Hà Nội: 30°C Hà Nội
Đà Nẵng: 31°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 0°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 0°C Thừa Thiên Huế

Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn bền vững

LNV - Ngày 17/2, Bộ NN-PTNT đã tổ chức họp báo công bố Chiến lược Phát triển Nông nghiệp, nông thôn bền vững và thông tin về các chương trình, kế hoạch trọng tâm trong thời gian tới. Đây là lần đầu tiên ngành NN-PTNT có một chiến lược thể hiện rõ sự đổi mới về tư duy, định hướng phát triển cho các lĩnh vực thay vì đưa ra những con số cụ thể..
“Báu vật” định hướng ngành NN-PTNT

Bước sang giai đoạn mới, khu vực nông nghiệp, nông thôn Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội và thách thức mới. Tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa đang diễn tiến rất nhanh, quá trình hội nhập với nhiều hiệp định thế hệ mới mang lại cả cơ hội và thách thức lớn.

Nhu cầu tiêu dùng thế giới chuyển sang sản phẩm chất lượng cao, truy xuất được nguồn gốc, hướng đến các sản phẩm tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường, trách nhiệm xã hội. Khoa học công nghệ ngày càng phát triển, cách mạng công nghiệp 4.0, nhất là công nghệ số tác động ngày càng sâu rộng, làm thay đổi sâu sắc phương thức sản xuất, kinh doanh và lối sống hàng ngày của mỗi người.
Thiên tai, dịch bệnh ngày càng phức tạp đặc biệt là biến đổi khí hậu đang diễn ra nhanh và tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường trên toàn cầu và sẽ ảnh hưởng lớn tới mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội và môi trường, trong đó có nông nghiệp, nông dân, nông thôn.


Chiến lược đã nhấn mạnh và nâng cao vai trò, vị trí chủ thể của người nông dân trong phát triển nông nghiệp, nông thôn trong tương lai.


Trước cơ hội và thách thức mới, vai trò, vị trí của khu vực nông nghiệp, nông thôn có nhiều thay đổi. Những hạn chế về chất lượng, tính bền vững, sự sáng tạo và cách thức phát triển, cùng những yêu cầu mới đã và đang đòi hỏi ngành NN-PTNT Việt Nam cần có những bước chuyển mới mang tính đột phá.

Trong bối cảnh mới, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 150/QĐ-TTg ngày 28/1/2022 phê duyệt Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Chiến lược hiện thực hóa định hướng của Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ XIII, trong đó quá trình tái cơ cấu nông nghiệp cần gắn chặt hơn với xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững gắn với những cơ hội về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, thị trường.

Chiến lược tập trung giải quyết những tồn tại hạn chế hiện tại, đồng thời đưa ra định hướng giải pháp thúc đẩy khu vực nông nghiệp, nông thôn Việt Nam phát triển bền vững hơn, là tiền đề rất tốt để ngành nông nghiệp tái cơ cấu, đổi mới phát triển.


Về ý nghĩa của Quyết định số 150, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, lần đầu tiên chúng ta có một “báu vật”, định hướng cho toàn ngành NN-PTNT với những tư duy mới, quan điểm tiếp cận mới để đạt được những mục tiêu lớn với tầm nhìn dài hạn.

Điểm mới mang tính đột phá

Quyết định số 150 phê duyệt Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 có rất nhiều điểm mới mang tính đột phá.

Trước hết, đây là chiến lược đầu tiên về nông nghiệp nông thôn mà Thủ tướng phê duyệt, thể hiện rõ đổi mới về tư duy, định hướng phát triển cho các ngành, các lĩnh vực trong nông nghiệp nông thôn thay vì đưa ra những con số hay mục tiêu quá cụ thể.

Chiến lược thể hiện rõ tính toàn diện, bao trùm, liên ngành trong định hướng và giải pháp phát triển nông nghiệp và nông thôn để xây dựng nền nông nghiệp bền vững theo hướng sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân tri thức văn minh. Chiến lược lần này tập trung nhiều vào phát triển nông dân, nông thôn bên cạnh phát triển nông nghiệp.

Chiến lược định hướng rõ cần phải chuyển đổi nông nghiệp từ việc tăng sản lượng sang hướng tới nền nông nghiệp chất lượng, hiệu quả, nông nghiệp xanh, giảm phát thải, thích ứng với biến đổi khí hậu. Chuyển đổi tư duy sản xuất từ cái chúng ta có sang tư duy sản xuất theo nhu cầu thị trường, tư duy kinh tế nông nghiệp, tích hợp đa giá trị, liên ngành, kết nối vùng miền, phát huy tối đa lợi thế địa phương, vùng miền.



Tiếp tục đổi mới tổ chức sản xuất, lấy kinh tế hợp tác làm động lực để phát triển kinh tế hộ, gắn kết với doanh nghiệp xây dựng các chuỗi giá trị, hạn chế việc chỉ làm “gia công”. Hình thành các vùng chuyên canh được đầu tư bài bản, sản xuất theo tiêu chuẩn bền vững với doanh nghiệp làm đầu tàu. Tập trung phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp cả đầu vào và chế biến đầu ra.

Để đạt được mục tiêu đề ra, chiến lược đã nhấn mạnh và nâng cao vai trò, vị trí chủ thể của người nông dân trong phát triển nông nghiệp, nông thôn trong tương lai; khẳng định việc trao quyền phân cấp cho người dân.

Đồng thời, xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu hơn, tập trung cấp thôn bản, ưu tiên phát triển sinh kế cho người dân, phát triển cộng đồng. Định hướng lại phát triển công nghiệp và kinh tế phi nông nghiệp tại nông thôn để “ly nông bất ly hương”, giảm tải cho các thành phố lớn; đa dạng hóa định hướng phát triển nông thôn mới ở các vùng theo ba loại mô hình (vùng ven đô, vùng chuyên canh, vùng nông thôn truyền thống); xây dựng nền “kinh tế dịch vụ” ở nông thôn.

Chiến lược cũng nêu bật nhiều đột phá chính sách trong việc chính thức hóa lao động phi chính thức, tạo điều kiện phát triển thị trường lao động công bằng; đổi mới tổ chức nông dân và nghiệp đoàn lao động; phát triển thị trường đất đai như thị trường quyền tài sản, mở rộng đối tượng nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp; tạo điều kiện để các hợp tác xã và tổ chức của nông dân tham gia cung cấp các dịch vụ công cho thành viên, trong đó có dịch vụ tín dụng nông thôn.

Để nông thôn trở thành nơi đáng sống

Trong quá trình xây dựng chiến lược, hàng loạt các quan điểm mới, toàn diện về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã được đưa ra.

Thứ nhất, nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá; gìn giữ, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái. Nông nghiệp là lợi thế, nền tảng bền vững của quốc gia. Nông thôn là địa bàn phát triển kinh tế quan trọng, là nền tảng văn hóa, xã hội. Nông dân là lực lượng lao động và nguồn tài nguyên con người quan trọng.

Thứ hai, chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, tích hợp các giá trị văn hóa, xã hội và môi trường vào sản phẩm. Sản xuất nông nghiệp có trách nhiệm, phát triển nông nghiệp sinh thái, hữu cơ, tuần hoàn, phát thải các-bon thấp, thân thiện với môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Thứ ba, xây dựng nông thôn văn minh, có cơ sở hạ tầng và dịch vụ đồng bộ, hiện đại, bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp, phát triển môi trường, cảnh quan xanh, sạch, đẹp. Phát triển kinh tế nông thôn đa dạng, chủ động tạo sinh kế nông thôn từ hoạt động phi nông nghiệp, tạo việc làm chính thức.

Thứ tư, cư dân nông thôn là chủ thể, trung tâm và được hưởng lợi chính từ thành quả của các hoạt động phát triển nông thôn. Phát triển kinh tế hợp tác làm động lực gắn kết kinh tế hộ, hình thành đội ngũ nông dân chuyên nghiệp. Phát triển cộng đồng làm nền tảng trong phát triển nông thôn.

Và thứ năm là, tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Tăng cường huy động nguồn lực cho đầu tư, phát triển nông nghiệp, nông thôn thông qua hợp tác công tư, thu hút đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

Mục tiêu đến năm 2050, Việt Nam trở thành một trong những nước có nền nông nghiệp hàng đầu thế giới với ngành công nghiệp chế biến nông sản hiện đại, hiệu quả, thân thiện với môi trường. Nông thôn không còn hộ nghèo và trở thành “nơi đáng sống”, văn minh, xanh, sạch, đẹp với điều kiện sống, thu nhập dân cư nông thôn tiệm cận và kết nối chặt chẽ, hài hoà với đô thị.

Để từng bước tiến đến tầm nhìn trên, chiến lược đã đưa ra một số mục tiêu chính đến năm 2030 gồm: Tốc độ tăng trưởng GDP nông lâm thủy sản đạt bình quân từ 2,5 -3%/năm, tốc độ tăng năng suất lao động nông lâm thủy sản đạt bình quân từ 5,5 - 6%/năm. Tốc độ tăng giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt bình quân từ 5 - 6%/năm.

Cùng với đó, thu nhập của cư dân nông thôn cao hơn 2,5 - 3 lần so với năm 2020. Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều ở nông thôn giảm bình quân 1-1,5%/năm. Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội giảm xuống dưới 20%, tỷ lệ lao động nông nghiệp được đào tạo đạt trên 70%.

Cả nước có ít nhất 90% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Đồng thời, giảm phát thải khí nhà kính 10% so với năm 2020. Tỷ lệ che phủ rừng ổn định 42%, diện tích rừng có chứng chỉ quản lý rừng bền vững đạt trên 1 triệu ha.

Cùng với việc xác định rõ mục tiêu chung và cụ thể trong từng giai đoạn, Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đề ra 9 định hướng và 10 giải pháp quan trọng nhằm hiện thực hóa mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững.

9 định hướng, nhiệm vụ

Trong đó, định hướng đầu tiên là hoàn chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp gắn với lợi thế cạnh tranh và yêu cầu thị trường; định hướng theo nhóm sản phẩm chủ lực và đối với từng lĩnh vực sản xuất chiến lược.

Hai là, tổ chức các khâu quan trọng trong sản xuất nâng cao hiệu quả, đảm bảo phát triển bền vững trong đó tập trung vào nghiên cứu, chọn tạo và chuyển giao giống năng suất chất lượng cao, có khả năng chống chịu tốt; bảo tồn phát triển giống bản địa.

Hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng cho phát triển nông nghiệp (thủy lợi, cảng cá…); quản lý tốt sản xuất và sử dụng đầu vào, nhất là phân bón, thuốc hướng tới nền sản xuất có trách nhiệm; nâng cao trình độ cơ giới hóa nông nghiệp.

Ba là xây dựng các vùng chuyên canh đảm bảo tiêu chuẩn bền vững. Hình thành một số khu cụm công nghiệp và dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp. Ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến, hình thành các vùng nguyên liệu tập trung.

Bốn là, thúc đẩy hợp tác, liên kết, phát triển chuỗi giá trị ngành hàng, thu hút doanh nghiệp đầu tàu vào dẫn dắt chuỗi giá trị, liên kết với các hợp tác xã, tổ hợp tác. Phát triển các mô hình nông nghiệp tiên tiến như nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn, nông nghiệp giảm phát thải, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp du lịch trải nghiệm.

Năm là, phát triển kinh tế nông thôn tạo việc làm và tăng thu nhập cho dân cư nông thôn. Đầu tư phát triển khu, cụm dịch vụ ở nông thôn, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào khu vực nông thôn. Chính thức hóa lao động phi chính thức ở nông thôn. Từng bước hình thành lực lượng nông dân chuyên nghiệp.

Sáu là, xây dựng nông thôn văn minh, hiện đại gắn với đô thị hóa, giữ gìn văn hóa truyền thống. Nâng cấp và hiện đại hóa hạ tầng nông thôn, đổi mới nâng cao hiệu quả thực hiện Chương trình xây dựng Nông thôn mới phù hợp với vùng miền.

Bảy là, phát triển bao trùm, đảm bảo công bằng phúc lợi xã hội ở nông thôn, lấy người dân nông thôn là chủ thể, trọng tâm phát triển, đảm bảo tiếp cận bình đằng các nguồn lực, dịch vụ xã hội, chủ động phòng chống rủi ro, thiên tai, dịch bệnh.

Tám là, xây dựng cộng đồng vững mạnh làm nòng cốt phát triển nông thôn, sản xuất nông nghiệp. Củng cố truyền thống văn hóa tốt đẹp, quan hệ gắn kết cộng đồng (thôn bản, dòng họ, hội quán…), chủ động phát huy nguồn lực và tinh thần tự chủ, tự hào, đoàn kết, cùng phát triển. Phát huy vai trò các tổ chức cộng đồng tại địa phương, đào tạo đội ngũ phát triển cộng đồng ở các cấp bài bản.

Chín là, bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan thích nghi biến đổi khí hậu. Phát triển cảnh quan nông thôn gắn với làng sinh thái, đảm bảo môi trường xanh sạch thân thiện với thiên nhiên. Giảm sức ép và tái tạo nguồn tài nguyên cơ bản. Chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu.

10 nhóm giải pháp chính

Để phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững, chiến lược đề ra các nhóm giải pháp triển khai, thực hiện. Trong đó, giải pháp quan trọng hàng đầu là tuyên truyền, giáo dục giáo dục đổi mới tư duy, thống nhất nhận thức và hành động cho các nhóm đối tượng về vai trò nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong giai đoạn mới, những định hướng phát triển nông nghiệp nông thôn trên thế giới (nông nghiệp có trách nhiệm, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp xanh nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn…), những thay đổi nhu cầu tiêu thụ trên thế giới…

Bên cạnh đó, phải đổi mới tổ chức sản xuất kinh doanh. Xây dựng chính sách hỗ trợ nông dân tiếp cận thị trường, nguồn vốn, máy móc, công nghệ tiên tiến. Đổi mới chính sách thúc đẩy phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã trở thành tác nhân quan trọng trong sản xuất tiêu thụ, hỗ trợ dịch vụ. Có chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, hình thành hệ sinh thái ngành hàng, hỗ trợ khởi nghiệp.

Để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, cần nâng cao chất lượng đào tạo nghề thông qua đổi mới hình thức tổ chức và chất lượng đào tạo nghề cho nông dân, lao động trẻ nông thôn. Hỗ trợ đào tạo gắn với nhu cầu doanh nghiệp.

Tăng nguồn đầu tư công trong nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ. Đầu tư đồng bộ cho một số viện, trường đầu ngành. Đầu tư nghiên cứu khoa học có trọng tâm, trọng điểm gắn với chuyển giao và ứng dụng công nghệ mới, tiên tiến. Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý trong nghiên cứu khoa học, đổi mới cơ chế hoạt động các tổ chức công lập, xây dựng cơ chế thúc đẩy liên kết công tư, xã hội hóa trong nghiên cứu.

Hoàn thiện môi trường pháp lý cho thị trường khoa học công nghệ đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ, phát triển các tổ chức trung gian kết nối công nghệ (sàn giao dịch, trung tâm giao dịch, trung tâm hỗ trợ đổi mới...). Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông, chuyển giao công nghệ.

Chiến lược cũng đưa ra các giải pháp nhằm phát triển thị trường trong và ngoài nước đảm bảo đầu ra ổn định cho nông sản. Cụ thể, đối với thị trường trong nước, cần đổi mới hệ thống phân phối, cơ sở hạ tầng, kết nối vùng sản xuất chuyên canh với hệ thống tiêu thụ, hình thành hệ thống chợ đầu mối gắn với chuỗi sản xuất logistics ở vùng trọng điểm.

Đối với thị trường xuất khẩu, chủ động phát huy cơ hội các hiệp định thương mại tự do, phát triển xuất khẩu chính ngạch. Phân cấp trao quyền, nâng cao năng lực cho hiệp hội ngành hàng. Xây dựng hệ thống thông tin cung cầu, nâng cao năng lực phân tích, dự báo.

Cùng với đó, phải xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng. Phát triển thủy lợi đa mục tiêu; xây dựng nâng cấp sửa chữa hệ thống phòng chống thiên tai, biến đổi khí hậu. Ứng dụng công nghệ quản lý và sử dụng nước hiệu quả. Phát triển hệ thống cảng cá, khu neo đậu, đầu tư cơ sở hạ tầng trên bờ, nuôi biển. Đầu tư xây dựng hạ tầng lâm nghiệp để bảo vệ và phát triển rừng. Phát triển hạ tầng phục vụ chuỗi lạnh, bảo quản, chế biến.

Đổi mới và nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Đổi mới quản lý ngành, cải cách thể chế, thủ tục hành chính. Phát triển đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành. Đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, được đầu tư theo đóng góp. Xã hội hóa, phân cấp cho các tổ chức nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ công.

Thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Số hóa, tạo lập dữ liệu chuẩn hóa cơ sở dữ liệu ngành. Phát triển mô hình nông nghiệp thông minh, số hóa. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý sản xuất, giám sát cung, cảnh báo dịch bệnh. Có chính sách hỗ trợ hợp tác xã, doanh nghiệp chuyển đổi số, phát triển thương mại điện tử. Tăng đầu tư xây dựng chính phủ điện tử.

Chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, quản lý rủi ro. Áp dụng biện pháp giảm phát thải khí nhà kính thông qua quản lý và sử dụng tiết kiệm hiệu quả nguồn tài nguyên, xử lý phế phụ phẩm, quản lý rừng bền vững, tăng trồng mới; Xây dựng hệ thống cảnh báo dự báo, xác định rủi ro.

Hội nhập và hợp tác quốc tế. Tăng cường hợp tác với các quốc gia thu hút nguồn vốn, phát triển thị trường, tiếp cận khoa học công nghệ. Triển khai các chương trình phát triển thị trường, xây dựng hệ thống phòng vệ thương mại

Đặc biệt, cần xây dựng, hoàn thiện và triển khai một số cơ chế, chính sách đột phá về đất đai, tài chính tín dụng, đầu tư công cho nông nghiệp, thuế, nhân lực.

Bài, ảnh: Minh Phúc

Tin liên quan

Tin mới hơn

Quản lý và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề

Quản lý và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề

LNV - Môi trường trong lành là một yếu tố vô cùng quan trọng và thực sự cần thiết đối với mỗi con người, mỗi quốc gia. Hiện nay Việt Nam cũng không tránh khỏi việc phải đối mặt với các vấn đề môi trường nan giải, trong đó vấn đề bảo vệ môi trường tại các làng nghề đang thu hút được nhiều sự quan tâm của Nhà nước và xã hội.
Nghề dệt cổ truyền của người Thái ở Tây Bắc trong cuộc sống hiện đại

Nghề dệt cổ truyền của người Thái ở Tây Bắc trong cuộc sống hiện đại

LNV - Nghề dệt cổ truyền dân gian của các tộc người là một mảng đề tài nghiên cứu rất cơ bản trong nghiên cứu dân tộc học và nhân học ở Việt Nam, cũng như ở các nước khác trên thế giới. Qua các nội hàm của việc nghiên cứu nghề dệt cổ truyền dân gian sẽ là những thể hiện sâu sắc và đầy đủ nhất về các thành tố văn hóa cùng những tinh hoa về bản sắc văn hóa của dân tộc đó, mà chúng ta cần tôn vinh duy trì nó trong việc bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số cùng sự đóng góp của nó vào kho tàng di sản văn hóa các dân tộc ở Việt Nam. Trong số đó có nghề dệt cổ truyền của người Thái ở Tây Bắc mang đậm sắc màu văn hóa Thái.
Gốm cổ Quảng Đức di sản văn hóa tiêu biểu

Gốm cổ Quảng Đức di sản văn hóa tiêu biểu

LNV - Gốm cổ Quảng Đức là một trong những di sản văn hóa tiêu biểu của tỉnh Phú Yên. Trong suốt hơn 400 năm chiều dài lịch sử hình thành và phát triển vùng đất Phú Yên thì gốm cổ Quảng Đức đã có tuổi gốm trên 300 năm, xứng đáng được gọi là “báu vật” của miền đất Phú Yên.
Tìm giải pháp phát triển làng nghề gắn với văn hóa, du lịch

Tìm giải pháp phát triển làng nghề gắn với văn hóa, du lịch

LNV - Mỗi làng nghề có một nét đặc trưng, không chỉ mang tới cho du khách những sản phẩm thủ công hấp dẫn mà còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa. Do vậy, phát triển làng nghề bền vững gắn với văn hóa, du lịch đang là hướng đi được kỳ vọng sẽ tạo động lực cho phát triển kinh tế nông thôn, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.
Cuốn sách của tư duy, tầm nhìn và sự tâm huyết với sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa, con người Việt Nam

Cuốn sách của tư duy, tầm nhìn và sự tâm huyết với sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa, con người Việt Nam

LNV - Ðại hội XIII của Ðảng xác định rõ: Phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần, khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn
Nghề dát vàng bạc quì làng Kiêu Kỵ

Nghề dát vàng bạc quì làng Kiêu Kỵ

LNV - Làng Kiêu Kỵ huyện Gia Lâm (Hà Nội) có hai nghề truyền thống là dát vàng bạc quì và may đồ da đã có từ lâu đời. Làm vàng bạc quì là một nghề truyền thống, chế biến vàng thật, bạc thật thành bột vàng, bạc (gọi là quì) bằng phương pháp sản xuất thủ công lâu đời, độc đáo.

Tin khác

Khai thác nguồn lực phát triển kinh tế làng nghề tại Thủ đô

Khai thác nguồn lực phát triển kinh tế làng nghề tại Thủ đô

LNV - Phát triển kinh tế nông thôn là một trong những nội dung quan trọng trong Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVII về "Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành Nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021-2025".
Cần nâng tầm các sản phẩm làng nghề, lưu giữ giá trị văn hóa - lịch sử

Cần nâng tầm các sản phẩm làng nghề, lưu giữ giá trị văn hóa - lịch sử

LNV - Theo ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường, Bộ NN-PTNT, Việt Nam đã xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ nhiều năm, tuy nhiên có thời điểm chúng ta sản xuất đại trà, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế. Vì vậy, thời gian tới phải nâng tầm hơn nữa cho các sản phẩm thủ công mỹ nghệ.
Marketing bán hàng online cho sản phẩm gốm bát tràng

Marketing bán hàng online cho sản phẩm gốm bát tràng

LNV - Đẩy mạnh việc tuyên truyền làm cho doanh nghiệp, hộ sản xuất, hộ kinh doanh dịch vụ hiểu và quan tâm về maketing và bán hàng online
Nghề và Làng nghề truyền thống

Nghề và Làng nghề truyền thống

LNV - Phát triển kinh tế nông thôn không thể bỏ qua vai trò của các làng nghề, nhất là làng nghề, làng có nghề truyền thống. Thực tế cho thấy, làng nghề đã và đang tạo ra nhiều việc làm, không chỉ cho người trong độ tuổi lao động mà còn cho cả người già, người khuyết tật, trẻ em; giúp tăng thu nhập và rút ngắn khoảng cách giàu nghèo tại nông thôn.
Vai trò, vị thế của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, trong sự nghiệp bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống Việt Nam

Vai trò, vị thế của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, trong sự nghiệp bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống Việt Nam

LNV - Nhiệm kỳ 2018 – 2023 vừa qua, Hiệp hội và các tổ chức, hội viên đã triển khai Nghị quyết của Đại hội lần thứ IV trong bối cảnh tình hình kinh tế, xã hội trong nước và quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường do tác động tiêu cực lâu dài của đại dịch Covid-19, biến đổi khí hậu, các cuộc xung đột vũ trang Nga – Ukraina; Israel – Hamas; Israel – Houthi, Israel – Iran…làm đứt gãy chuỗi cung ứng vật tư, nguyên, nhiên liệu toàn cầu, đặc biệt là xăng, dầu. Ảnh hưởng đến đến sức mua và làm suy giảm các thị trường xuất, nhập khẩu truyền thống. Tình hình trên làm cho sản xuất kinh doanh của một bộ phận doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức kinh tế và làng nghề trong cả nước bị đình đốn, việc làm và đời sống của người lao động gặp nhiều khó khăn.
Hướng đi bền vững để bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống

Hướng đi bền vững để bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống

LNV - Phát triển kinh tế nông thôn không thể bỏ qua vai trò của các làng nghề, nhất là làng nghề truyền thống. Thực tế cho thấy, làng nghề đã và đang tạo nhiều cơ hội việc làm, không chỉ cho người trong độ tuổi lao động mà còn cho cả người già, người khuyết tật, trẻ em, giúp tăng thu nhập và rút ngắn khoảng cách giàu nghèo tại nông thôn. Tuy nhiên, để bảo tồn và phát triển làng nghề, cần có những hướng đi bền vững.
Văn hóa làng nghề trong văn hóa xứ Nghệ

Văn hóa làng nghề trong văn hóa xứ Nghệ

LNV - Làng nghề truyền thống là một nhân tố quan trọng trong văn hóa vùng miền. Với một vùng văn hóa độc đáo như xứ Nghệ, làng nghề có vai trò to lớn, là bông hoa đẹp trong bức tranh văn hóa chung. Làng nghề thể hiện sự đa dạng của văn hóa, thể hiện tính đặc sắc của địa phương. Và trong bối cảnh hiện nay, sự phát triển làng nghề hợp lý là hướng đi đúng đắn để gắn bảo tồn văn hóa với phát triển kinh tế.
Phát triển bền vững du lịch làng nghề Thừa Thiên Huế

Phát triển bền vững du lịch làng nghề Thừa Thiên Huế

LNV - Du lịch lễ hội văn hoá, du lịch làng nghề truyền thống là một thế mạnh và nét đặc trưng vốn có của du lịch Thừa Thiên Huế hiện tại và trong tương lai. Vấn đề đặt ra là chúng ta cần khai thác và phát huy các làng nghề truyền thống như một chiến lược phát triển du lịch bền vững gắn với cộng đồng dân cư địa phương, góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
Gìn giữ tinh hoa làng nghề thời 4.0

Gìn giữ tinh hoa làng nghề thời 4.0

LNV - Người Việt Nam tự hào có những làng nghề truyền thống đã tồn tại hàng trăm năm, vang danh xứ người. Thế nhưng, theo năm tháng, các làng nghề truyền thống đang ngày càng mai một. Bên cạnh đó, thời đại công nghệ 4.0 cũng đặt ra nhiều thách thức cho các làng nghề, đòi hỏi công tác duy trì, bảo tồn và phát triển làng nghề cần sự chung tay của nhiều thế hệ và chính quyền các cấp.
Lợi ích của việc bán hàng online với sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Lợi ích của việc bán hàng online với sản phẩm thủ công mỹ nghệ

LNV - Nhiều năm qua, việc bán hàng online đã khá phổ biến với nhiều lĩnh vực và đã quen thuộc với nhiều khách hàng, nhưng trong lĩnh vực hàng thủ công mỹ nghệ rất ít cơ sở tham gia bán hàng online. Cho đến nay, chủ yếu là các cơ sở sản xuất đồ gốm và điêu khắc gỗ bắt đầu thực hiện bán hàng online.
Chuyển đổi số trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

Chuyển đổi số trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

LNV - Bên cạnh cơ hội, doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, đang phải đối mặt với những thách thức lớn từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Trong bối cảnh đó, chuyển đổi số trong doanh nghiệp được xác định là giải pháp quan trọng, là xu hướng tất yếu để các doanh nghiệp nhỏ và vừa nâng cao năng lực, lợi thế cạnh tranh, tăng tốc và phát triển.
Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh trực tuyến trên nền tảng mạng xã hội tại Việt Nam

Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh trực tuyến trên nền tảng mạng xã hội tại Việt Nam

LNV - Công nghệ 4.0 phát triển mạnh mẽ giúp cho việc mua bán hàng hóa trực tuyến thuận tiện và phổ biến hơn bao giờ hết. Hơn nữa, khi dịch Covid-19 bùng nổ trên nhiều quốc gia với tốc độ lây lan nhanh chóng thì mua bán trực tuyến là giải pháp tối ưu thay thế cho phương thức mua bán truyền thống.
Hà Nội phát triển làng nghề truyền thống, góp phần phát triển công nghiệp văn hóa

Hà Nội phát triển làng nghề truyền thống, góp phần phát triển công nghiệp văn hóa

LNV - Thành phố Hà Nội là nơi có nhiều làng nghề truyền thống với 1.350 làng nghề và làng có nghề, trong đó có 305 làng nghề truyền thống đã được công nhận thuộc 23 quận, huyện và thị xã. Đây là nguồn tài nguyên dồi dào cho phát triển công nghiệp văn hóa.
Lợi ích bán hàng online với sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Lợi ích bán hàng online với sản phẩm thủ công mỹ nghệ

LNV - Nhiều năm qua, việc bán hàng online đã khá phổ biến với nhiều lĩnh vực và quen thuộc với khách hàng, nhưng trong lĩnh vực hàng thủ công mỹ nghệ rất ít cơ sở tham gia bán hàng online. Cho đến nay, chủ yếu là các cơ sở sản xuất đồ gốm và điêu khắc gỗ bắt đầu thực hiện bán hàng online.
Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc kinh doanh online trên nền tảng kỹ thuật số

Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc kinh doanh online trên nền tảng kỹ thuật số

LNV - Nghề dệt lụa ở Vạn Phúc (quận Hà Đông, TP. Hà Nội) từ lâu đã nổi tiếng bởi nét tài hoa của những nghệ nhân làng nghề. Với những ai yêu lụa Vạn Phúc khi về nơi đây như được trở lại cội nguồn với nhiều nét xưa cũ. Bao đời nay, lụa Vạn Phúc chỉ sử dụng chất liệu tơ tằm truyền thống, do bàn tay của người lao động tạo nên. Điều đáng quý là các sản phẩm ở đây được làm từ nguyên liệu tự nhiên, có nhiều ưu điểm khác hẳn với các sản phẩm trôi nổi trên thị trường.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
TỔNG THUẬT: LỄ TRUY ĐIỆU VÀ LỄ AN TÁNG TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG

TỔNG THUẬT: LỄ TRUY ĐIỆU VÀ LỄ AN TÁNG TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG

LNV - Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức lúc 13 giờ 00 phút ngày 26 tháng 7 năm 2024 tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội.
Huyện Bình Liêu (Quảng Ninh): Ứng dụng công nghệ số trong xây dựng Nông thôn mới

Huyện Bình Liêu (Quảng Ninh): Ứng dụng công nghệ số trong xây dựng Nông thôn mới

LNV - Ứng dụng công nghệ số trong xây dựng nông thôn mới đã góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống người dân, thu hẹp dần khoảng cách về chất lượng cung cấp dịch vụ giữa nông thôn với thành thị.
Nghề đan võng ngô đồng đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

Nghề đan võng ngô đồng đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

LNV - Lễ đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia nghề đan võng ngô đồng được tổ chức trong khuôn khổ Festival “Cù Lao Chàm - Mùa Ngô đồng đỏ” 2024 tại xã đảo Tân Hiệp (Quảng Nam).
Quản lý và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề

Quản lý và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề

LNV - Môi trường trong lành là một yếu tố vô cùng quan trọng và thực sự cần thiết đối với mỗi con người, mỗi quốc gia. Hiện nay Việt Nam cũng không tránh khỏi việc phải đối mặt với các vấn đề môi trường nan giải, trong đó vấn đề bảo vệ môi trường tại các làng nghề đang thu hút được nhiều sự quan tâm của Nhà nước và xã hội.
Khuyến công Hà Nam: Hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn thiết bị tiên tiến vào sản xuất

Khuyến công Hà Nam: Hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn thiết bị tiên tiến vào sản xuất

LNV - 6 tháng đầu năm 2024, Sở Công Thương Hà Nam đã chỉ đạo triển khai đề án hỗ trợ cho 4 cơ sở công nghiệp nông thôn ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất với nguồn kinh phí hỗ trợ là 1 tỷ đồng.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động