"Chòng chành" làng chiếu trên ốc đảo
Trong làng chiếu, số hộ dệt chiếu thủ công đã giảm mạnh, chỉ còn lại một số
hộ làm thêm để giữ nghề
Hơn 400 năm qua, làng chiếu Bàn Thạch đã trải qua biết bao thăng trầm nhưng chưa bao giờ người dân rời tay dệt chiếu. Với 1.356 người dân sinh sống trên “ốc đảo”, thời hoàng kim có tới hơn 700 người dệt chiếu và làm nghề liên quan tới dệt chiếu.
Được bao bọc bởi bốn bề là sông nước nên cây đay, cây cói ở đây rất dễ trồng. Nghề dệt chiếu cần ít vốn, có thể làm vào những lúc rảnh rỗi. Trung bình mỗi chiếc chiếu dệt khoảng 3 giờ là xong và mỗi người có thể dệt 2-3 chiếc/ngày. Nghề dệt chiếu được cha truyền con nối, truyền từ đời này sang đời khác. Những bãi đay, cói xanh tốt nằm dọc hai bên bờ hữu ngạn con sông Thu Bồn là nguồn nguyện liệu chính của làng nghề dệt chiếu Bàn Thạch. Sợi đay, cói đơn sơ những qua bàn tay khéo léo, tài hoa của những người phụ nữ Bàn Thạch đã trở thành những chiếc chiếu trắng, chiếu hoa, chiếu trổ, chiếu bông, chiếu nổi... rực rỡ, mịn màng và bền chắc.
Thời phong kiến, sản phẩm làng nghề Bàn Thạch nổi tiếng gần xa, được mua bán, trao đổi với những thương nhân người Hoa và cũng từng là cống phẩm cho triều đình.
Những người làm chiếu lâu năm trong làng kể lại, trước kia, chiếu Bàn Thạch đã xuất hiện tại các nước Đông Âu và Liên Xô, hiện hữu tại những lễ hội lớn như Festival Huế, Ấn tượng Mỹ Sơn...
“Tiếng thơm” là vậy, nhưng giờ đây mọi thứ đã lùi về dĩ vãng. Vài năm trở lại đây, chiếu làm ra khó tiêu thụ, giá thấp, ít ai mặn mà với nghề truyền thống này nữa. Các cụ cao niên ở làng chiếu Bàn Thạch cho biết, thời hoàng kim, hơn 80% người dân trong làng làm nghề chiếu. Mỗi ngày, những hộ làm chiếu như gia đình chị Trần Thị Bé (39 tuổi, ở tổ 11) có thể làm 2-3 đôi chiếu, kiếm được trên 400.000 đồng. Nay giá bán chiếu thấp, khó tiêu thụ, hai mẹ con chị Bé chỉ dệt 1 đôi chiếu, bán khoảng 120.000 đồng, lãi 50.000-60.000 đồng, mỗi người chỉ hơn 25.000 đồng.
Ông Võ Đức Cương (57 tuổi, trưởng thôn Đông Bình) vừa dệt chiếu vừa thở dài với chúng tôi: “Cứ mãi bám cái nghề này thì cứ mãi “đâm lao, xẻ lá”, không khá hơn ai”. Đôi bàn tay thô kệch dính đầy phẩm màu của ông Cương đưa ra đưa vào khung dệt rất nhanh và nhịp nhàng. Chỉ trong 1 tiếng đồng hồ, phần còn lại của chiếc chiếu đã được ông Cương dệt xong.
Dệt chiếu
Nhuộm và phơi cói để làm chiếu
Rất ít người hiểu hết nỗi niềm khốn khổ của những người dân làng chiếu phải trải qua. Mùa hạ nắng nóng, từ 3 giờ sáng, người già, trẻ nhỏ đã phải thức dậy để còng lưng trên những bãi cói cắt, tỉa, chẻ, rồi đem phơi 2-3 nắng. Nếu gia đình nào không có nhiều người thì 1 sào cói có khi phải chẻ đến hàng tháng trời mới xong. Khi trời nắng lớn, để cho thân cói khô đều, người dân lại phải thường xuyên trở cói...
Nhiều đời qua đi, người dân làng chiếu Bàn Thạch có lẽ vì “duyên kiếp” với nghề truyền thống quê hương và không còn nghề nào khác nên họ mới quyết tâm theo đuổi. Theo ông Cương, sở dĩ làng nghề gặp khó khăn một phần vì giao thông cách trở, thôn Đông Bình bị cô lập với “thế giới bên ngoài” bởi bốn bề bạt ngàn nước, nhất là vào mùa lũ. Thêm vào đó, đất đai không thể trồng được cây nào khác ngoài cây cói. “Biết là khổ, là cực, nhưng đã có duyên với nó thì cố mà giữ lấy, thà có còn hơn không” - ông Cương suy tư.
Bây giờ, những chiếc chiếu được dệt thủ công không thể nuôi sống người dân làng nghề. Nhiều người đã chuyển sang làm những công việc khác. Đến nay, nơi đây chỉ còn khoảng 45 hộ dân sản xuất chiếu cói, giảm 60% so với cách đây 2 năm.
Gia đình ông Cương là một trong số những hộ làm chiếu còn lại ở Đông Bình
Tiêu thụ kém, nhiều hộ làm chiếu phải mang đi bán rong ở nơi khác
Ông Lê Trung Cường, Phó chủ tịch UBND huyện Duy Xuyên cho biết, lãnh đạo tỉnh Quảng Nam đã có nhiều chương trình hỗ trợ các làng nghề truyền thống nhưng vẫn chưa mang lại hiệu quả như mong muốn. Tại làng nghề chiếu Bàn Thạch, chính quyền địa phương đang xây dựng phương án hướng phát triển làng nghề gắn với du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Đưa người dân làng nghề vào phục vụ du lịch có thể sẽ là giải pháp phù hợp để khôi phục lại làng nghề.Trao đổi với chúng tôi, ông Võ Đức Lắm, Chủ tịch Hội Nông dân xã Duy Vinh cho hay, nghề dệt chiếu cói rất vất vả nhưng thu nhập quá thấp, bình quân mỗi ngày một lao động chỉ thu nhập được khoảng 50 nghìn đồng. “Sắp tới, UBND xã Duy Vinh cùng các ngành liên quan của huyện sẽ tập trung định hướng và hỗ trợ tối đa để các cơ sở dệt chiếu cói sản xuất thêm sản phẩm túi xách, mũ, thảm cói, chiếu gấp... phục vụ khách du lịch. Ngoài ra, xã cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hình thành những tour trải nghiệm tại làng nghề dệt chiếu để quảng bá sản phẩm”, ông Lắm cho biết.
Bên này là Đông Bình, tối tối tiếng thoi dệt chiếu lách cách đi vào giấc ngủ sớm. Phía bên kia, cách đó không xa một con sông là thành phố cổ Hội An tấp nập khách du lịch với ánh đèn điện sáng cả mặt sông. Nếu kết nối được với du lịch cộng đồng từ Hội An, chắc chắn làng chiếu Bàn Thạch giữa lòng ốc đảo này sẽ không bị mai một, đời sống người dân sẽ khá hơn. Nhưng đó chỉ là ước mơ.
Theo Petrotimes
Tin liên quan
Tin mới hơn
Cu Đơ Ông Bà Thư Viện - Mật ngọt gừng cay thấm đượm tấm lòng người dân xứ Nghệ
09:00 | 13/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Đan quyện tinh hoa và sáng tạo
09:41 | 12/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Làng nghề trồng mai tất bật chuẩn bị vụ Tết
14:47 | 11/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Cụm kinh tế của các tổ chức thành viên năm 2024
14:14 | 09/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề hối hả vào vụ sản xuất phục vụ Tết
13:55 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề làm người tuyết bằng xốp trên phố cổ Hà Nội
13:53 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Hà Nội: Làng nghề sinh vật cảnh Hồng Vân
13:52 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng miến truyền thống Bình Lư hối hả vào vụ Tết
14:00 | 05/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hành trình Khát vọng Việt Nam Hùng cường – Phát triển nền kinh tế xanh bền vững, tôn vinh làng nghề và sản phẩm Ocop
10:41 | 04/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Sản phẩm OCOP, làng nghề Hà Nội vươn tầm thế giới
15:18 | 03/12/2024 Tin tức
"Giữ lửa" nghề tại làng hương xạ truyền thống gần 300 năm ở Hưng Yên
13:31 | 03/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Rèn Đa Sỹ - Top 10 thương hiệu quốc gia
13:31 | 03/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng hương trăm năm tuổi Quảng Phú Cầu nhộn nhịp những ngày cận Tết rực rỡ sắc Xuân
15:00 | 02/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Đã có 144 cơ sở tự nguyện phá dỡ lò đốt, lò tái chế kim loại tại Mẫn Xá
23:50 | 01/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Xã Sơn Đông, TX Sơn Tây (Hà Nội): Tổ chức lễ đón nhận Bằng công nhận làng nghề mộc Vạn An đạt danh hiệu " Làng nghề Hà Nội"
23:38 | 30/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nhọc nhằn nghề trồng dâu nuôi tằm Hồng Đô
09:53 | 29/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Cảnh báo nguy cơ cháy nổ tại các làng nghề dịp cuối năm
09:08 | 28/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
“Hội An - Làng nghề lên số” đạt giải thưởng quốc tế Kotler Awards 2024
09:08 | 28/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Ninh Bình: Xã Khánh Dương đón nhận Bằng đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
11:46 | 27/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bảo tồn, phát triển nghề và làng nghề vùng hồ Thác Bà
09:43 | 27/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Huyện Gia Lâm phát triển du lịch xanh gắn với làng nghề
11:01 | 26/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Khai mạc hội chợ triển lãm sản phẩm công nghiệp nông thôn, sản phẩm OCOP tại huyện Ba Vì
15:13 Tin tức
Sáng kiến Tủ sách Tiếng Việt đạt giải Nhì Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X
15:10 Tin tức
Khai mạc Tuần phim Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam: Trình chiếu 8 bộ phim đặc sắc
15:09 Tin tức
Cu Đơ Ông Bà Thư Viện - Mật ngọt gừng cay thấm đượm tấm lòng người dân xứ Nghệ
09:00 Làng nghề, nghệ nhân
Hòa Bình: Khởi nghiệp từ trồng rau sạch
15:15 Khởi nghiệp