Đà Nẵng: Phát triển nhãn hiệu, thương hiệu tập thể Nước mắm Nam Ô
Nhiều ý kiến được đưa ra tại hội thảo để đưa nước mắm Nam Ô đến gần hơn với người dân, khách du lịch..
Đó là những giải pháp được đưa ra tại hội thảo khoa học “Phát triển nhãn hiệu, thương hiệu tập thể Nước mắm Nam Ô” do Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức vào ngày 20/4. Hội thảo nhằm đánh giá thực trạng sử dụng, đề ra các giải pháp phát triển sản phẩm gắn với nhãn hiệu, thương hiệu tập thể của Làng nghề Nước mắm Nam Ô (phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu).
Tại hội thảo, các đại biểu đã chỉ ra một số thách thức như: Sự cạnh tranh của nước mắm phi truyền thống, thiếu nhân lực kế thừa nghề, yêu cầu nguyên liệu đầu vào cao, các đặc thù của yếu tố tập thể (thống nhất quy trình, xây dựng và vận hành cơ chế chống hàng giả, xây dựng chiến lược truyền thông/kinh doanh chung)…
Bên cạnh đó, đề cập đến việc các doanh nghiệp phải chủ động, tích cực tham gia xúc tiến thương mại, cải tiến chất lượng, mẫu mã sản phẩm để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và làm quà tặng của du khách…
Tổng lãnh sự Liên bang Nga tại Đà Nẵng thăm gian hàng nước mắm Nam Ô.
Nghề làm nước mắm Nam Ô..
Hội làng nghề truyền thống Nước mắm Nam Ô được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận nhãn hiệu, thương hiệu tập thể Nước mắm Nam Ô vào tháng 12/2009, được gia hạn vào tháng 1/2018. Năm 2019, nghề làm nước mắm Nam Ô được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận Di sản phi vật thể quốc gia.
Nước mắm Nam Ô được đưa ra thị trường với nhiều kiểu dáng, mẫu mã khác nhau.
Được biết, hiện Hội làng nghề có 61 hộ tham gia, qua đó tạo việc làm bền vững cho khoảng vài trăm lao động địa phương với mức thu nhập 3-5 triệu đồng/tháng. Cuối tháng 3/2020, đề án “Bảo tồn làng nghề nước mắm Nam Ô gắn với phát triển du lịch TP. Đà Nẵng” được phê duyệt và triển khai nhằm đưa nước mắm Nam Ô thành sản phẩm du lịch, xây dựng làng nghề thành điểm du lịch của thành phố, khai thác các tiềm năng di tích, hoạt động văn hóa văn nghệ của địa phương.
Khai thác du lịch kết hợp bảo tồn các di sản văn hóa; giới thiệu các tập quán, sản phẩm làng chài đến với du khách, hình thành khu vực để du khách khám phá, trải nghiệm khi đến với TP biển Đà Nẵng..
Đề án “Bảo tồn làng nghề nước mắm Nam Ô gắn với phát triển du lịch TP. Đà Nẵng” được Phó Chủ tịch UBND thành phố Hồ Kỳ Minh phê duyệt ngày 31/3/2020. Tổng kinh phí dự trù 4,665 tỷ đồng (chưa tính kinh phí chỉnh trang đô thị trong làng nghề và đầu tư khu trưng bày làng nghề).
Đề án có các mục tiêu cụ thể như: Đưa sản phẩm nước mắm Nam Ô trở thành sản phẩm du lịch, trong đó đạt sản lượng nước mắm tiêu thụ từ 200.000 - 250.000 lít/năm; nâng cao chất lượng mẫu mã, bao bì, nhãn mác của sản phẩm để tạo thương hiệu; tăng thu nhập bình quân đầu người từ nghề đạt 3 - 4 triệu đồng/người/tháng năm 2021 và đạt 4,5 - 5 triệu đồng/người/tháng vào năm 2025...; xây dựng làng nghề nước mắm Nam Ô trở thành điểm du lịch của thành phố nhằm giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm nước mắm và các sản phẩm liên quan của làng nghề; khai thác các tiềm năng di tích, phong cảnh cũng như các hoạt động văn hóa văn nghệ của địa phương...
Tại hội thảo, các đại biểu đưa ra nhiều ý kiến đưa ra góp phần thúc đẩy phát triển thương hiệu, như thống nhất sử dụng logo thương hiệu sản phẩm cho tất cả các thành viên bên cạnh tên riêng của mỗi hộ; cần có nơi để trưng bày, giới thiệu sản phẩm chung của cả làng để khách du lịch có nhiều sự lựa chọn; tập huấn, đào tạo kỹ năng phát triển du lịch cho người dân…
Đến nay, làng nghề có 92 hộ làm nước mắm, trong đó có 61 hộ tham gia vào Hội làng nghề nước mắm truyền thống, 10 cơ sở quy mô lớn, 17 cơ sở đăng ký thương hiệu riêng, ba hợp tác xã và một doanh nghiệp. Nghề mắm đã tạo việc làm bền vững cho vài trăm lao động địa phương với mức thu nhập từ 3-5 triệu đồng/tháng. Bình quân mỗi năm cung ứng ra thị trường khoảng 200.000 lít nước mắm thành phẩm.
Theo Hữu Hoàng
Tin liên quan
Tin mới hơn

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc
09:38 | 09/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Theo dấu tằm tơ
09:37 | 09/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lan tỏa hương vị bánh gai xứ Dừa
11:04 | 08/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng Nghề Truyền Thống Hồi Sinh Nhờ Thương Mại Điện Tử
09:04 | 07/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Bảo tồn và phát triển Làng nghề dệt thổ cẩm xã Vĩnh Hiệp
09:04 | 07/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thái Bình: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
10:04 | 06/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Làng gốm Bàu Trúc – Bảo tồn và phát triển di sản gốm Chăm trong thời hiện đại
10:04 | 06/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nam trong xu thế mới
12:19 | 05/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Về thăm làng nghề bánh phồng Sơn Đốc hơn trăm năm tuổi
12:15 | 05/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen
10:39 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề làm cờ Tổ quốc tất bật trước dịp kỉ niệm ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước
10:18 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

10 làng nghề lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

5 làng nghề miền Tây có truyền thống lâu đời
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người đàn ông thổi hồn vào từng thớ gỗ
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề làm dưa bồn bồn
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Những người giữ hồn đất nung tại Lò lu Đại Hưng
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thúng chai với 'tuyệt chiêu' chống thấm
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lào Cai: Nghề làm nón lá cọ Bản Liền
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Ba Vì (Hà Nội): Chi hội cựu Công an xã Phú Đông góp phần xây dựng nông thôn mới
09:59 Nông thôn mới

Diễu hành xe đạp làng nghề
09:41 Tin tức

Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng
09:40 Nghiên cứu trao đổi

Thành phố biển Quy Nhơn rực rỡ sắc vàng hoa lim xẹt
09:39 Du lịch làng nghề

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc
09:38 Làng nghề, nghệ nhân