Đắk Lắk: Gốm đen cổ Yang Tao khắc khoải hồi sinh

LNV - Bao đời người đã qua, bao mùa ăn lúa mới đã qua nhưng cách làm gốm vẫn thế, người đời trước truyền lại cho đời sau, đời sau nữa. Những bàn chân của các amí lấy đất về buôn, những bàn chân mở ra vòng tròn khép kín vô tận quanh chiếc bàn xoay thủ công. Những đôi tay nhuộm nâu vàng tỉ mẩn với nước và đất để tạo tác. Những khoảnh sân nhỏ luôn sực mùi rơm khói và đất chín trong cuộc chơi của lửa. Lửa bùng lên lúc mạnh lúc yếu, khói trùm lên lúc đậm lúc nhạt. Đất chìm trong lửa, lửa nhiệt nồng với đất để cuối cùng các sản phẩm gốm Yang Tao được hình thành. Lửa hòa vào trong đất, phục sinh trong đất thành những sản phẩm hữu dụng để khi bàn tay người chạm vào chỉ còn mênh mang hơi thở của đất và lửa.

Màu quá khứ với tro than

Bụi và gió đầu mùa khô Tây Nguyên quẩn quay những nhung nhớ của đời người, xoáy lên những đụn bụi nhỏ phủ mỏng lên mấy chú voi nhỏ bằng gốm vừa nung dưới lửa. Đôi mắt của a mí H'Phiết Uông ở cái tuổi ngoài 70 cứ nheo lại, ở đó như chứa đựng cả thăm thẳm mấy trăm năm của làng gốm dưới chân núi Chư Yang Sin này.

“Lâu rồi, lâu lắm rồi không nhớ được hết. Nhưng ngày xưa cả Yang Tao này 11 buôn đều làm gốm. Gốm của người M'nông Rlăm xứ này làm xong đổi lấy lúa khoai, đổi lấy trâu bò, đổi cả nông cụ nữa. Giờ khắp vùng chỉ còn Yơng Bắc này làm gốm, mà cũng chỉ còn 5-6 người thôi!”, H'Phiết Uông da diết thế khi xoay trên tay chú voi nhỏ màu đen bóng vừa nung.

Làng gốm cổ duy nhất ở Tây Nguyên chờ đợi được hồi sinh.
Làng gốm cổ duy nhất ở Tây Nguyên chờ đợi được hồi sinh.

Ai có ngờ, Yang Tao này là cái nôi của gốm cổ, có lẽ là làng gốm cổ duy nhất khắp vùng cao nguyên. Đồ gốm được làm nhiều nhất là chén, bát, ấm, ché chum, nồi chảo hay các con vật như trâu bò, hổ, voi để trang trí rồi mang đến các buôn khác để trao đổi lương thực, vật nuôi. Gốm đen đã được người làng mang đi khắp các vùng Yang Tao, Yang Reh cho đến tận Dak Nuê, Dak Phơi, Krông Nô. Người Êđê, Giarai, M'nông... đều dùng gốm này.

Trên cao nguyên đất đỏ có lẽ chỉ ở Yang Tao này mới có nguồn đất sét như thế để làm gốm. Buôn Yơng Bắk của xã Yang Tao (huyện Lắk, Đắk Lắk) nằm dưới chân ngọn Chư Yang Sin sừng sững bên con sông Krông Ana kiêu hãnh chảy ngàn đời, người dân từ lâu đã biết trồng lúa nước, biết chèo thuyền đánh bắt cá, biết trồng năn, lác để dệt chiếu, biết chọn đất để làm gốm.

Nghệ nhân làm gốm thủ công với những bí quyết riêng để tạo ra sản phẩm độc đáo.
Nghệ nhân làm gốm thủ công với những bí quyết riêng để tạo ra sản phẩm độc đáo.

Nắng chênh chếch dưới tán Kơnia mát dịu niềm hoang hoải, amí H'Huyên Bhôk, một nghệ nhân trẻ cần mẫn giã đất làm gốm. Đất này, như quà tặng của yang chỉ riêng cho M'nông mà thôi. Đất sét được lấy từ bờ sông có màu sắc nâu vàng, không giống với đất sét ở vùng khác. Mang đất về phải ủ và nuôi đất bằng cách che đậy và tưới nước hằng ngày cho đất khỏi khô. Chỉ đến khi làm gốm mới lấy ra làm để giữ được vẹn nguyên chất đất. Họ giã đất bằng chày trên gốc cây thay vì nhào đất bằng tay hay dùng chân như nhiều nơi khác.

Có lẽ, sự độc đáo còn nằm ở việc “trích đất”, đây là việc lấy ra lượng đất sét đủ dùng cho một sản phẩm, và điều này được xem như một nghi thức tâm linh. Và cứ thế, sản phẩm có thể to hoặc nhỏ hơn tùy vào khối đất đã “trích” ra mà không thêm hoặc bớt đi nữa. Gốm của người M'nông không dùng bàn xoay mà được nặn bằng tay và di chuyển xung quanh vật để tạo dáng như cách người Chăm làm gốm, rồi dùng đá đánh bóng, dùng một que tre khắc họa tiết hoa văn rồi đem phơi khô rồi nung trong lửa khoảng 30 phút. Cách tạo màu cho sản phẩm cũng chỉ có vỏ trấu và mùn cưa.

Những chiếc bình, ché, chén bát... được sinh ra từ đất và lửa, được các amí nâng niu với sắc màu không đoán định nổi, khi thì màu đen bóng, khi lại nâu vàng ám vệt lửa rất bóng, đẹp và bền. Rất nhiều người lầm tưởng rằng gốm của người M'nông Rlâm có tráng men nhưng thực chất đó là do chất liệu và kỹ thuật làm của nghệ nhân tạo nên. Có sản phẩm tuyền một màu đen bóng, có khi dọc ngang những vệt khói đen mờ trên đất chịu lửa vàng cháy. Vì nét độc đáo này mà sản phẩm gốm Yơng Bắk rất khác biệt. Mùi của khói rơm, của đất, của lửa quện vào phong vị của gốm người M'nông Rlăm ở xứ sở này.

Gốm Yang Tao hoàn toàn được chế tác thủ công.
Gốm Yang Tao hoàn toàn được chế tác thủ công.

Nhưng, cũng như nhiều sản phẩm thủ công khác, những biến thiên nghiệt ngã của thời cuộc khiến gốm đen xứ này dần xa vắng. Những sản phẩm hiện đại như đồ nhựa, đồ sứ đã chiếm lĩnh cả cao nguyên. Thợ làm gốm không sống nổi với nghề đã lần lượt từ bỏ, chuyển sang làm nương rẫy, chăn nuôi, số khác đi thành phố làm công nhân. Giờ, khắp Yang Tao chỉ còn chừng 5-6 người làm gốm như nghệ nhân H'Phiết Uông, nghệ nhân H'Lưm Uông hay nghệ nhân trẻ H'Huyên Bhôk. Hồn gốm như hồn của buôn làng, dẫu chấp chới tồn vong nhưng ít ỏi những nghệ nhân ấy vẫn âm thầm giữ cho gốm đen Yang Tao âm ỉ sống tới bây giờ, để chờ đợi một cuộc hồi sinh.

Chờ đến ngày đổi khác

Chuốt nhẹ bàn tay đã sạn chai vết dấu của thời gian, H'Phiết Uông cặm cụi bước bên bàn gốm. Bà thì thầm với đất, như thì thầm với lòng mình, với cha ông vậy. Gốm không đủ sức nuôi mình như thuở xưa nữa, nhưng những người như H'Phiết Uông, H'Lưm Uông hay H'Huyên Bhôk vẫn âm thầm với đất để giữ lửa để mong hồi sinh cho làng gốm. Ngày ấy xa hay gần họ không biết nữa, nhưng họ giữ cho mình niềm khắc khoải ấy như giữ một niềm tin. Những a mí vẫn làm một vài món đồ để sử dụng, hoặc cho, tặng người thân. Và như cách bà H'Phiết Uông bảo, rốt cuộc thì cũng để yên được cái bụng thương đất thương gốm của mình trước đã.

Thời gian gần đây, nhiều đoàn tham quan, du lịch tìm đến buôn làng để tìm về gốm cổ.
Thời gian gần đây, nhiều đoàn tham quan, du lịch tìm đến buôn làng để tìm về gốm cổ.

Huy hoàng của một thuở, lắng đọng trong thời gian cả một kho báu văn hóa người M'nông Rlăm bên dòng sông Mẹ này, làng gốm Yang Tao chênh chao bên bờ thất truyền, dẫu đâu đó vẫn nhao nhác một niềm tin. Ai hồi sinh cho được gốm Yang Tao! Câu trả lời xoáy vào mãi trong thổn thức của từng người thợ. Có đấy chứ! Một dạo Tiến sĩ Lương Thanh Sơn (nguyên Giám đốc Bảo tàng Đắk Lắk) cũng đau đáu với gốm Yang Tao.

Gần 10 năm trước, Tiến sĩ Lương Thanh Sơn đã nhiệt tình đặt làm các sản phẩm gốm, xin kinh phí tổ chức nghệ nhân truyền dạy nghề gốm cho người trẻ, giới thiệu một số sản phẩm gốm của đồng bào làm ra cho các đơn vị du lịch…những lớp học để truyền nghề làm gốm được tổ chức, có thời điểm lên đến vài chục người. Nhưng rồi cũng quẩn quanh một nỗi lo rằng gốm chẳng nuôi nổi người. Nên cứ thế người đến với gốm cứ rơi rớt dần.

Năm 2018, tại Festival gốm Thanh Hà - Hội An, sản phẩm gốm Yang Tao của người M'nông Rlăm đã được khách tham quan triển lãm đánh giá cao, nhiều tổ chức, cá nhân quan tâm. Tại các Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột, sản phẩm gốm Yang Tao cũng được du khách chú ý, nhiều người đã tìm mua. Năm 2021, tại Hội nghị xúc tiến đầu tư ở huyện Lắk, Ban tổ chức đã đặt hàng các nghệ nhân Yang Tao chế tác hơn 200 con voi làm bằng gốm làm quà tặng các đại biểu. Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk cũng đặt các nghệ nhân trong buôn sản xuất đồ gốm theo những mẫu mã có sẵn, được trưng bày trong bảo tàng để phục vụ nhu cầu sưu tầm đồ lưu niệm của du khách thập phương, nhất là du khách nước ngoài.

Tháng 11/2023, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk đã tiến hành thực hiện dự án “Bảo tổn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” đã mở ra một cơ hội mới cho du lịch tại làng gốm cổ Yang Tao. Bởi vậy, địa phương xác định việc tiêu thụ sản phẩm gốm không phải để phục vụ đời sống hằng ngày mà coi như đây là sản phẩm du lịch thì mới có thể bảo tồn và phát huy giá trị làng nghề này. Du khách đến thăm làng gốm Yang Tao không chỉ được chiêm ngưỡng quy trình làm gốm truyền thống mà còn có cơ hội tham gia các lớp học làm gốm, tự tay tạo ra những sản phẩm độc đáo làm kỷ niệm cho chuyến hành trình của mình. Như vậy, những cơ hội đang lần lượt mở ra. Chỉ cần chính quyền, các tổ chức cũng như nghệ nhân biết cách thức làm, mạnh dạn và sáng tạo trong việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm thì việc hồi sinh cho gốm cũng đã có hướng đi.

Ông Trần Quang Năm, Phó Giám đốc Bảo tàng Đắk Lắk chia sẻ, những tín hiệu tích cực từ du lịch được xem là một trong những giải pháp hữu hiệu giúp cho công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, độc đáo của người dân địa phương. Đây là cơ hội để nghề gốm của người M'nông R'lăm ở Yang Tao phát triển. Những năm gần đây du lịch phát triển, nghề gốm của người M'nông Rlâm buôn Yong Bắk nhận được rất nhiều sự quan tâm của du khách khi tới xã Yang Tao.

Gốm Yang Tao có màu sắc rất độc đáo, đen bóng mà không qua tráng men.
Gốm Yang Tao có màu sắc rất độc đáo, đen bóng mà không qua tráng men.

Bà H'Loan Uông, Chủ tịch UBND xã Yang Tao cho biết, thời gian qua các Sở, Ban, ngành, Hiệp hội và UBND huyện Lắk đã triển khai nhiều hướng phát triển sản phẩm du lịch gắn với nghề làm gốm truyền thống buôn Yơng Bắk. Sắp tới sẽ hoàn thiện hồ sơ để gốm thủ công của buôn Yơng Bắk trở thành sản phẩm OCOP 3 sao cấp huyện. Đồng thời phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ hỗ trợ ứng dụng công nghệ vào làm gốm, từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm. Từ những giải pháp cụ thể này, tin tưởng rằng trong thời gian tới nghề gốm Yơng bắk sẽ tiếp tục được bảo tồn và phát huy gắn với phát triển du lịch, từ đó tạo sinh kế nâng cao thu nhập của người dân tại địa phương.

Nghề làm gốm hiện tại chưa mang lại cho các nghệ nhân một cuộc sống đủ đầy, giàu có, nhưng lại mang đến những món ăn tinh thần vô giá đó là được giữ gìn nghề truyền thống. Những nghệ nhân tranh thủ lúc nông nhàn làm vài món đồ. Hàng làm ra đã bán được cho khách tham quan, các đoàn nghiên cứu. Thời gian gần đây, tháng nào cũng có đoàn tham quan, du lịch, mỗi lần xuống đều lấy hết những sản phẩm gốm. Nhưng để khôi phục lại làng gốm cổ, gắn gốm cổ với du lịch, không phải là câu chuyện một sớm một chiều mà cần có chiến lược dài hơi. Hy vọng rằng từ những nỗ lực của các nghệ nhân cùng định hướng phát triển của các ngành các cấp, làng gốm cổ duy nhất của Tây Nguyên sẽ được hồi sinh.

Tiêu Dao - H’Yên

Tin liên quan

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước

LNV - Được thiên nhiên ưu đãi chất đất đỏ độc đáo, Vĩnh Long từ lâu đã nổi tiếng là thủ phủ gốm của miền Tây Nam bộ. Giữa biến động thời cuộc và sự mai một của làng nghề truyền thống, nơi đây hiện đang thắp lại ngọn lửa nghề bằng sự kết hợp giữa di sản và đổi mới, với vai trò tiên phong của những người nghệ nhân giàu tâm huyết.
Tuần văn hóa, du lịch gốm và làng nghề truyền thống tại Bắc Ninh

Tuần văn hóa, du lịch gốm và làng nghề truyền thống tại Bắc Ninh

LNV - Tuần văn hóa, du lịch “Gốm và Làng nghề truyền thống Bắc Ninh năm 2025” với chủ đề “Tinh hoa Gốm Việt” sẽ diễn ra vào trung tuần tháng 6-2025 (từ ngày 18 đến 22-6) tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc, thành phố Bắc Ninh.
Những người giữ hồn đất nung tại Lò lu Đại Hưng

Những người giữ hồn đất nung tại Lò lu Đại Hưng

LNV - Hơn 160 năm tồn tại, lò lu Đại Hưng (tỉnh Bình Dương) không chỉ là nơi lưu giữ tinh hoa gốm Việt mà còn minh chứng cho bề dày lịch sử và giá trị văn hóa của một làng nghề truyền thống lâu đời. Dưới bàn tay tài hoa và tâm huyết của người thợ lành nghề, từng sản phẩm độc đáo chứa đựng hơi thở của thời gian đã được giới thiệu rộng rãi đến với người yêu gốm sứ.

Tin mới hơn

Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025

Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025

LNV - Sáng 3/7, UBND thành phố Hà Nội và Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức Hội nghị chuẩn bị cho Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025.
Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên

LNV - Làng hoa giấy Thanh Tiên - cái nôi của nghệ thuật làm hoa giấy truyền thống - một nghề không chỉ tạo ra những đóa hoa rực rỡ mà còn chắt lọc tinh hoa của văn hóa tâm linh, của bàn tay khéo léo và tình yêu dành cho di sản dân tộc.
Giữ hồn quê qua từng mối đan

Giữ hồn quê qua từng mối đan

LNV - Giữa vùng núi rừng xã Tân Lĩnh, tỉnh Lào Cai (xã Phan Rang, Lục Yên , Yên Bái cũ), thôn Rầu Chang vẫn rộn ràng tiếng chẻ tre, vót nan – âm thanh thân quen của nghề đan rọ tôm. Nghề thủ công tưởng chừng chỉ gắn với miền sông nước nay đã bén rễ, lớn lên từ chính bàn tay cần mẫn của người vùng cao. Trải qua bao đổi thay, nghề không chỉ là kế sinh nhai mà còn là niềm tự hào, là nhịp sống không thể thiếu của người dân nơi đây.
Cổng làng trong lòng phố

Cổng làng trong lòng phố

LNV - Giữa nhịp sống hối hả của Hà Nội hôm nay, nơi những dòng xe cuồn cuộn lao đi như chẳng kịp níu giữ thời gian, đôi khi ta bắt gặp một khoảnh khắc chùng lại: một cổng làng cũ kỹ, rêu phong, âm thầm nép mình bên góc phố. Cổng làng - như dấu lặng giữa bản nhạ
Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng

LNV - Các sản phẩm của làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng (Lào Cai) mang nét riêng khó trộn lẫn: Họa tiết tinh xảo, màu sắc rực rỡ, vừa truyền thống vừa hiện đại, là món quà lưu niệm hấp dẫn du khách.
Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề

LNV - Nằm cách TP. Huế khoảng 7km về hướng Tây Nam, làng hương Thủy Xuân (TP Huế) ẩn mình dưới chân đồi Vọng Cảnh, bên dòng sông Hương thơ mộng. Nơi đây, từ lâu đã nổi tiếng với nghề làm hương trầm thơm trên đất thần kinh của người dân đã nức tiếng xa gần. Trong những năm trở lại đây, làng hương này còn trở thành địa điểm tham quan đặc sắc của du khách trong và ngoài nước.

Tin khác

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên

LNV - Với định hướng và mong muốn phát triển dài hạn tại Việt Nam, thương hiệu trà sữa CHAGEE xem việc đồng hành giúp bà con nông dân xây dựng mô hình vùng nguyên liệu thí điểm là hành động cần thiết để góp phần thúc đẩy nông nghiệp bền vững, minh bạch và gắn kết với cộng đồng địa phương.
Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống

LNV - Sáng 3/7, UBND thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị về việc tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025. Đồng chí Nguyễn Mạnh Quyền, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội và đồng chí Võ Văn Hưng, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì hội nghị.
"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên

LNV - Nếu phải xác định một điểm khởi đầu cho hành trình chuyển đổi số tại huyện Phú Xuyên, thì đó không phải là hạ tầng, công nghệ hay những con số đầu tư hàng chục tỷ đồng, mà chính là yếu tố con người - những người dám nghĩ, dám làm, dám tiên phong.
Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ

LNV - Giữa dòng chảy hiện đại hóa, những nghề truyền thống như dệt thổ cẩm và đan lát của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi) vẫn được gìn giữ bền bỉ qua nhiều thế hệ. Không chỉ mang giá trị thẩm mỹ cao, các sản phẩm thủ công còn là biểu tượng văn hóa độc đáo, gắn liền với đời sống núi rừng và tâm hồn người Hrê. Nhờ đôi bàn tay khéo léo của những nghệ nhân, những nghề xưa không chỉ sống lại mà còn trở thành điểm nhấn trong phát triển du lịch cộng đồng địa phương.
Mùa sen ở hồ Tây

Mùa sen ở hồ Tây

LNV - Vào dịp tháng 6 này, trên khắp các ao, đầm trồng sen ở khu vực hồ Tây (quận Tây Hồ) rộn ràng không khí thu hoạch, chụp ảnh với hoa. Sen trồng ở đây là sen bách diệp với bông to có 100 cánh, mùi thơm đượm mang một nét đặc trưng riêng của hồ Tây mà không nơi nào có được.
Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh

LNV - Bắc Ninh là một tỉnh nổi tiếng với nhiều làng nghề truyền thống, trong đó phải kể đến làng nghề đúc đồng Đại Bái, trước đây gọi là làng Văn Lãng (hay còn gọi là làng Bưởi Nồi), thuộc xã Đại Bái, huyện Gia Bình. Từ lâu, làng đã nổi danh với nghề đúc đồng, chuyên sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo.
Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu

LNV - Việc đưa các sản phẩm làng nghề lồng ghép trong các cuốn sách là cách thức hiệu quả để quảng bá thương hiệu, tăng cơ hội xuất khẩu.
Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội

LNV - Hà Nội là mảnh đất hội tụ tinh hoa văn hóa dân tộc, nơi lưu giữ hơn 1.350 làng nghề và làng có nghề truyền thống. Trong bối cảnh hội nhập và phát triển, việc bảo tồn và phát huy giá trị làng nghề đang đứng trước nhiều thách thức. Chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' (OCOP) được xác định là một trong những giải pháp chiến lược giúp Hà Nội bảo tồn văn hóa làng nghề một cách hiệu quả và bền vững.
Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến

LNV - Theo UBND huyện Gia Lâm, UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 2738/QĐ-UBND, cho phép Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp xã Dương Xá sử dụng địa danh “Dương Xá” để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Nông sản chế biến Dương Xá”.
Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng

LNV - Trong số sáu cá nhân vừa được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân” vì những cống hiến đặc biệt trong gìn giữ và phát huy di sản nghề thủ công mỹ nghệ, tỉnh Quảng Nam vinh dự có hai đại diện: Ông Lê Đức Hạ (nghệ nhân gốm ở TX Điện Bàn) và ông Huỳnh Sướng (nghệ nhân mộc tại TP Hội An).
Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”

LNV - ’’Nơi tôi sinh: Làng Phùng Xá- Huyện Thạch Thất gần Chùa Thầy- một làng quê nghèo nhưng dân quê tôi thật thà lắm… “ Một câu nói cũng rất thật thà chân chất đến từ người đàn ông có ánh mắt kiên định, khuôn mặt sáng có chút lãng tử như một hoạ sĩ. Đó là anh Chu Văn Ân, nghệ nhân gỗ lũa Trai Vàng.
Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo

LNV - Nói đến "Bắc lan" hay "Bắc hồ câu", "Bất động sản Phương Bắc" ở Suối Hai thì người dân huyện Ba Vì (Hà Nội) và các địa phương lân cận ai cũng biết đó là tên thường gọi của doanh nhân Lê Đức Bắc. Anh Bắc không những thành đạt trong lĩnh vực vận tải, xây dựng, kinh doanh bất động sản mà còn là một nghệ nhân sinh vật cảnh và làm vườn (SVC & LV).
Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông

LNV - Xứ Thanh nổi tiếng là vùng đất của những làng nghề truyền thống lâu đời, nơi lưu giữ trọn vẹn giá trị văn hóa, tinh thần và bàn tay tài hoa của bao thế hệ. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, mỗi làng nghề không chỉ là kế sinh nhai của người dân mà còn là “bảo tàng sống” của tinh hoa văn hóa đất Việt, ngày càng được phát huy mạnh mẽ trong đời sống hiện đại.
Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng

LNV - Nằm ven dòng sông Hậu hiền hòa, làng nghề bánh tráng Thuận Hưng (xã Thuận Hưng, quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ) là một trong những làng nghề truyền thống lâu đời, nổi tiếng miền Tây Nam Bộ. Ngày nay, những người dân nơi đây vẫn miệt mài đỏ lửa, tráng bánh nhằm gìn giữ và phát triển làng nghề địa phương.
Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

LNV - Với đường bờ biển dài, điều kiện tự nhiên thuận lợi và nguồn lợi thủy sản phong phú, Việt Nam sở hữu lợi thế lớn về nghề nuôi biển. Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách nhằm tháo gỡ những nút thắt, phát huy tối đa tiềm năng, hướng tới mục tiêu phát triển nghề nuôi biển hiện đại, bền vững.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Định vị thương hiệu du lịch sen Hà Nội

Định vị thương hiệu du lịch sen Hà Nội

LNV - Sở hữu nhiều đầm sen lớn, ẩn chứa bao giá trị văn hóa, lịch sử của mảnh đất ngàn năm văn hiến, Hà Nội đang nỗ lực xây dựng nhiều sản phẩm trải nghiệm sen độc đáo, thu hút sự quan tâm của đông đảo khách tham quan trong và ngoài nước. Cách làm này góp
Sản xuất, tiêu thụ sản phẩm động vật theo chuỗi liên kết: Nâng hiệu quả kiểm soát chất lượng thực phẩm

Sản xuất, tiêu thụ sản phẩm động vật theo chuỗi liên kết: Nâng hiệu quả kiểm soát chất lượng thực phẩm

LNV - Thời gian qua, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội đã hỗ trợ các hợp tác xã, người dân tổ chức chăn nuôi theo chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, bảo đảm an toàn sinh học.
Hà Nội chính thức cho phép khai thác đất bãi sông phục vụ nông nghiệp, du lịch

Hà Nội chính thức cho phép khai thác đất bãi sông phục vụ nông nghiệp, du lịch

LNV - Nghị quyết vừa được HĐND thành phố thông qua, mở ra cơ hội khai thác hiệu quả quỹ đất nông nghiệp tại bãi sông, bãi nổi, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và phát triển du lịch.
Hà Nội lắp đặt, huy động 284 màn hình LED phục vụ lễ kỷ niệm Quốc khánh 2-9

Hà Nội lắp đặt, huy động 284 màn hình LED phục vụ lễ kỷ niệm Quốc khánh 2-9

LNV - Hà Nội lắp đặt 14 màn hình LED tại 11 điểm thuộc 3 tuyến diễu binh, diễu hành; 7 màn hình LED tại 6 điểm cửa ngõ Thủ đô; 136 màn hình LED tại các điểm công cộng…
Du lịch Gia Lai có lợi thế rừng vàng biển bạc, hệ sinh thái du lịch đa dạng

Du lịch Gia Lai có lợi thế rừng vàng biển bạc, hệ sinh thái du lịch đa dạng

LNV - Tại lễ kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống ngành Du lịch Việt Nam, bà Đỗ Thị Diệu Hạnh, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai khẳng định, sự ra đời của tỉnh Gia Lai mới từ ngày 1/7/2025 là bước ngoặt mang tính lịch sử. Với lợi thế “rừng
Giao diện di động