Hà Nội: 26°C Hà Nội
Đà Nẵng: 28°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 33°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 32°C Thừa Thiên Huế

Bình Định triển khai giải pháp ổn định sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

LNV - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn yêu cầu mỗi địa phương phải có tối thiểu một sản phẩm chủ lực thực hiện mô hình liên kết chuỗi; các địa phương triển khai thực hiện mô hình thương mại điện tử gắn với làng nghề, sản phẩm làng nghề.

Dự kiến trong tháng 9 năm 2024, Bình Định sẽ tổ chức Hội nghị “Triển khai giải pháp ổn định sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh”. Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn yêu cầu việc tổ chức Hội nghị phải thực hiện thực sự nghiêm túc, bài bản, có trọng tâm, trọng điểm, xây dựng nội dung, chương trình, quy trình thực hiện cụ thể, rõ ràng, thực sự mang lại hiệu quả khi tổ chức thực hiện.

Bình Định triển khai giải pháp ổn định sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
Các sản phẩm OCOP của thị xã Hoài Nhơn

Đồng thời, kết nối tốt giữa “6 nhà”, gồm: Nhà nước; Nông dân; Nhà khoa học; Doanh nghiệp; Ngân hàng; Nhà phân phối, trong chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ, chế biến sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Chuẩn hóa quy trình trong chuỗi sản xuất, liên kết tiêu thụ sản phẩm; phân công, phân nhiệm rõ ràng cho từng cơ quan, đơn vị, địa phương, tổ chức, cá nhân để thực hiện cụ thể.

Xác định cụ thể sản phẩm chủ lực của tỉnh Bình Định và từng địa phương, từng loại hình nông sản, sản phẩm làng nghề, bao gồm cả quy mô diện tích, sản lượng, hiệu quả sản xuất, dự kiến giá sản phẩm; xác định rõ đối tượng thu mua, thị trường tiêu thụ từng sản phẩm của từng địa phương để có giải pháp quản lý tốt, hiệu quả.

Bình Định triển khai giải pháp ổn định sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
Các sản phẩm OCOP của huyện An Lão

Nắm kỹ số liệu, sản phẩm, diện tích, sản lượng, giá cả để xây dựng kế hoạch phù hợp tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh Bình Định cho giai đoạn trước mắt; định hướng cho giai đoạn dài hạn, kế hoạch 5 năm 2025 - 2030 và các năm tiếp theo.

Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thương nhân trong hoạt động kinh doanh trên địa bàn tỉnh, đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật. Thương nhân phải có trách nhiệm, nghĩa vụ với bà con nông dân, người sản xuất, ổn định giá cả thị trường, đảm bảo chất lượng hàng hóa, chống buôn lậu, gian lận thương mại, an toàn thực phẩm và các giải pháp tiêu thụ sản phẩm nông sản trên địa bàn tỉnh, tuân thủ quy định pháp luật.

Bình Định triển khai giải pháp ổn định sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
Mỗi địa phương phải có tối thiểu một sản phẩm chủ lực thực hiện mô hình liên kết chuỗi

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn giao Sở Công Thương phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thị xã, thành phố xác định rõ các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh và của từng địa phương; nắm rõ thị trường tiêu thụ, đối tác thu mua sản phẩm nông sản của từng địa phương, của tỉnh trên cơ sở thông tin cung cấp từ các địa phương. Trên cơ sở đó đề ra giải pháp, phương án quản lý tốt, hiệu quả khi tổ chức triển khai thực hiện.

Phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan xây dựng cụ thể, chuẩn hóa quy trình, cung cấp, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, kết nối tốt chuỗi liên kết phát triển sản phẩm nông nghiệp tại địa phương; làm rõ vai trò, trách nhiệm, nhiệm vụ, giao chỉ tiêu cụ thể cho từng cơ quan, đơn vị, địa phương, quy định chi tiết từ đầu vào đến đầu ra của sản phẩm nông nghiệp để thống nhất thực hiện.

Trước mắt, tiếp tục thực hiện mô hình sản xuất tiêu thụ nông sản hiện tại nhưng phải được quản lý tốt, bài bản, tuân thủ các quy định Nhà nước. Đồng thời, xây dựng mô hình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm phải gắn lợi ích của các bên tham gia, tập trung vào mô hình liên kết chuỗi. Yêu cầu mỗi địa phương phải có tối thiểu một sản phẩm chủ lực thực hiện mô hình liên kết chuỗi; hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương triển khai thực hiện mô hình thương mại điện tử gắn với làng nghề, sản phẩm làng nghề.

Mỹ Bình

Tin liên quan

Tin mới hơn

Về miền cổ tích gốm Thanh Hà truyền thống 500 năm tuổi

Về miền cổ tích gốm Thanh Hà truyền thống 500 năm tuổi

LNV - Hội An là vùng đất xinh đẹp, nổi tiếng với khu phố cổ trầm mặc và những làng nghề truyền thống có tuổi đời lên đến hàng trăm năm. Nép mình bên con sông Thu Bồn thơ mộng, Làng gốm Thanh Hà là nơi giữ nghề gốm truyền thống trong suốt 500 năm lịch sử.
Bình Định: Lập Đề án phát triển Làng nghề trồng hoa Gia An Nam

Bình Định: Lập Đề án phát triển Làng nghề trồng hoa Gia An Nam

LNV - Sau khi được UBND tỉnh Bình Định có Quyết định công nhận Làng nghề trồng hoa Gia An Nam, thôn Gia An Nam, xã Hoài Châu Bắc, UBND thị xã Hoài Nhơn có tờ trình UBND tỉnh Bình Định và Sở Nông nghiệp và PTNT cho chủ trương lập Đề án phát triển Làng nghề trồng hoa Gia An Nam.
Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Kiên Giang

Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Kiên Giang

LNV - Do điều kiện lịch sử hình thành, Kiên Giang là nơi hội tụ của dân di cư đến từ mọi miền đất nước. Một số nghề thủ công cũng theo chân họ đến vùng này. Khi du nhập vào Kiên Giang, sản phẩm của mỗi làng nghề mang nét văn hóa đặc trưng của vùng.
Trăm năm kể chuyện nghề rèn

Trăm năm kể chuyện nghề rèn

LNV - Trong căn nhà nhỏ ngái nồng mùi khói bếp, ông Sùng Seo Nhà (74 tuổi) một trong những cao niên còn bám trụ với nghề rèn nở nụ cười móm mém đón chúng tôi ghé thăm trong một buổi chiều lất phất mưa. Giọng kể bằng tiếng phổ thông lơ lớ vẫn đủ để chúng tôi hiểu nghề rèn đến với Bản Phố “duyên nợ” như thế nào và ai là người đầu tiên có công đưa nghề rèn về với bản làng.
Nghệ nhân ẩm thực nâng tầm món ăn truyền thống Việt

Nghệ nhân ẩm thực nâng tầm món ăn truyền thống Việt

LNV - Với niềm đam mê đặc biệt với ẩm thực, nghệ nhân Lưu Huỳnh Châu đã mang nhiều món ăn đặc trưng của người Việt giới thiệu tới thực khách quốc tế, tích cực dạy nghề cho thế hệ trẻ. Góp phần giữ gìn và phát huy tinh hoa ẩm thực truyền thống Việt trong cuộc sống hiện đại.
Làng nghề chè Ba Trại Phát triển bền vững

Làng nghề chè Ba Trại Phát triển bền vững

LNV - Làng nghề chè Ba Trại, huyện Ba Vì (Hà Nội) nổi tiếng với thương hiệu chè búp khô chất lượng cao. Được nâng cấp công nghệ và mở rộng thị trường, chè Ba Trại không chỉ giữ vững danh tiếng mà còn kết hợp du lịch, mang lại giá trị bền vững cho cộng đồng địa phương.

Tin khác

Nâng cao giá trị sản phẩm từ nghề đan võng gai của đồng bào người Thổ

Nâng cao giá trị sản phẩm từ nghề đan võng gai của đồng bào người Thổ

LNV – Với đôi bàn tay khéo léo, cây gai đã trở thành những sản phẩm thủ công có tính ứng dụng cao, góp phần thể hiện nét đẹp văn hóa của đồng bào dân tộc Thổ ở xã Giai Xuân, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An.
Bún, phở gạo lứt khô - Đặc sản của làng nghề truyền thống Minh Khai

Bún, phở gạo lứt khô - Đặc sản của làng nghề truyền thống Minh Khai

OVN - Nhắc đến bún, phở khô ngon, không thể không nhắc đến đặc sản bún, phở khô được làm ra từ làng nghề nổi tiếng ở xã Minh Khai, huyện Hoài Đức.
Bình Định bảo tồn và phát triển làng nghề

Bình Định bảo tồn và phát triển làng nghề

LNV - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định vừa có văn bản yêu cầu UBND các huyện, thị xã có các làng nghề được lựa chọn đầu tư hỗ trợ phát triển giai đoạn 2023-2025, kịp thời báo cáo UBND tỉnh về kết quả triển khai thực hiện và những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.
Hơn 100 đơn vị, doanh nghiệp sẽ tham gia Hội chợ Làng nghề năm 2024

Hơn 100 đơn vị, doanh nghiệp sẽ tham gia Hội chợ Làng nghề năm 2024

LNV - Tiếp nối thành công của Hội chợ Làng nghề Việt Nam những năm trước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ tổ chức Hội chợ Làng nghề lần thứ 20 năm 2024.
Nghề chằm nón lá

Nghề chằm nón lá

LNV - Có nhiều câu hỏi về nguồn gốc của chiếc nón đan bằng lá đơn sơ ấy có lịch sử từ khi nào? Tổ nghề là ai? Những câu hỏi này đến nay vẫn không ai trả lời được. Nhiều tài liệu cho rằng chiếc nón lá xuất hiện ở Việt Nam vào thế kỉ thứ 13, đời nhà Trần. Theo các nghiên cứu của các nhà khoa học, hình ảnh tiền thân của chiếc nón đã được chạm khắc trên trống đồng Ngọc Lũ, trên thạp đồng Đào Thịnh vào khoảng 2500 – 3000 năm về trước.
Phát triển làng nghề theo hướng du lịch xanh và sạch

Phát triển làng nghề theo hướng du lịch xanh và sạch

LNV - Hiện cả nước có 5.400 làng nghề và làng có nghề trong đó có khoảng 2.000 làng nghề truyền thống với lợi thế văn hóa, lịch sử và sản phẩm, rất thuận tiện để xây dựng các chương trình du lịch kết hợp.
Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Bến Tre

Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Bến Tre

LNV - Các làng nghề truyền thống Bến Tre không chỉ đem lại lợi nhuận kinh tế cho địa phương mà còn góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa đặc sắc
Hội tụ tinh hoa làng nghề tại “Hội chợ Làng nghề Việt Nam lần thứ 20 – 2024”

Hội tụ tinh hoa làng nghề tại “Hội chợ Làng nghề Việt Nam lần thứ 20 – 2024”

LNV - Không gian trưng bày tôn vinh sản phẩm của các làng nghề truyền thống; tôn vinh sản phẩm đạt giải tại Hội thi Thủ công mỹ nghệ của TP.Hà Nội sẽ được diễn ra tại Hội chợ Làng nghề Việt Nam 2024 từ ngày 3 đến 6-10 tại Hà Nội. Thông tin này được nêu ra tại cuộc họp báo do Bộ NN-PTNT và Sở NN-PTNT TP Hà Nội tổ chức vào sáng 20-9 tại Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp
Hải Dương: Làng nghề tạo việc làm ổn định cho lao động nông thôn

Hải Dương: Làng nghề tạo việc làm ổn định cho lao động nông thôn

LNV - Các làng nghề ở Hải Dương không chỉ tạo việc làm, nâng cao đời sống cho người dân khu vực nông thôn mà còn góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá đặc sắc ở mỗi địa phương.
Phú Yên phấn đấu công nhận mới từ 1 đến 2 làng nghề

Phú Yên phấn đấu công nhận mới từ 1 đến 2 làng nghề

LNV - UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành Kế hoạch khôi phục, phát triển một số làng nghề tiểu thủ công nghiệp và du nhập phát triển một số nghề mới gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh năm 2024.
Nông dân Hồ Trọng Lập được vinh danh Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024

Nông dân Hồ Trọng Lập được vinh danh Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024

LNV - Ông Hồ Trọng Lập (60 tuổi), ở thôn Vinh Quang 2, xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định là một trong 63 gương mặt nông dân tiêu biểu của cả nước vinh dự được bình chọn là “Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024”.
Du lịch trải nghiệm nghề truyền thống

Du lịch trải nghiệm nghề truyền thống

LNV - Phát triển làng nghề gắn với du lịch là hướng đi nhiều triển vọng, mang lại lợi ích kinh tế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân; đồng thời, gìn giữ, bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống. Vì vậy, các địa phương trong tỉnh đã hình thành nhiều tour du lịch trải nghiệm tại các làng nghề.
Nông dân Phú Thọ "kiếm bộn tiền" nhờ một thứ quả đặc biệt không thể thiếu trên mâm ngũ quả Tết Trung thu

Nông dân Phú Thọ "kiếm bộn tiền" nhờ một thứ quả đặc biệt không thể thiếu trên mâm ngũ quả Tết Trung thu

LNV - Những giải pháp thiết thực trong phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp đã và đang giúp nhiều nông dân tỉnh Phú Thọ phát triển thành công nhiều sản phẩm thế mạnh, cho giá trị vượt trội, một trong số đó là hồng không hạt.
Hàng trăm ha Đào Nhật Tân bị lụi tàn sau Cơn bão số 3 (Yagi)

Hàng trăm ha Đào Nhật Tân bị lụi tàn sau Cơn bão số 3 (Yagi)

LNV - Những ngày qua, do ảnh hưởng của Cơn bão lịch sử (Bão Yagi), mưa lớn xảy ra trên diện rộng ở các tỉnh miền Bắc, nước lũ sông Hồng dâng cao khiến hàng chục ha trồng đào, quất tại làng Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội bị hư hỏng do úng nước
Người "Thổi hồn" cho nghề làm bánh oản cổ truyền

Người "Thổi hồn" cho nghề làm bánh oản cổ truyền

LNV - Sinh ra và lớn lên trong gia đình có nghề làm bánh oản truyền thống qua nhiều thế hệ, anh Nguyễn Hữu Huy (42 tuổi), tại Đình Cao (Phù Cừ, hưng Yên) đã kế tục “bí kíp” làm oản gia truyền của thế hệ ông cha và “thổi hồn” vào món bánh đặc biệt này. Sự sáng tạo của anh đã mang đến một “làn gió mới” với những chiếc oản không chỉ mang giá trị ẩm thực mà còn mang giá trị nghệ thuật và “hồn cốt” văn hóa dân tộc Việt Nam.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Tuy Phước: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn giúp giảm nghèo bền vững

Tuy Phước: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn giúp giảm nghèo bền vững

LNV - Chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện Tuy Phước được triển khai lồng ghép với các tiêu chí giảm nghèo bền vững, dạy nghề và tạo việc làm, góp phần thúc đẩy thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo đa chiều, bền vững trong xây dựng nông thôn
Quảng Ngãi: Nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới

Quảng Ngãi: Nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới

LNV - Tỉnh Quảng Ngãi đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 có 6/13 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM); 109/148 xã đạt chuẩn NTM (73,6%).
Người nông dân Chăm HRoi của tỉnh Phú Yên được bình chọn là Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024

Người nông dân Chăm HRoi của tỉnh Phú Yên được bình chọn là Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024

LNV - Nông dân La Mo Nõn (SN 1982), người dân tộc Chăm HRoi ở thôn Suối Mây, xã Xuân Phước, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên là một trong 63 nông dân trên cả nước được vinh danh là Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024.
Bình Định: Huyện Vĩnh Thạnh nâng tầm các sản phẩm OCOP

Bình Định: Huyện Vĩnh Thạnh nâng tầm các sản phẩm OCOP

OVN - Nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của các sản phẩm đặc sản địa phương, huyện Vĩnh Thạnh phát triển và nâng cấp nhiều sản phẩm OCOP có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường và được người tiêu dùng tin tưởng.
Về miền cổ tích gốm Thanh Hà truyền thống 500 năm tuổi

Về miền cổ tích gốm Thanh Hà truyền thống 500 năm tuổi

LNV - Hội An là vùng đất xinh đẹp, nổi tiếng với khu phố cổ trầm mặc và những làng nghề truyền thống có tuổi đời lên đến hàng trăm năm. Nép mình bên con sông Thu Bồn thơ mộng, Làng gốm Thanh Hà là nơi giữ nghề gốm truyền thống trong suốt 500 năm lịch sử.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động