Hà Nội: 18°C Hà Nội
Đà Nẵng: 20°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 29°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 19°C Thừa Thiên Huế

Cá thu nướng - đặc sản làng biển

LNV - Xã Ngư Lộc (Hậu Lộc, Thanh Hóa) từ lâu đã nổi tiếng là nơi có lượng hải sản phong phú, tươi ngon với nhiều phương thức chế biến đặc sắc, trong đó cá thu nướng là một trong những thức quà quê được mọi người biết và đặt hàng để làm quà biếu những vị khách phương xa.


Nướng cá thu - nghề đặc trưng của xã Ngư Lộc, mang lại thu nhập cao cho người làm nghề.


Đặc sản làng biển

Đánh bắt, chế biến hải sản là hoạt động kinh tế truyền thống, chủ lực của xã biển Ngư Lộc, trong đó có nghề nướng cá thu. Nghề này không chỉ tạo nên nét đẹp truyền thống đặc trưng của làng biển mà còn mang lại thu nhập cao cho bà con nơi đây. Tính tới thời điểm hiện tại, xã có gần 20 hộ chuyên bảo quản và chế biến sản phẩm cá thu nướng, với sản lượng trên 40 tấn/năm, tập trung ở các thôn: Thắng Lộc, Chiến Thắng...

Dạo bước trên triền đê, mùi thơm phức quen thuộc của món cá thu nướng theo những cơn gió biển vấn vít trong không gian dẫn chúng tôi ghé vào cơ sở chế biến cá thu nướng Diêm Phố của gia đình chị Nguyễn Thị Thủy, thôn Thắng Lộc. Dù không phải là mùa cao điểm nướng cá thu nhưng cơ sở vẫn rất tất bật với các công đoạn chế biến hải sản. Mỗi người một việc, người đứng máy cắt cá thu ra từng miếng; người lấy ruột cá rửa sạch, cho cá lên giàn để ráo nước; người đỏ lửa than để nướng cá và cuối cùng là bỏ từng miếng cá vào túi hút chân không rồi cho vào kho cấp đông.

Xếp từng lát cá tươi ngon lên giàn chuẩn bị nướng, chị Thủy cho biết: “Đây là nghề truyền thống của gia đình, từ năm 16 tuổi tôi đã biết nướng cá. Đến nay, sau gần 20 năm gắn bó, nướng cá đã trở thành nghề mang lại thu nhập ổn định cho cả gia đình. Bình quân ngày thường, gia đình tôi bán khoảng 50 tạ cá thu nướng thành phẩm, còn dịp tết có thể gấp 3, 4 lần. Hiện cá thu nướng giá dao động 280.000 - 300.000/kg/3 - 4 miếng hoặc cao hơn tùy vào trọng lượng cá”.

Theo những người dân địa phương, muốn cá thu nướng ngon thì trước hết cá phải tươi và bảo quản tốt. Do vậy, để có đủ số cá tươi, được tuyển chọn kỹ, thu hoạch đúng mùa, nhiều gia đình tại địa phương đã đầu tư kho lạnh với trữ lượng vài tấn cá. Hàng năm từ tháng 11 đến khoảng tháng 2 âm lịch - thời điểm con cá béo nhất, nhiều thịt nhất, họ bắt đầu thu mua và cấp đông trong kho lạnh để xẻ thịt nướng và bán quanh năm. Sở dĩ họ không thu mua cá vào mùa hè vì mùa này là mua sinh sản của cá nên con cá thường gầy, ít thịt, đánh bắt lên bờ gặp thời tiết nắng nóng cũng không giữ được độ tươi ngon.

Nướng cá được xem là một trong những công đoạn đòi hỏi kinh nghiệm, từ khâu chọn than cho đến nhen lò nướng cá. Than nướng cá phải là loại than gỗ, có kích thước 1x2 hoặc 2x3cm, khi cháy thật đượm, không có khói bụi; lò nướng được thiết kế đơn giản gồm thân lò và giá đỡ vỉ nướng. Lò có thể xây dựng bằng gạch hoặc bằng sắt, có thiết kế quạt gió. Vỉ nướng đặt cách bề mặt than hoa từ 13 - 15cm; than được đốt trước khi nướng từ 15 - 20 phút, để đảm bảo than đã cháy đều và đượm, khói bụi ban đầu được quạt gió thổi ra ngoài. Chị Thủy chia sẻ: “Cá sau khi được rã đông tự nhiên sẽ được xẻ thành lát, phơi ra ánh nắng tự nhiên cho ráo nước, sau đó được xếp ngay ngắn lên các giàn và đưa lên lò nướng dưới than hoa. Ban đầu sẽ cho cá tiếp xúc gần với than, sau đó đưa lên các giàn cao hơn để cá chín dần dần, không bị cướp lửa, chín ép. Trong quá trình nướng, phải trở, lật thường xuyên, không chú ý cá sẽ bị cháy... Một mẻ cá nướng từ lúc đưa lên lò đến lúc chín mất khoảng 25 - 30 phút đối với cá to và từ 10 - 15 phút đối với cá loại nhỏ. Cá sau khi nướng để nguội hẳn rồi bọc qua lớp giấy sạch. Miếng cá đạt tiêu chuẩn là miếng có màu hơi vàng, không cháy, không bị chảy mỡ và đặc biệt phải có mùi thơm đặc trưng của món cá nướng”.

Nỗ lực xây dựng sản phẩm OCOP

Với hương vị đặc trưng, cá thu nướng Diêm Phố không chỉ bán ở các chợ quê, trong tỉnh mà còn theo ô tô, máy bay đến tận Hà Nội, Sài Gòn... Nhiều người con miền biển xa xứ khi về thăm quê hay du khách nơi khác đến vùng này, khi rời đi bao giờ cũng tìm mua cho được mấy lát cá thu nướng thơm ngon, bổ dưỡng đem về làm quà. Tuy nhiên, đa phần sản phẩm cá thu nướng ở xã Ngư Lộc được đóng gói bằng thủ công, không có bao bì... Khách ngại khi mua sản phẩm cá thu đó là khâu vận chuyển, vì điều kiện thời tiết, về mùa hè, nhiệt độ cao, sản phẩm cá thu nướng rất khó bảo quản để vận chuyển đi xa; nếu đóng gói không cẩn thận, sản phẩm thường có mùi, nên khách hàng rất ngại khi vận chuyển trên tàu, xe...

Vì thế, nhằm phát huy nghề truyền thống, tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu dồi dào, những năm gần đây, nhiều cơ sở chế biến đã mạnh dạn đầu tư kho bảo quản, máy cắt cá, máy hút chân không... để nâng tầm sản phẩm, tăng doanh số. Chị Nguyễn Thị Thủy, chủ cơ sở cá thu nướng Diêm Phố, cho biết: “Sản phẩm của chúng tôi được sản xuất dựa trên nguồn nguyên liệu cá thu tươi ngon, chất lượng loại 1, được đặt mua (yêu cầu riêng về kích cỡ, độ tươi, cách bảo quản...) từ các chủ tàu đánh bắt ở 6 xã miền biển Hậu Lộc. Đặc biệt, với phương châm đề cao chất lượng, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và giữ hương vị đặc trưng, trong quá trình chế biến, chúng tôi không sử dụng chất bảo quản, chất phụ gia để gây màu, gây mùi, tăng độ dai... Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ đầu tư kho đông lạnh, mua máy cắt... với quyết tâm xây dựng cá thu nướng của mình thành sản phẩm OCOP”.

Bà Nguyễn Thị Vân, chủ nhà hàng Tuyên Vân (TP Thanh Hóa), khách hàng lâu năm của cá thu nướng Diêm Phố, đánh giá: “Cá thu tại đây được đánh bắt từ vùng biển có độ mặn thấp, bảo quản và chế biến tốt. Nhờ vậy, sản phẩm luôn đảm bảo chất lượng, cá nướng rất thơm, ngon, mùi vị khi nấu lên rất đặc trưng. Tôi thường đặt cá thu nguyên con khoảng từ 5 - 6kg/con sau đó chủ cơ sở sẽ đem nướng, hút chân không để bảo quản lâu hơn”.

Dù được nhiều người biết đến, song chỗ đứng trên thị trường của sản phẩm này chưa thực sự ổn định. Thị trường tiêu thụ sản phẩm cá thu nướng Diêm Phố chủ yếu là khách “nội địa” trong vùng, thương lái phân phối ở các chợ trong tỉnh, TP Thanh Hóa, một số vùng lân cận phục vụ khách du lịch trong mùa du lịch từ tháng 5, 6, 7, 8, các tháng còn lại thì lượng tiêu thụ ít. Nguyên nhân là do quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, vốn ít. Với quy mô nhỏ, vốn ít sẽ rất khó trong việc thu mua nguyên liệu chuẩn để phục vụ sản xuất, đáp ứng nhu cầu thị trường vào những dịp lễ, tết và mùa du lịch. Hiện tại, hầu hết các cơ sở đều chưa có kho đông lạnh, phải đi gửi cá tươi sau khi thu mua. Các hộ “mạnh ai nấy làm” nên gặp một số hạn chế trong việc giới thiệu, quảng bá và tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra, những vấn đề như hoạt động sản xuất cá thu nướng vẫn hoàn toàn bằng phương pháp thủ công; chọn cá nguyên liệu chỉ dựa trên kinh nghiệm, qua cách nhìn nhận cảm tính; chưa có cơ sở để đảm bảo nguồn gốc xuất xứ sản phẩm... đang là một trong những hạn chế trong việc đẩy mạnh phát triển thương hiệu cá thu nướng.

Để phát triển nhãn hiệu cá thu nướng Diêm Phố, rất cần sự hỗ trợ của các cấp, các ngành, đoàn thể. Theo đó, cần phải quy hoạch, thành lập ra các tổ, đội sản xuất, chế biến, hình thành lên chuỗi liên kết sản xuất; tích cực quảng bá sản phẩm thông qua các hội chợ thương mại, lễ hội, mùa du lịch, dần hình thành các cơ sở sản xuất cá thu tập trung, đưa sản phẩm cá thu nướng Diêm Phố tham gia chương trình OCOP.

Bài, ảnh: Tăng Thúy

Tin liên quan

Tin mới hơn

Festival nghề muối Việt Nam

Festival nghề muối Việt Nam

LNV - Festival nghề Muối Việt Nam sẽ diễn ra từ ngày 6-8/3/2025 tại Bạc Liêu với chủ đề “Nâng tầm giá trị hạt muối Việt Nam.”
Giữ lửa nghề tò he Xuân La

Giữ lửa nghề tò he Xuân La

LNV - Thôn Xuân La, một làng quê yên bình thuộc huyện Phú Xuyên, Hà Nội, từ lâu đã nổi tiếng với nghề nặn tò he truyền thống. Nơi đây, những bàn tay khéo léo của người nghệ nhân đã thổi hồn vào những khối bột đơn sơ, tạo nên những tác phẩm nghệ thuật sống động, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.
Đại Bái - Di sản vàng son của nghệ thuật đúc đồng Việt Nam

Đại Bái - Di sản vàng son của nghệ thuật đúc đồng Việt Nam

LNV - Làng nghề đúc đồng Đại Bái, thuộc huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, từ lâu đã trở thành một biểu tượng văn hóa đặc sắc của Việt Nam. Đây là một ngôi làng nổi tiếng với nghề đúc đồng truyền thống đã tồn tại hàng nghìn năm. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay làng Đại Bái không chỉ nổi tiếng với các sản phẩm đúc đồng tinh xảo mà còn là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Quảng Ngãi:  Nghề “bánh quê” rộn ràng vụ Tết

Quảng Ngãi: Nghề “bánh quê” rộn ràng vụ Tết

LNV - Xã Nghĩa Trung, huyện Tư Nghĩa, (tỉnh Quảng Ngãi) từ lâu được biết đến là làng nghề chuyên sản xuất các loại bánh truyền thống, không những phục vụ trong tỉnh mà còn được đưa đi tiêu thụ ở nhiều tỉnh, thành khác. Ngoài bánh mì xốp, nơi này còn có những lò sản xuất bánh nổ, bánh thuẫn. Dẫu không còn nhiều hộ sản xuất như thời hưng thịnh, nhưng những sản phẩm từ nơi đây vẫn được duy trì phát triển và có vị trí trên thị trường.
Nghệ An: Nghề thủ công truyền thống nhiều thăng trầm

Nghệ An: Nghề thủ công truyền thống nhiều thăng trầm

LNV - Nghệ An là một tỉnh có nhiều nghề thủ công truyền thống. Các làng nghề đã hình thành, tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển thăng trầm của lịch sử. Xuất phát từ việc tranh thủ khoảng thời gian nông nhàn trong sản xuất, đồng thời tận dụng nguồn nguyên vật liệu tại địa phương, người nông dân đã làm ra các sản phẩm thủ công nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của chính bản thân, gia đình. Dần dần, việc sản xuất các sản phẩm thủ công được phát triển và chuyên môn hóa.
Làng xôi Phú Thượng

Làng xôi Phú Thượng

LNV - Ẩn mình bên bờ Tây Hồ, làng Phú Thượng, thuộc quận Tây Hồ (Hà Nội) nổi tiếng với nghề làm xôi truyền thống đã tồn tại qua nhiều thế hệ. Được mệnh danh là "làng xôi", Phú Thượng không chỉ hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp bình yên của làng quê mà còn bởi những món xôi độc đáo với hương vị đặc biệt.

Tin khác

Làng nghề mai cảnh Thế Chí Tây vào vụ Tết

Làng nghề mai cảnh Thế Chí Tây vào vụ Tết

LNV - Làng Thế Chí Tây xã Điền Hòa, huyện Phong Điền, (tỉnh Thừa Thiên - Huế) được UBND tỉnh công nhận là Làng nghề mai cảnh vào cuối năm 2018. Tháng 12/2021, Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học Công nghệ công nhận nhãn hiệu tập thể “Làng nghề truyền thống mai cảnh Thế Chí Tây”. Hiện nay, Làng nghề mai cảnh đang được phát triển và ngày càng phong phú, đa dạng hơn.
Chàng trai “đất nhãn” tạo dựng thương hiệu cho đặc sản quê hương

Chàng trai “đất nhãn” tạo dựng thương hiệu cho đặc sản quê hương

LNV - Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Khoái Châu, một vùng trồng nhãn trọng điểm, có diện tích lớn nhất tỉnh Hưng Yên, chàng trai trẻ Trần Minh Đức luôn tự hào về một loại trái cây ngon nức tiếng một vùng xưa nay của quê hương mình. Thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho khí hậu và thổ nhưỡng nơi đây rất thích hợp cho sự phát triển của cây nhãn. Đặc biệt là giống nhãn lồng được xem sản vật “tiến vua” nổi tiếng mà không nơi nào sánh được.
Nghệ nhân làng nghề Việt Nam Đào Thanh Hảo: Góp phần tạo dựng thương hiệu chè Thái Nguyên

Nghệ nhân làng nghề Việt Nam Đào Thanh Hảo: Góp phần tạo dựng thương hiệu chè Thái Nguyên

LNV - Chè Thái Nguyên từ lâu đã là niềm tự hào của vùng đất trung du, nơi những đồi chè xanh bạt ngàn với hương vị đặc trưng đã trở thành thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước. Trong đó, chè Hảo Đạt không chỉ là biểu tượng cho chất lượng mà còn là niềm tự hào với những đóng góp trong việc bảo tồn và phát huy nghệ thuật làm chè truyền thống. Nghệ nhân làng nghề Việt Nam Đào Thanh Hảo - Giám đốc Hợp tác xã chè Hảo Đạt chính là minh chứng sống động cho sự tài hoa và tâm huyết của người làm chè.
18 điểm du lịch gắn với làng nghề   và làng nghề truyền thống

18 điểm du lịch gắn với làng nghề và làng nghề truyền thống

LNV - Theo Sở NN&PTNT HàNội, thành phố Hà Nội có 2 môhình làng nghề truyền thống đã áp dụng thành công mô hình phát triển làng nghề truyền thống, ditích văn hóa gắn với du lịch nổitiếng, là: Làng gốm sứ Bát Tràngvà làng lụa Vạn Phúc.
Làng chiếu Định Yên rộn ràng vào Tết

Làng chiếu Định Yên rộn ràng vào Tết

LNV - Những ngày này, nhiều tuyến đường quê ở làng chiếu Định Yên huyện Lấp Vò, (tỉnh Đồng Tháp) được nhuộm vàng, nhuộm đỏ bởi những bó lát dệt chiếu, báo hiệu mùa sản xuất Tết rộn ràng đang về.
Quảng bá, trình diễn nghề thủ công tại Văn miếu - Quốc Tử Giám

Quảng bá, trình diễn nghề thủ công tại Văn miếu - Quốc Tử Giám

LNV - Nhằm giới thiệu những nghệ nhân là tinh hoa của các địa phương cùng những sáng tạo độc đáo, nhân dịp đầu năm mới 2025, từ ngày 02- 5/01, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội diễn ra chương trình “Quà tặng của nhân gian” với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ, nghệ nhân đến từ các làng nghề trong cả nước.
Lễ giỗ tổ nghề may làng Trạch Xá: Tôn vinh nghề truyền thống và gìn giữ bản sắc tinh hoa

Lễ giỗ tổ nghề may làng Trạch Xá: Tôn vinh nghề truyền thống và gìn giữ bản sắc tinh hoa

LNV - Vào sáng ngày 11/01/2025 (tức ngày 12 tháng 12 âm lịch), người dân làng Trạch Xá (xã Trầm Lộng, huyện Ứng Hòa, Thành phố Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ Giỗ Tổ Nghề May để tưởng nhớ công đức của bà Nguyễn Thị Sen - Thánh Tổ Nghề May và chào mừng làng nghề may truyền thống Trạch Xá đón nhận di sản văn hóa Phi vật thể cấp Quốc gia năm 2024.
Lễ công bố quyết định và giấy chứng nhận "Trung tâm Thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gốm sứ Giang Cao, xã Bát Tràng."

Lễ công bố quyết định và giấy chứng nhận "Trung tâm Thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gốm sứ Giang Cao, xã Bát Tràng."

LNV – Thực hiện quyết định của Sở Công thương Hà Nội, tối 10/1/2025, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Hà Nội phối hợp Câu lạc bộ làng nghề gốm sứ Giang Cao, xã Bát Tràng tổ chức Lễ công bố quyết định và trao giấy chứng nhận "Trung tâm Thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gốm sứ Giang Cao, xã Bát Tràng."
Bình Định: Làng nghề Bún – Bánh An Thái tất bật vào Tết

Bình Định: Làng nghề Bún – Bánh An Thái tất bật vào Tết

LNV - Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, hàng trăm cơ sở, hộ gia đình trong Làng nghề Bún – Bánh An Thái ở thôn An Thái, xã Nhơn Phúc, thị xã An Nhơn hối hả chạy đua với thời gian để có sản phẩm kịp phục vụ Tết.
Làng Nghề Nhôm Đúc Hải Vân – Nét Tinh Hoa Nghề Thủ Công Truyền Thống

Làng Nghề Nhôm Đúc Hải Vân – Nét Tinh Hoa Nghề Thủ Công Truyền Thống

LNV - Nằm tại xã Hải Nam, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, làng nghề nhôm đúc Hải Vân đã khẳng định vị thế của mình là một trong những trung tâm nhôm đúc mỹ nghệ nổi tiếng cả nước. Với bề dày lịch sử hơn 30 năm phát triển, làng nghề không chỉ đóng góp vào sự phát triển kinh tế địa phương mà còn lưu giữ tinh hoa văn hóa truyền thống qua từng sản phẩm.
Gốm đỏ Mang Thít - Hồn gốm miền sông nước

Gốm đỏ Mang Thít - Hồn gốm miền sông nước

LNV - Làng nghề gạch, gốm truyền thống Mang Thít là một di sản văn hóa độc đáo, nằm tại huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long, miền Tây Nam Bộ Việt Nam. Đây được coi là một trong những vùng sản xuất gạch và gốm lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long, nổi tiếng với những sản phẩm có chất lượng cao, mang đậm nét truyền thống.
Hoa đào Nhật Tân sắp bung nở sắc hồng đón Tết

Hoa đào Nhật Tân sắp bung nở sắc hồng đón Tết

LNV - Vượt qua trận lụt lớn do bão Yagi, vườn đào Nhật Tân (quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội) hiện đang sẵn sàng đáp ứng nhu cầu thị trường Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Những gốc đào đang được chăm sóc kỹ lưỡng, chuẩn bị khoe sắc thắm trong dịp Tết.
Khô Cá Cơm Sông Đốc: Hương Vị Đậm Đà Từ Biển Cả

Khô Cá Cơm Sông Đốc: Hương Vị Đậm Đà Từ Biển Cả

LNV - Nghề làm khô cá cơm tại Sông Đốc, dù có lịch sử lâu đời nhưng chỉ thực sự phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Nhiều cơ sở sản xuất quy mô lớn với hàng trăm lao động và hệ thống cơ sở vật chất hiện đại đã được đầu tư. Mỗi năm, hàng ngàn tấn sản phẩm được cung ứng ra thị trường, mang lại doanh thu hàng trăm tỷ đồng, góp phần quan trọng vào nguồn ngân sách địa phương và tạo việc làm cho lao động nhàn rỗi.
Lượng tiêu thụ tăng vọt, người trồng rau hối hả vào vụ Tết

Lượng tiêu thụ tăng vọt, người trồng rau hối hả vào vụ Tết

LNV - Giá rau vụ Tết tuy không nhỉnh hơn nhiều so với bình thường nhưng lượng tiêu thụ thường cao gấp 4 - 5 lần.
“Lụa nàng sen” và câu chuyện nghề dệt lụa tơ sen ở Mỹ Đức

“Lụa nàng sen” và câu chuyện nghề dệt lụa tơ sen ở Mỹ Đức

LNV - Tại cuộc thi Hoa hậu Quốc tế Miss International 2024 được tổ chức tại Nhật Bản ngày 12/11/2024, có sự tranh tài của hơn 70 người đẹp đến từ các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Các người đẹp lần lượt trải qua các phần thi: trang phục dân tộc, dạ hội, áo tắm và ứng xử. Người đẹp đại diện Việt Nam là Huỳnh Thị Thanh Thủy đã trình diễn bộ trang phục dân tộc “Lụa nàng sen” được làm bằng lụa tơ sen của nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận (xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội) và xuất sắc đoạt vương miện Hoa hậu Quốc tế 2024.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Chuyển mình của doanh nghiệp vận tải Việt Phúc trong thời kỳ mới

Chuyển mình của doanh nghiệp vận tải Việt Phúc trong thời kỳ mới

LNV - Trong suốt thời gian dịch bệnh Covid- 19 xảy ra, các doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực ngành nghề kinh tế đều đứng trước bờ vực của sự suy thoái và đối mặt với đủ các khó khăn thách thức. Để vượt qua được những khó khăn thách thức đó là cả một quá trình nỗ lực, gồng mình lên của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vận tải.
An Khang Group ứng dụng công nghệ tiên tiến máy nâng cấp nước ion kiềm

An Khang Group ứng dụng công nghệ tiên tiến máy nâng cấp nước ion kiềm

LNV - Nước tốt cho sức khỏe đã từ lâu trở thành một trong những nhu cầu thiết yếu hàng đầu của con người. Trong bối cảnh môi trường nước đang chịu tác động nặng nề từ biến đổi khí hậu và ô nhiễm, thì An Khang Group ứng dụng công nghệ tiên tiến máy nâng cấp nước ion kiềm, điện phân, từ trường là vô cùng quan trọng. Những sản phẩm này mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, góp phần vào sự phát triển bền vững…
Đêm nhạc Acoustic “Đóa Xuân ngời”

Đêm nhạc Acoustic “Đóa Xuân ngời”

LNV - Ngày 30 tháng 12 năm 2024, tại Hội quán Trúc Lâm, số 240C Âu Cơ, Tây Hồ, Hà Nội đã diễn ra Đêm nhạc Acoustic "Đoá Xuân ngời". Đây là một hoạt động trong hành trình của Dự án âm nhạc "Hiệu triệu" nơi những tiếng lòng yêu nước được Ca sĩ châu Á David Le sáng lập và thực hiện cùng ekip hùng hậu với sự tham gia của nhiều giáo sư, tiến sĩ, NSND, người nổi tiếng trong, ngoài nước và người nước ngoài yêu Việt Nam cùng sự đồng hành của các cơ quan báo đài.
Huyện Đan Phương (Hà Nội): Xã Hồng Hà hướng tới sự hài lòng của người dân

Huyện Đan Phương (Hà Nội): Xã Hồng Hà hướng tới sự hài lòng của người dân

LNV - Hồng Hà là xã ven Sông Hồng, nằm ở phía bắc huyện Đan Phượng của Hà Nội, nền kinh tế chủ yếu là từ sản xuất nông nghiệp và ngành nghề. Năm 2020 xã Hồng Hà đã về đích NTM nâng cao, năm 2022 Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Hồng Hà đã nỗ lực phấn đấu hoàn thành xây dựng xã NTM kiểu mẫu, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng cao.
Tuyên Quang: Sức bật nông thôn mới tại huyện Yên Sơn

Tuyên Quang: Sức bật nông thôn mới tại huyện Yên Sơn

LNV - Theo báo cáo kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2024 của huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang), địa phương có 17/27 xã đạt chuẩn nông thôn mới (chiếm 62,9%); 06 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (Thái Bình, Mỹ Bằng, Hoàng Khai, Kim Quan, Phúc Ninh, Nhữ Hán); 03 xã Thái Bình, Mỹ Bằng, Phúc Ninh đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Trong đó, năm 2024 có thêm 01 xã đạt chuẩn nông thôn mới (xã Lang Quán); 01 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (Nhữ Hán); xã Phúc Ninh đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-61
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-66
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-67
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-91
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-32
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-50
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-33
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-51
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-54
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-75
Giao diện di động