Cà Mau: Nghề làm chuối khô nổi tiếng
Vùng đất Cà Mau vốn thích nghi để cho nhiều loại cây chuối phát triển. Vào mùa chính vụ, chuối chín nhiều, ăn không hết, bán cũng ít có người mua nên người trồng chuối Cà Mau nghĩ ra việc ép chuối phơi khô để ăn dần. Dần dần, chuối khô đã trở thành một đặc sản của vùng đất Cà Mau. Trải qua những thăng trầm, biến đổi, nhiều thế hệ gia đình nơi đây vẫn tiếp tục duy trì và phát triển làng
nghề truyền thống.
Bắt đầu từ tháng 9 âm lịch là người dân nơi đây chuẩn bị khuôn, vỉ phơi chuối. Và đến tháng 10 là bắt tay ngay vào ép chuối khô. Thời gian bà con ép chuối khô kéo dài cho đến hết mùa nắng, nhưng tập trung nhất là tháng 10-12 âm lịch, đặc biệt là những ngày giáp Tết.
Những ngày cận Tết, tham quan làng nghề du khách sẽ bắt gặp cảnh tượng trên sông, các ghe thuyền chở chuối tươi cung cấp cho làng nghề, ghe thu mua các mặt hàng thành phẩm nườm nượp nối đuôi nhau. Đường làng, trước nhà dân… trải đầy những vỉ chuối phơi dưới nắng vàng, hương thơm ngọt lan tỏa khắp vùng quê.
Mỗi năm vào dịp Tết Nguyên Đán, làng nghề chuối khô Cà Mau lại chuẩn bị cung ứng ra thị trường khoảng 500 tấn chuối ép khô. Không ồ ạt chạy theo số lượng, người dân sinh sống bằng nghề ép chuối khô luôn cố gắng giữ được chất lượng, uy tín của người làm nghề trong mỗi sản phẩm chuối khô làm ra.
Để có miếng chuối khô, ngon, dẻo, dai phải chọn cho được loại chuối xiêm thật già, chín đều. Chuối càng chín càng cho nhiều mật. Ủ chuối thật chín muồi, thậm chí chỉ cần đụng nhẹ nhàng cũng đủ làm cho trái chuối rời khỏi nải. Lúc này vỏ chuối rất mỏng, ta chỉ cần bóc nhẹ vỏ, rồi đem phơi nắng cho rỏ mật để chuối khô đảm bảo độ dai.
Sau đó, những trái chuối xiêm chín sau khi đã được phơi rỏ mật, héo sơ bên ngoài được cho vào khuôn ép mỏng rồi mang xếp lên vỉ được làm bằng tre hoặc sậy có kích thước 0,8m x 1,8m chứa khoảng 36 khuôn chuối để phơi. Thường thì một khuôn chuối phải ép từ 3-5 trái chuối tươi tùy trái lớn nhỏ và được thiết kế với đường kính từ 20 đến 30cm.
Chuối được ép xong thì mang ra phơi nắng. Do nghề chuối khô phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, nên chuối ép xong được phơi khoảng 2 ngày nắng tốt, hoặc đến khi ngả sang màu vàng sậm, tươm mật ngọt dẻo. Bằng bí quyết gia truyền, chuối khô Cà Mau qua quá trình sản xuất vẫn giữ nguyên vẹn vị ngọt, mềm thơm ngon của chuối tươi, mùi thơm đặc trưng được khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng.
Nếu như trước đây chuối được phơi tự nhiên và không thể làm được vào mùa mưa thì nay nhiều hộ đã đưa vào ứng dụng hệ thống máy sấy, ép và hút chân không bao bì. Cách làm này vừa rút ngắn thời gian làm chuối vừa có thể chủ động cân bằng được độ khô của chuối tùy theo nhu cầu khách hàng. Sản phẩm được hút chân không có thể bảo quản được lâu và vận chuyển đi xa hơn.
Chuối ép khô không chỉ góp phần làm phong phú các món ăn đặc sản Cà Mau để du khách thưởng thức mua về làm quà sau khi kết thúc chuyến du lịch Cà Mau, mà còn tạo ra công ăn việc làm cho nhiều nông dân, giúp họ cải thiện kinh tế gia đình.
Chuối khô Cà Mau được sản xuất từ nguồn chuối xiêm nguyên liệu được trồng trong từng hộ gia đình nông dân, không có sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu. Trong quá trình sản xuất không sử dụng chất phụ gia, chất bảo quản nên rất an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.
Nghề chuối khô Cà Mau không chỉ góp phần làm phong phú các món ăn đặc sản quê nhà, mà còn tạo ra công ăn việc làm cho nhiều nông dân, giúp họ cải thiện kinh tế gia đình. Dù trải qua bao nhiêu năm,làng nghề chuối khô Cà Mau vẫn giữ được chỗ đứng trong cuộc sống mưu sinh của người dân xã Trần Hợi và Khánh Hưng, góp phần giữ gìn, phát huy nghề truyền thống của miền quê sông nước Cần Thơ.
Bài, ảnh: Khôi Nguyên
Tin liên quan
Tin mới hơn

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận
11:56 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng
11:56 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề dệt lụa làng Đốc Tín vang bóng một thời
11:55 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
13:58 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên
09:47 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Cổng làng trong lòng phố
08:55 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Triển lãm Liên hoan du lịch, ẩm thực, làng nghề Vĩnh Phúc năm 2025
11:57 Tin tức

Tây Ninh thực hiện gần 70 đề án khuyến công
11:57 Khuyến công

Thanh Hoá: Khuyến công thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
11:57 Khuyến công

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận
11:56 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng
11:56 Làng nghề, nghệ nhân