Bươn chải kiếm 6 triệu đồng/tháng từ nghề tự..."nướng" mình bên bếp than
Tầm 15h hàng ngày, bất kể đông hay hè, chị Lê Thị Bình (thị xã Cửa Lò, Nghệ An) di chuyển vào TP Vinh để làm công việc nướng thuê cá thu. Công việc của chị thường bắt đầu lúc 15h30, tại chợ Chiều (xã Nghi Phú, TP Vinh).
Nướng cá thuê trở thành một nghề của không ít phụ nữ miền biển tại Nghệ An.
Để đảm bảo sức khoẻ, chị mang 2 lớp khẩu trang, vắt thêm một chiếc khăn qua đầu trước khi đội chiếc mũ vải dày sụ lên. Kéo đôi găng tay đến gần bả vai, chèn 2 tấm bìa các-tông che phần cẳng chân, chị Bình nhóm than trong khi người chủ cắt con cá thu to thành từng miếng.
Với 2 cái quạt điện chạy liên tục hướng vào bếp, than bắt đầu bén lửa, cháy rừng rực, chị Bình lấy từng miếng cá thu đã được kẹp những thanh tre mỏng đặt lên chiếc kiềng sắt.
Dưới sức nóng của than đỏ, miếng cá chuyển sang màu vàng. Chị Bình nhanh tay lật miếng cá và xếp thêm cá tươi vào chỗ còn trống.
Chị Lê Thị Bình có hơn 30 năm kinh nghiệm trong nghề nướng cá. Mức tiền công chị được trả là 200 nghìn cho một buổi làm việc kéo dài hơn 3 tiếng đồng hồ.
Dù có 2 cái quạt đang chạy hết công suất nhưng phần trán và lưng áo chị Bình đẫm mồ hôi. Người phụ nữ này đã gắn bó với nghề nướng cá thuê hơn 30 năm nay. Bởi vậy, chị chỉ cần nhìn màu sắc trên từng miếng cá đã biết cá vừa chín hay chưa.
“Nướng chưa đến “độ” thì phía trong chưa chín, dễ ươn. Nếu nướng chín quá thì thịt cá bị khô, không còn vị ngọt, ngon nữa" - chị Bình cho biết.
Kỹ thuật nướng cá nói thì đơn giản nhưng thợ nướng cũng phải luyện hàng tháng trời mới có thể nhìn màu sắc để đánh giá thời điểm cá vừa chín mà vẫn đảm bảo được độ tươi, ngon.
Với người thợ lâu năm, việc nhìn màu sắc để biết cá nướng đủ lửa hay chưa là điều hết sức quan trọng.
Với chị Đào Thị Huyền - người thợ nướng cá trẻ tuổi nhất ở chợ cả về tuổi đời, tuổi nghề - câu chuyện vào nghề cũng ngẫu nhiên.
Cách đây 1 năm, người chị dâu bán cá ở chợ, tìm mãi không được thợ, nên nói Huyền ra giúp. Thời gian đầu, Huyền chỉ được giao nướng các loại cá ít giá trị hơn để làm quen và nhỡ nếu có “quá lửa” thì thiệt hại cũng không đáng kể.
Chị Đào Thị Huyền bên bếp than nướng cá
“Nghề này tưởng đơn giản nhưng hóa ra rất khó. Thời gian đầu nóng, mỏi, người ám đầy mùi cá, tối về tắm rửa vẫn ngửi thấy mùi cá nướng từ người. Em cũng nản, muốn bỏ công việc. Phải mất vài tháng em mới nướng cá đạt theo yêu cầu. Giờ thì quen rồi, không tính đổi nghề nữa”, Huyền cho hay.
Kiếm 200.000 đồng/buổi chợ... không dễ
Sạp hàng của chị Đặng Thị Đức chuyên bán cá thu, cá ù và nướng tại chỗ theo yêu cầu của khách. Bởi vậy, để làm kịp cho khách chị phải thuê người nướng cá. “Tiền công mỗi buổi 200 nghìn nhưng tìm không ra người đâu vì không phải ai cũng biết nướng và gắn bó được với công việc nóng nực này”, chị Đức nói.
Với hơn 20 năm kinh nghiệm, chị Lê Thị Thương (trú thị xã Cửa Lò) đồng ý đến làm việc cho chị Đức. Cha đi biển đánh cá, mẹ nướng để bán nên từ nhỏ chị Thương đã được mẹ “truyền nghề”. Sau này, khi lớn lên, lập gia đình riêng, chị Thương gắn bó với công việc này cho đến bây giờ.
Ngoài lớp quần áo bảo hộ dày sụ, thợ nướng cá phải chèn thêm một lớp bìa cát-tông để ngăn hơi nóng đốt vào tận da.
“Cái bếp than này cũng đến 70-80 độ. Đông hay hè thì với khoảng cách này đều rất nóng nhưng làm mãi cũng quen được với nóng. Nghề này đòi hỏi sự nhanh nhẹn, tỉ mỉ, đặc biệt là phải chịu khó. Không tỉ mỉ, chịu khó thì không trụ được đâu”, chị Thương cho hay.
Thợ nướng trẻ tuổi Đào Thị Huyền thì hài hước: “Làm nghề này chẳng sợ béo đâu. Người có tí mỡ nào thì than “đốt hết”, khuôn mặt cô thợ nướng đỏ ửng dưới sức nóng của bếp than.
Thời gian làm việc của thợ nướng cá chỉ kéo dài tầm hơn 3 tiếng với mức thu nhập 200 nghìn đồng tiền công.
Đôi bàn tay cô hết ngâm trong nước lạnh để lấy cá lại hơ trên than để lật, tránh cá bị cháy. Dù đã được bọc 1 lớp găng tay vải và 1 lớp găng tay cao su nhưng da tay của Huyền vẫn bợt bạt, nhăn nheo.
Đôi ủng bị sức nóng đốt cháy sém phía trước. Hơi nóng xuyên qua lớp nhựa, qua lớp quần bảo hộ dày sụ “đốt” ống quyển. Huyền dùng 2 miếng bìa cát-tông chèn vào ủng, như một tấm khiên để chống lại hơi nóng phừng phực phả từ bếp vào.
Người thợ "nướng" mình bên bếp than đỏ rực, đến chiếc ủng nhựa cũng bị đốt cháy sém. Bởi vậy, ít người có thể bám trụ được với công việc này.
Huyền là thợ mới nên mức thu nhập còn khá khiêm tốn. Đối với nhưng thợ nướng cá lâu năm như chị Thương, chị Bình thì tiền công mỗi buổi 200 nghìn đồng. Nếu tính theo giờ làm thì mức thu nhập này không phải là nhỏ.
“Nghề này chỉ làm một buổi kéo dài tầm hơn 3 tiếng, thời gian còn lại mình có điều kiện để xếp dọn việc nhà, đồng áng, vườn tược. 200 nghìn/buổi, công việc đều đặn thì thu nhập mỗi tháng cũng 6 triệu đồng.
Những miếng cá thu được nướng vừa chín, màu vàng đẹp mắt thu hút khách mua là nhờ kỹ thuật và kinh nghiệm của thợ nướng.
Số tiền này cũng không phải là ít nhưng không phải ai cũng trụ được với nghề, nhất là chị em trẻ tuổi. Nóng nực, da dẻ khô quắt, cả người ám mùi cá, không dễ chịu chút nào”, chị Bình, người phụ nữ có hơn 30 “nướng mình” bên bếp lửa cho hay.
Hoàng Lam/Dân trí
Tin liên quan
Tin mới hơn

Đặc sản Hà Nội - Bánh gai làng Giá
10:11 | 14/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận
11:56 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng
11:56 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề dệt lụa làng Đốc Tín vang bóng một thời
11:55 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
13:58 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên
09:47 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cổng làng trong lòng phố
08:55 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lai: Từ đại ngàn hùng vĩ đến thiên đường biển xanh
20:20 Du lịch làng nghề

Gia Lai: Hợp tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực năng lượng tái tạo
20:20 Đào tạo nghề

“Mạch nghề” - Lan tỏa hình ảnh làng nghề trong thời đại số
20:17 Tin tức

Thuận An triển khai hiệu quả nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp
10:32 Khuyến nông

6 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản ước tăng trên 14%
10:30 Kinh tế