Bình Dương: “Mai một” làng nghề gốm sứ Lái Thiêu
Từ thế kỷ thứ 18, tọa lạc tại thị xã Thuận An, tinh Bình Dương đã xuất hiện những lò gốm bản địa, nhờ nguồn đất sét dồi dào, đường bộ lẫn cảng sông đều thuận lợi, nhân lực lao động đa dạng tạo cho nghề gốm Lái Thiêu nhiều điểm mạnh để phát triển mạnh mẽ, đặc biệt giai đoạn hưng thịnh kéo dài từ những năm 1930 đến những năm 1970.
Gốm Lái Thiêu được phân thành ba dòng sản phảm với đặc thù rõ rệt: Gốm Quảng chuyên trang trí đình chùa và đồ đặt sân vườn, gốm Tiều (Triều Châu) dùng cho nhà bếp, gia dụng và gốm Phước Kiến có kích thước cỡ lớn, nặng.
Dọc theo con đường làng cũ với bề rộng khoảng 4m đã vẫn còn vương mùi đất, những chiếc lu vại, nồi đất, lò đất… được bày biện rải rác dọc theo hai bên đường làng đủ kích thước tạo nên vẻ đẹp mộc mạc vốn có của gốm truyền thống Lái Thiêu. Sản phẩm gốm Lái Thiêu được tạo hình, lối vẽ theo phong cách bình dị, mộc mạc, gần gũi nhưng đa dạng về chủng loại, giá thành hợp lý trên thị trường. Từ những nét thô mộc của gốm Phước Kiến, hay điểm xù xì, ráp nhám dưới lớp tráng men của gốm Quảng cho đến những nét vẽ phóng bút tài tình của gốm Triều Châu đều tạo nên sự dân dã, thân quen tựa như lối sống của người dân Nam Bộ.
Sản phẩm làng nghề gốm sứ Lái Thiêu.
Nhắc đến thời kỳ hưng thịnh, một người dân có thâm niên gắn bó với nghề làm gốm chia sẻ, những hộ gia đình chuyên làm gốm tại Thuận An đều kế thừa từ 4-5 đời nghề của cha ông để lại. Những những năm 1960 được coi là thời kỳ vàng son của gốm Lái Thiêu, sau khi lò gốm sản xuất thành sản phẩm hoàn thiện, các thương buôn thường tụ về Lái Thiêu, lấy cảng Bà Lụa làm nơi tập kết hàng hóa, chuyển đi khắp Nam Kỳ lục tỉnh, sang tận Lào, Indonesia, Philippines. Sản phẩm nơi đây hiện hữu trong mọi sinh hoạt của gia đình, từ trong nhà vườn đến bàn thờ tổ tiên khắp các cư dân Nam Bộ.
Trôi nổi trên bến sống hiu quạnh…
Trong những năm gần đây, ít ai còn thấy hình ảnh tấp nập của các ghe chở hàng, ghe chở nguyên liệu đến và đi đậu trên cảng Bà Lụa, mà chỉ thấy những ngọn lửa hiu quạnh lác đác xuất hiện trong một hoặc hai lò gốm và thỉnh thoảng thấy được thấp thoáng có vài chiếc ghe đang dở, bốc hàng. Được biết nhiều hộ dân đã bỏ nghề và di chuyển đến các vùng khác để tìm cho mình một nơi có thu nhập ổn định hơn.
Trên con phố Châu Văn Tiếp còn khoảng 30 hộ chuyên buôn bán hàng gốm, ngoài những món gốm Lái Thiêu, nay một số cơ sở nhập thêm gốm sứ Bát Tràng (Hà Nội) hay thậm chí nhập sản phẩm từ Trung Quốc. Người dân cho biết, những mảnh đất trước đất là phương tiện hành nghề làm gốm sứ thì bây giờ đều phải di dời lò đi xa. Trong 5 năm gần đây lượng hàng ngày càng giảm, khách đặt gì làm nấy, chủ yếu là các đồ sành sứ như chậu kiểng trồng lan, con thú (12 con giáp), niêu đất cung cấp cho các tỉnh miền Trung hoặc miền Tây.
Khó khăn chồng khó khăn trong các chính sách di dời lò nghề đi nơi khác của chính quyền, vật liệu chi phí tăng cao, sản phẩm trên thị trường cạnh tranh, những người trẻ không còn yêu thích với nghề tổ khiến những người thợ Lái Thiêu ngày đêm mất ngủ suy nghĩ tìm cách lưu giữ cái nghề truyền trống của cha ông để lại.
Hy vọng rằng chính quyền địa phương, các cấp cơ quan có thẩm quyền quan tâm đầu tư, hỗ trợ mãnh mẽ, có phương hướng đề xuất để nghề gốm sứ Lái Thiêu được tiếp tục duy trì, phát triển góp phần gìn giữ, phát huy nét đẹp văn hóa dân tộc, đồng thời giúp nghệ nhân có thêm nguồn thu nhập ổn định, cải thiện đời sống.
Bài và ảnh Hàn Dung
Tin liên quan
Tin mới hơn
Hải Dương: Làng nghề tạo việc làm ổn định cho lao động nông thôn
13:54 | 18/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phú Yên phấn đấu công nhận mới từ 1 đến 2 làng nghề
11:06 | 18/09/2024 OCOP
Nông dân Hồ Trọng Lập được vinh danh Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024
14:59 | 17/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định triển khai giải pháp ổn định sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
14:45 | 17/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Du lịch trải nghiệm nghề truyền thống
09:50 | 17/09/2024 Du lịch làng nghề
Nông dân Phú Thọ "kiếm bộn tiền" nhờ một thứ quả đặc biệt không thể thiếu trên mâm ngũ quả Tết Trung thu
09:43 | 17/09/2024 Kinh tế
Tin khác
Hàng trăm ha Đào Nhật Tân bị lụi tàn sau Cơn bão số 3 (Yagi)
09:39 | 17/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Người "Thổi hồn" cho nghề làm bánh oản cổ truyền
16:03 | 16/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Cơ hội để phát huy tiềm năng của làng nghề truyền thống
11:17 | 16/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tơ lụa Tân Châu mang đậm dấu ấn văn hoá truyền thống
17:27 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Cao Bằng
17:27 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề thêu thổ cẩm và in hoa văn bằng sáp ong của người Dao Tiền
17:26 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề làm bút lông ở phố cổ Hà Nội
17:26 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Xưởng mộc Minh Mít làm nhà thờ gỗ sơn son thiếp vàng
17:26 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề truyền thống hoa, cây cảnh Triệu Đề
17:26 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Tự Lập: Khai thác, sản xuất, kinh doanh đá ốp lát - Đem lại những sản phẩm và chất lượng dịch vụ tốt nhất đến khách hàng
09:55 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Cụ ông 75 tuổi tự tay làm hơn 100 chiếc đèn Trung thu truyền thống
10:35 | 12/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Thừa Thiên Huế: Nghề làm đầu lân tất bật mùa trung thu
11:04 | 11/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Giữ gìn tinh hoa nghệ thuật khảm trai ở làng nghề Chuôn Ngọ
11:04 | 11/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Ngày hội mắm Châu Đốc Tôn vinh ẩm thực kết nối kinh tế vùng miền
11:20 | 10/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Ông “vua dép lốp” trở thành Nghệ nhân làng nghề
11:19 | 10/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phú Yên tập trung thực hiện xây dựng nông thôn mới đến năm 2025
15:20 Nông thôn mới
Khoác áo mới có sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bình Định
14:55 Khuyến công
Xây dựng vùng chè hơn 500ha theo hướng VietGAP ở huyện Kỳ Anh
09:57 Khuyến nông
Triển vọng phát triển kinh tế từ nghề nuôi rắn ở Đồng Hỷ
09:57 Kinh tế
Vệ sinh giếng nước, bể chứa, xử lý môi trường sau lũ lụt theo hướng dẫn của Bộ Y tế
09:56 Sức khỏe - Đời sống