục vụ Tết

LNV - Khoảng 2 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Thời điểm này, các làng nghề trong tỉnh có sản phẩm đặc trưng phục vụ Tết như: Hàng thủ công mỹ nghệ, làm hương, trồng hoa, cây cảnh, chế biến nông sản… trở nên nhộn nhịp. Các cơ sở sản xuất, nhà vườn hối hả chạy đua với thời gian để cung ứng những sản phẩm có chất lượng, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của thị trường.
Nghề làm người tuyết bằng xốp trên phố cổ Hà Nội

Nghề làm người tuyết bằng xốp trên phố cổ Hà Nội

LNV - Còn vài chục ngày nữa là tới lễ Giáng sinh, thời điểm này, phố hàng Mã đã lung linh màu sắc của ngày Noel. Bên cạnh cây thông, vòng nguyệt quế, trái châu... một món đồ được nhiều người săn đón là mô hình người tuyết xốp.
Hà Nội: Làng nghề sinh vật cảnh Hồng Vân

Hà Nội: Làng nghề sinh vật cảnh Hồng Vân

LNV - Xã Hồng Vân thuộc huyện Thường Tín từ lâu được biết đến là làng nghề sinh vật cảnh vô cùng độc đáo. Tại vùng quê trù phú này, mỗi cây cảnh đều là một tác phẩm nghệ thuật mang trong mình hơi thở của thiên nhiên và dấu ấn sáng tạo của các nghệ nhân.
Làng miến truyền thống Bình Lư hối hả vào vụ Tết

Làng miến truyền thống Bình Lư hối hả vào vụ Tết

LNV - Gần hai tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, các cơ sở sản xuất miến của làng nghề truyền thống xã Bình Lư (huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu) lại hối hả vào vụ mới, chuẩn bị hàng Tết đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.
Hành trình Khát vọng Việt Nam Hùng cường – Phát triển nền kinh tế xanh bền vững, tôn vinh làng nghề và sản phẩm Ocop

Hành trình Khát vọng Việt Nam Hùng cường – Phát triển nền kinh tế xanh bền vững, tôn vinh làng nghề và sản phẩm Ocop

LNV - Ngày 2/12/2024, tại Nhà khách Chính phủ, Viện Nghiên cứu Phát triển Doanh nhân Việt Nam -Asean (EDRI) đã trang trọng công bố “Hành trình Khát vọng Việt Nam Hùng cường”, một chương trình mang tầm Quốc gia dân tộc nhằm đoàn kết, phát triển doanh nhân các dòng họ Việt Nam và mục tiêu xây dựng nền kinh tế xanh bền vững đưa Việt Nam vươn tầm thế giới.
Sản phẩm OCOP, làng nghề Hà Nội vươn tầm thế giới

Sản phẩm OCOP, làng nghề Hà Nội vươn tầm thế giới

LNV - Năm 2024, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tiếp tục tham dự cùng Trung tâm Xúc tiến Thương mại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Không gian trưng bày, quảng bá sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ, nông sản thực phẩm Việt Nam gồm 16 doanh nghiệp của Hà Nội và các tỉnh thành Việt Nam tại Hội chợ Thủ công mỹ nghệ quốc tế Artigiano lần thứ 28 diễn ra tại Trung tâm triển lãm ở thành phố Milan, Italia.
"Giữ lửa" nghề tại làng hương xạ truyền thống gần 300 năm ở Hưng Yên

"Giữ lửa" nghề tại làng hương xạ truyền thống gần 300 năm ở Hưng Yên

LNV - Với gần 300 năm làm nghề, làng hương thôn Cao, xã Bảo Khê (Hưng Yên) được ví như cái nôi của nghề làm hương Việt Nam; những ngày cuối tháng 11.2024, trong tiết trời se lạnh, chúng tôi tìm về nơi đây và được chứng kiến bà con đang khẩn trương làm những mẻ hương để kịp cung ứng hàng cho thị trường dịp cuối năm.
Rèn Đa Sỹ - Top 10 thương hiệu quốc gia

Rèn Đa Sỹ - Top 10 thương hiệu quốc gia

LNV - Làng rèn Đa Sỹ (phường Kiến Hưng, Q.Hà Đông, Hà Nội) nổi tiếng cả nước với sản phẩm dao, kéo và đã xuất khẩu đi các nước lân cận. Ngày nay, người thợ rèn Đa Sỹ vẫn cần mẫn làm nghề và giữ nghề như giữ một nét văn hóa truyền thống đáng quý.
Làng hương trăm năm tuổi Quảng Phú Cầu nhộn nhịp những ngày cận Tết rực rỡ sắc Xuân

Làng hương trăm năm tuổi Quảng Phú Cầu nhộn nhịp những ngày cận Tết rực rỡ sắc Xuân

Trải qua nhiều thăng trầm của thời cuộc, làng hương Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa (TP. Hà Nội) vẫn chứng tỏ được sức sống bền bỉ mang đậm nét văn hóa của miền quê Bắc Bộ.
Đã có 144 cơ sở tự nguyện phá dỡ lò đốt, lò tái chế kim loại tại Mẫn Xá

Đã có 144 cơ sở tự nguyện phá dỡ lò đốt, lò tái chế kim loại tại Mẫn Xá

LNV – Tính đến ngày 30/11, tại xã Văn Môn (huyện Yên Phong, Bắc Ninh) đã có 144 cơ sở tự nguyện phá dỡ lò đốt, lò tái chế kim loại tại thôn Mẫn Xá và Cụm công nghiệp làng nghề Mẫn Xá.
Xã Sơn Đông, TX Sơn Tây (Hà Nội): Tổ chức lễ đón nhận Bằng công nhận làng nghề mộc Vạn An đạt danh hiệu " Làng nghề Hà Nội"

Xã Sơn Đông, TX Sơn Tây (Hà Nội): Tổ chức lễ đón nhận Bằng công nhận làng nghề mộc Vạn An đạt danh hiệu " Làng nghề Hà Nội"

LNV - Được sự đồng ý của Thị ủy, HĐND, UBND Thị xã Sơn Tây, sáng 30/11/2024 Đảng ủy, HĐND, UBND, UB-MTTQ xã Sơn Đông cùng cán bộ, nhân dân Thôn Vạn An, xã Sơn Đông, TX Sơn Tây tổ chức trọng thể Lễ đón nhận Bằng công nhận Làng nghề mộc Vạn An đạt danh hiệu " Làng nghề Hà Nội"
Nhọc nhằn nghề trồng dâu nuôi tằm Hồng Đô

Nhọc nhằn nghề trồng dâu nuôi tằm Hồng Đô

LNV - Giữa miền quê thanh bình của xứ Thanh, làng Hồng Đô thị trấn Thiệu Hóa, (huyện Thiệu Hóa) như một viên ngọc quý ẩn mình. Nơi đây, nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt nhiễu đã gắn bó với người dân từ bao đời nay, tạo nên một nét văn hóa đặc sắc và những sản phẩm tơ tằm nổi tiếng khắp vùng.
Cảnh báo nguy cơ cháy nổ tại các làng nghề dịp cuối năm

Cảnh báo nguy cơ cháy nổ tại các làng nghề dịp cuối năm

LNV - Hiện tại đã bước vào giai đoạn cuối năm, đây là thời điểm các làng nghề trên địa bàn TP Hà Nội bước vào giai đoạn gia tăng sản xuất phục vụ hàng hóa cho dịp Tết Nguyên Đán sắp tới. Đây cũng chính là thời điểm dễ phát sinh những vụ cháy lớn tại các kho bãi, xưởng sản xuất của các hộ kinh doanh nhỏ lẻ tại các làng nghề.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Đan quyện tinh hoa và sáng tạo

Đan quyện tinh hoa và sáng tạo

LNV - Hà Nội đang từng bước nâng tầm sản phẩm thủ công, kết hợp hài hòa giữa tinh hoa văn hóa truyền thống và sáng tạo hiện đại
Bình Định:  Giá trị nhân văn từ Lễ hội Thần làng

Bình Định: Giá trị nhân văn từ Lễ hội Thần làng

LNV - Lễ hội Thần làng của người Chăm Hroi tại huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định là một trong những phong tục truyền thống tốt đẹp của người Chăm, có ý nghĩa nhân văn, cầu mong cho nơi ở của dân làng luôn được bình yên, cầu cho các vị thần linh bảo vệ, che c
Quảng Ninh phát triển sản phẩm OCOP

Quảng Ninh phát triển sản phẩm OCOP

LNV - Để các sản phẩm OCOP của Quảng Ninh thực sự trở thành sản phẩm hàng hoá, thì việc nâng cao chất lượng sản phẩm và phát triển sản phẩm mới là hết sức cần thiết. Ban Chỉ đạo OCOP tỉnh đã có Văn bản số 336/VPĐPNTM- OCOP ngày 19/6/2023 “về hướng dẫn thự
Bình Định thu ngân sách 15.615 tỷ đồng

Bình Định thu ngân sách 15.615 tỷ đồng

LNV - Năm 2024, Bình Định đạt tổng sản phẩm địa phương (GRDP) tăng 7,78% (kế hoạch năm 2024 tăng 7,5-8%); tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh là 15.615 tỷ đồng, vượt 7,8% dự toán HĐND tỉnh giao và tăng 23,2% so với năm 2023.
TP. Vũng Tàu: Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường TP.HCM thăm, trồng cây tại Trung đoàn 251, Vùng 2 Hải Quân

TP. Vũng Tàu: Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường TP.HCM thăm, trồng cây tại Trung đoàn 251, Vùng 2 Hải Quân

LNV - Ngày 8/12, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh (HANE) đã có chuyến thăm Trung đoàn 251, Vùng 2 Hải quân tại TP. Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu). Tại đây, đoàn công tác đã tặng đơn vị 5.000 cây xanh thông qua chương trình “Mộ
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động