Bình Định: Bảo tồn và phát triển làng nghề chiếu cói Hoài Nhơn
![]() |
Nghề chiếu cói tồn tại hàng trăm năm tại thị xã Hoài Nhơn. |
Vào thời điểm đầu tháng 4 hàng năm, những người làm nghề dệt chiếu cói ở xã Hoài Châu Bắc và phường Tam Quan Bắc của thị xã Hoài Nhơn lại tất bật vào vụ thu hoạch cói chín. Đây là công việc truyền thống, gắn bó với bao thế hệ của người dân làng nghề.
Điều thích thú hơn nữa, khi cánh đồng chiếu cói nơi đây chín rực dọc tuyến Quốc lộ 1A, lại trở thành điểm du lịch mới cho các bạn trẻ đến tham quan và chụp hình lưu niệm.
![]() |
Người dân đi thu hoạch cói từ sáng tinh mơ. |
Chia sẻ với chúng tôi, anh Đinh Hữu Tiên ở thôn Gia An Đông, xã Hoài Châu Bắc cho biết: vào khoảng vào tháng 3 hằng năm là bắt đầu mùa cói. Một năm nếu chăm sóc tốt và thời tiết thuận lợi thì có thể thu hoạch được 2 lần. Mùa cói chín cũng là thời điểm cái nóng mùa hè từ tháng 4 đến tháng 6 miền Trung. Bởi vậy, từ sáng sớm, khi bình mình chưa ló dạng, những người nông dân cần mẫn tấp nập ra đồng thu hoạch cói.
Anh Đinh Hữu Tiên chia sẻ: Sau khi thu hoạch cói tươi, chúng tôi nhanh chóng đưa cói về so lựa từng cây rồi chẻ nhỏ đem phơi. Người thợ phải trông chừng thật kỹ quá trình thân cói se lại cho tới khi sợi cói đạt độ dai tiêu chuẩn là thu gom lại ngay, phơi thêm có thể khiến sợi cói bị giòn, dễ gãy. Sợi cói khô lúc này được chia ra, một phần để dệt những chiếc chiếu trơn mộc mạc, một phần đem đi nhuộm màu để dệt chiếu hoa. Để nhuộm màu cói, người ta nấu những nồi phẩm màu lớn rồi nhúng từng nạm cói vào, có thể nhuộm một đến hai lần sao cho màu thấm vào sợi đồng đều rồi mang ra phơi nắng cho sợi cói lên màu tươi mới, bền màu.
![]() |
Các nghệ nhân cải tiến khung dệt ngày càng tinh vi hơn, mẫu mã được sáng tạo nhiều và phong phú hơn. |
Để có được một chiếc chiếu, người thợ dệt cần phải có cói (còn gọi là lác), trân, chỉ, phẩm nhuộm và khung cửi hoặc máy dệt chiếu. Vật liệu quan trọng nhất là cói, cói tốt thì chiếu bền, còn chiếu đẹp thì phụ thuộc vào người thợ dệt. Người làm chiếu không xem nhẹ một yếu tố nào, công đoạn nào. Hiện nay, chiếu dệt có rất nhiều loại: chiếu khổ rộng, khổ hẹp, chiếu trơn và chiếu hoa.
Chủ tịch UBND xã Hoài Châu Bắc, ông Trần Đình Tý chia sẻ: Thời gian qua, xã Hoài Châu Bắc thực hiện công tác bảo tồn và phát triển Làng nghề thuyền thống dệt chiếu cói Chương Hòa. Làng nghề có 155 hộ sản xuất, kinh doanh; có 356 người tham gia sản xuất, trong đó 267 lao động thường xuyên và 89 lao động theo thời vụ. Năm 2023 cho ra khoảng 599.840 sản phẩm chiếu cói các loại, với doanh thu khoảng 46,7 tỷ đồng, thu nhập mỗi lao động khoảng 5-6 triệu/người/tháng. Làng nghề có một sản phẩm OCOP được chứng nhận 3 sao, đã đăng ký nhãn hiệu tập thể “Chiếu cói Hoài Nhơn”.
![]() |
Chiếu dệt có rất nhiều loại: chiếu khổ rộng, khổ hẹp, chiếu trơn và chiếu hoa. |
Ông Trần Đình Tý cho biết thêm: Từ năm 2020 trở về trước, UBND xã Hoài Châu Bắc đã đầu tư bê tông hoá các tuyến đường giao thông làng nghề, đến nay đã cứng hoá đạt 80%. Hiện nay, tại làng nghề đa số hộ dân phát triển dệt chiếu bằng máy, giảm bớt lao động trong khâu dệt chiếu, tăng năng suất, sản phẩm, đồng thời sản phẩm làm ra bền đẹp hơn, thị trường tiêu thụ rộng hơn, có hiệu quả kinh tế cao hơn. UBND xã đang xây dựng Đề án duy trì, phát triển Làng nghề truyền thống dệt chiếu cói Chương Hòa, xã Hoài Châu Bắc, thị xã Hoài Nhơn.
Phó Chủ tịch UBND phường Tam Quan Bắc Huỳnh Thị Tường Vy cho biết: Làng nghề dệt chiếu cói Công Thạnh có 70 hộ gia đình tham gia; 564 người tham gia sản xuất, trong đó 496 lao động thường xuyên và 68 lao động theo thời vụ. Năm 2023, làng nghề cho ra khoảng 456.420 chiếc chiếu, doanh thu khoảng 38,7 tỷ đồng, thu nhập mỗi lao động khoảng 3 triệu đồng/người/tháng.
![]() |
Chiếu thành phẩm được người dân vận chuyển mua bán. |
Từ năm 2023 trở về trước, UBND phường Tam Quan Bắc quan tâm bê tông hóa các tuyến đường giao thông làng nghề, đến nay đã cứng hóa đạt 100%. Trang thiết bị, công nghệ phục vụ sản xuất làng nghề có 316 khung dệt, trong đó có 68 khung máy, 248 khung tay. Phường Tam Quan Bắc thực hiện bảo vệ môi trường làng nghề, cải thiện cơ sở hạ tầng, duy trì phát triển làng nghề truyền thống dệt chiếu cói gắn với phát triển du lịch sinh thái.
Tin liên quan
Tin mới hơn

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị
11:13 Văn hóa - Xã hội

Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước
11:12 Tin tức

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP
14:57 OCOP