Chuyện nghệ nhân nhà thơ và những bức chân dung gò đồng "độc bản"
Ông Phạm Xuân Trường và tác phẩm điêu khắc gò đồng “độc bản” |
Năm 1993 ông Phạm Xuân Trường nghỉ hưu. Dù chưa được học qua một trường lớp mỹ thuật nào, cũng không được học nghề gò, chỉ từ năng khiếu bẩm sinh, đôi bàn tay khéo léo, tính kiên nhẫn, sự đam mê cùng với suy nghĩ "tại sao người khác làm được mà mình không làm được" ông đã tự mày mò nghiên cứu và chỉ trong thời gian không dài đã cho ra gần 300 bức tranh gò đồng thủ công rất tinh sảo, trong đó có nhiều bức "độc bản" có một không hai, được các nghệ nhân điêu khắc, giới văn nghệ sĩ trong và ngoài nước ngưỡng mộ, thán phục.
Chúng tôi tìm đến nhà ông Phạm Xuân Trường ở một khu nhà tập thể cũ kỹ, xập sệ, được xây dựng từ những thập niên 70, trong căn phòng chật chội tận tầng 4 thấy có rất nhiều tác phẩm đã được đóng gói cùng những dụng cụ đồ nghề la liệt, ông Trường vẫn đang tay đục, tay búa mải mê làm việc. Khi chúng tôi đến, ông dừng tay vui vẻ tiếp chuyện, về những bức tranh gò đồng đã đóng gói, ông cho hay đây là 154 bức gồm chân dung các văn nghệ sĩ nổi tiếng; bạn văn chương và một số bức phong cảnh như chùa Một cột, Kinh đô Huế... chuẩn bị đưa đi triển lãm mỹ thuật ở Hà Nội đầu tháng 12/2023. để hoàn thành số tác phẩm này ông đã phải đầu tư khá lớn và miệt mài làm việc trong thời gian hơn hai năm. Trên tường còn có nhiều bức chân dung các Chính khách, nhà văn, nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam và thế giới. Đặc biệt, bức chân dung cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng bắt tay cố Chủ tịch Cu Ba Fidel Castro gò nổi bằng chất liệu đồng vàng được treo ở vị trí trang trọng của căn phòng.
Trong tủ căn phòng khách có một mô hình con tàu Titanic khá lớn (dài 1,3m-cao 0,6m, được gò bằng tôn, lắp động cơ điện).
Ông cho biết: Mô hình con tàu này là một trong những kỷ niệm rất đáng nhớ đối với ông vì nó được "hạ thuỷ" và trưng bày tại triển lãm mỹ thuật Hải Phòng đúng vào dịp kỷ niệm 100 năm ngày con tàu gặp nạn (15/4/1012 - 15/4/2012) sự kiện này đã thu hút giới báo chí cùng nhiều người hâm mộ trong và ngoài nước. Một khách du lịch người Anh khi đến triển lãm chiêm ngưỡng con tàu đã rất xúc động nói lên cảm nghĩ của mình "...đây là một hình tượng thực tế rất văn hoá, góp phần để các dân tộc kết nối gần với nhau hơn...và cũng là lời cảnh báo cho các quốc gia trên thế giới không bao giờ được coi thường sự giận dữ của biển cả...".
Được biết, trước mô hình con tàu Titanic, ông đã gò mô hình con tàu mang tên Lục Bảo Ngọc (Emeraude) đây là mô hình của một trong 5 con tàu du lịch đóng bằng gỗ, chạy máy hơi nước được người Pháp đưa sang Việt Nam hoạt động từ năm trước năm 1945, sau đó đã rút về Pháp. Ông cho hay: vào năm 2002 một đoàn Kiến trúc sư người pháp sang làm việc ở Hà Nội có một người mua được một cuốn sách bằng tiếng Pháp nói về "Xứ Đông Dương-Việt Nam" trong đó có nhắc đến con tàu Emeraude. Ông ta đã nảy ra ý định muốn phục hồi lại con tàu này nên đã đặt nhà máy đóng tàu Sông Cấm đóng lại nhưng bằng vỏ thép và lắp động cơ Diezen, sau khi hạ thủy, được sự đồng ý của các cấp, con tàu này đã được sử dụng phục vụ chở khách du lịch người Pháp và khách quốc tế tại vùng biển Việt Nam cho đến nay..
Tôi đã đến xin bản vẽ của nhà máy rồi nghiên cứu gò hàn ra mô hình của nó với độ chính xác tương đối. Sau đó đoàn kiến trúc sư người Pháp đã xin mua lại mô hình con tàu mang về Pháp trưng bày.
Về bức chân dung gò đồng đầu tiên, ông làm năm 1985, trong lần được vào thăm Bộ tư lệnh Hải quân nhìn thấy một bức ảnh Bác Hồ đội mũ Hải quân ông đã nảy ra ý định sẽ gò nổi bức chân dung này, sau khi tìm mua được bức ảnh và xin được một miếng đồng nhỏ bằng khổ giấy A4 tôi mang về truyền thần ra rồi miệt mài gò nổi bức chân dung của Bác, tác phẩm ra đời được đông đảo anh em công nhân nhà máy đến chiêm ngưỡng, khen ngợi, thán phục vì bức tranh rất có thần và giống Bác Hồ trong ảnh gốc, rất tiếc là qua thời gian bức chân dung đó nay đã bị thất lạc.
Bí thư Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam nhận bức chân dung Tổng thống Mỹ và Chủ tịch Triều Tiên do ông Phạm Xuân Trường trao tặng. |
Năm 2016 khi đến xem triển lãm mỹ thuật Hải Phòng về tranh phù điêu tôi nảy ra ý tưởng sẽ gò chân dung các nhà văn Việt Nam và quốc tế. Cũng năm đó nhân sắp đến kỷ niệm 100 năm ngày sinh của cố nhà văn Nguyên Hồng (1918-2018) nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Hải Phòng đầu tiên, thể theo nguyện vọng của lãnh đạo cùng tập thể các văn nghệ sỹ trong Hội VHNT Hải Phòng và cũng xuất phát từ lòng kính trọng nhà văn tôi đã nhận lời, rồi bắt tay vào miệt mài gò bức chân dung của nhà văn với kích thước (0,5m * 0,8m) bằng chất liệu đồng vàng, khi hoàn thành, tác phẩm được các văn nghệ sỹ, nghệ nhân điêu khắc mỹ thuật đánh giá là rất tinh sảo và có thần...
Tiếp đó, trong 2 năm 2017-2018 ông tiếp tục cho ra 82 bức chân dung của các nhân vật là nhà văn, nhà thơ khác như : Trần Dần ; Phùng Quán... và một số nhà văn, nhà thơ nổi tiếng trên thế giới mà ông yêu quí, trân trọng, các tác phẩm này được đưa ra trưng bày nhận được sự đánh giá cao của các nghệ nhân, giới văn nghệ sĩ trong và ngoài nước cùng đông đảo người dân Hải Phòng, khách du lịch trong nước và quốc tế...
Trong mấy năm gần đây nghệ nhân nhà thơ Phạm Xuân Trường còn chế tác, điêu khắc, gò ra các tác phẩm chân dung "độc bản" trong đó có cả chân dung các chính khách lớn của thế giới rất đặc sắc với độ tinh sảo cao, có ý nghĩa và tiếng vang không chỉ trong nước mà cả trên trường quốc tế.
Năm 2019 khi Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều diễn ra tại Việt Nam, xem qua các phương tiện thông tin ông rất vui vì nghĩ rằng đây sẽ là bước ngoặt có lợi cho hoà bình thế giới khi các quốc gia lớn bắt tay với nhau...thế là ông nảy ra ý định gò bức chân dung Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un bắt tay nhau. Nghĩ là làm, ông tải bức ảnh này từ báo mạng điện tử về rồi gò hai bức chân dung với ý định tặng cho Tổng thống Mỹ và Chủ tịch Triều Tiên. Được sự động viên, khuyến khích của Nhà giáo Hoàng Xuân Khoá và Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, ông đã gò thành công, hai bức chân dung đều thể hiện được thần thái của hai nguyên thủ, rất có chiều sâu, đường nét mềm mại, sinh động từ những sợi tóc...
Nhờ sự kết nối của bạn bè thân hữu, tháng 7/2021 Bà Jessik - Famer, Bí thư thứ hai Đại sứ Mỹ tại Việt Nam đã trực tiếp xuống Hải Phòng tiếp nhận bức chân dung trên, lễ trao tặng được tổ chức trọng thể tại trụ sở Hội VHNT Hải Phòng, bà Jessik - Famer hứa chuyển bức chân dung tới Tổng thống Mỹ Donald Trump theo nguyện vọng của ông. Còn bức chân dung của Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un, ông vẫn chưa có cơ hội chuyển tặng tới ngài Kim Jong Un.
Năm 2020 khi chuẩn bị diễn ra Hội chợ sách quốc tế La Habana lần thứ 29 do Cu Ba đăng cai tổ chức, nằm trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm 60 năm quan hệ giao phương Việt Nam- Cu Ba (1960-2020) mà Việt Nam với tư cách là khách mời tham dự. Thể theo đề nghị của Hội nhà văn Việt Nam muốn ông gò một bức chân dung về cố Chủ tịch Cu Ba Fidel Castro bắt tay với cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1973 tại chiến trường Quảng Trị. Nơi khởi nguồn câu nói bất hủ của cố Chủ tịch Fiden Castro "Vì Việt Nam, Cu Ba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình" để đưa sang Cu Ba trưng bày.
Nhận trách nhiệm, ông đã không quản ngày đêm bắt tay vào làm. Khi tác phẩm hoàn thành ông chuyển cho Đoàn công tác do bà Trương Thị Mai, Uỷ viên Bộ chính trị, Bí thư Trung ương Đảng - Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba là Trưởng đoàn sang Cu Ba dự sự kiện. Tác phẩm của ông được trưng bày ở vị trí trang trọng nhất trong gian hàng Việt Nam tại Hội chợ, bức chân dung này đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của lãnh đạo Đảng, nhà nước và nhân dân Cu Ba, điều đó đã khẳng định tình đoàn kết máu thịt giữa hai dân tộc, sự trân trọng tấm lòng, tâm huyết của người nghệ nhân, nghệ sĩ Việt Nam gửi tới.
Được biết, trong thời gian gần đây ông vừa hoàn thành một số bức chân dung của các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng trên thế giới mà ông yêu thích, quí trọng như Hemigway; J. London O. Henry...các bức chân dung đó hiện đang được treo tại căn phòng nhỏ nơi ông ở và làm việc.
Hiện tại ông chỉ truyền nghề cho con cháu trong nhà, vì với điều kiện về cơ sở vật chất (nhà xưởng) và điều kiện kinh tế của ông như hiện nay thì rất khó mở lớp để truyền dạy cho nhiều người (ông chỉ có mấy triệu đồng tiền lương hưu và một căn phòng vỏn vẹn hơn 10m2 - PV)...Ông mong thành phố, các cơ quan văn hoá quan tâm và chia sẻ, giúp đỡ để ông có thể thực hiện được nguyện vọng truyền nghề cho thế hệ trẻ yêu thích nghề này.
Ngoài nghiên cứu chế tác các tác phẩm mới, ông còn tranh thủ làm thơ, viết văn. Ngay từ khi còn trẻ dù bận rộn với công việc, mưu sinh kiếm sống nhưng ông đã đam mê sáng tác và in ra nhiều tập thơ, truyện, các tác phẩm của ông được bạn bè cũng như Hội nhà văn Việt Nam, Hội văn học nghệ thuật Hải Phòng và độc giả yêu thích, đánh giá cao.
Chia tay chúng tôi ông lại tay đục, tay búa cặm cụi với những tác phẩm đang làm dở.
Tin liên quan
Tin mới hơn
Nam Định: Làng nghề nước mắm truyền thống Sa Châu tập trung sản xuất hàng Tết
09:56 | 08/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề chiếu Định Yên bảo tồn nét đẹp thủ công giữa thời đại mới
09:52 | 08/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Trên 1000 sản phẩm có mặt tại Hội chợ sản phẩm làng nghề và nông sản thực phẩm an toàn Hà Nội
23:00 | 06/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề làm đá Bửu Long hàng trăm năm tuổi
14:17 | 06/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nồng nàn hương vị rượu Quán Đế Phú Yên
10:22 | 04/11/2024 OCOP
Chiếc mâm mây được ví như linh hồn của dân tộc Hà Nhì
08:50 | 04/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Tranh gốm Kim Lan - Di sản văn hoá
08:49 | 04/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ nhân điêu khắc đá mỹ nghệ Cao Văn Chiến
09:35 | 02/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hồi sinh nghề gốm cổ buôn Dơng Bắk
10:07 | 01/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Những nghệ nhân tâm huyết với nghề làm nón Mão Cầu
10:06 | 01/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Trưng bày nghề thủ công truyền thống tỉnh Ninh Bình
14:25 | 31/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hà Nội: Công nhận danh hiệu 3 làng nghề và làng nghề truyền thống
09:41 | 30/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hiệp hội Làng nghề Hải Phòng Khai trương hoạt động văn phòng đại diện Hiệp hội Làng nghề thành phố tại huyện Kiến Thụy, quận Dương Kinh, quận Đồ Sơn
09:54 | 29/10/2024 Tin tức
Hội làng nghề dệt lụa Vạn Phúc tổ chức Đại hội II, nhiệm kỳ 2024 - 2029
19:07 | 27/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa huyện Hoài Đức tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2024 - 2029
19:09 | 26/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Nam thu hồi bằng công nhận làng nghề dệt chiếu hơn 500 tuổi
09:23 | 25/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Đắk Lắk: Gốm đen cổ Yang Tao khắc khoải hồi sinh
19:59 | 21/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề Mây tre đan trăm tuổi ở Hoằng Thịnh
19:59 | 21/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Về Trù Sơn, nghe chuyện làng nồi
11:14 | 14/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Có 331 làng nghề, truyền thống được công nhận
11:13 | 14/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bắc Ninh: Làng nghề mộc Bình Cầu hồi sinh
11:13 | 14/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Sài Sơn (huyện Quốc Oai): Xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu
20:56 Nông thôn mới
Huyện Đất Đỏ đạt nông thôn mới nâng cao
20:55 Nông thôn mới
Ninh Bình: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện đề án khuyến công
09:58 Khuyến công
Quảng Bình: Thêm 11 sản phẩm được công nhận sản phẩm CNNT tiêu biểu
09:56 Khuyến công
Trường THPT Bất Bạt - Đơn vị xuất sắc trong phong trào thi đua năm học 2023-2024
09:56 Văn hóa - Xã hội